Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Muồng Một Lá

14:05 23/05/2017

Crotalaria assamica Benth.

Tên khác: Muồng lá ổi, muồng thần kinh, lục lặc lá ổi, muồng Ấn Độ.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 1 - 1,5 m. Cành hình trụ rỗng, mọc loà xoà, có lông mịn. Lá có một lá chét, hình mác, dài 6-10 cm, rộng 3- 4 cm, gốc thuôn dần thành cuống ngắn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt có nhiều lông. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành chùm dài khoảng 30 cm, có lông màu hung; hoa màu vàng, mỗi hoa mang hai lá bắc nhỏ; có lông đài 5 răng không đều, có lông; tràng có cánh cò gần hình vuông , cánh thìa có mỏ cong, các cánh bên hẹp; nhị 10 không bằng nhau; bầu nhẵn.

Quả đậu, thon dần về phía cuống, đầu có mỏ cong màu nâu; hạt nhiều, hình thận, màu đỏ nâu.

Mùa hoa: tháng 7- 9; mùa quả: tháng 10 - 12.

Muồng một lá và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Crotalaria. L là một chi lớn, gồm các loài phân bố khắp các vùng nhiệt đới, nhất là ở châu Á và châu Phi.

Ở Việt Nam chi này có 35 loài, đều là những cây mọc tự nhiên, một số loài được trồng để phủ đất, cải tạo đất và làm phân xanh.

Muồng một lá có vùng phân bố tương đối rộng, bao gồm hầu hết các vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á như Ân Độ, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Lào, Việt Nam, một số vùng ở Nam Trung Quốc, Madagasca và quần đảo Haiti.

Ở Việt Nam, muồng một lá chỉ thấy rải rác ở các vùng núi hoặc trung du, ở độ cao tới 1000 m. Cây được trồng để làm thuốc ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú thọ, Thái Nguyôn, Hà Tây, Hải Dương...

Muồng một lá là cây sống 1-2 năm; ưa sáng và ưa ẩm. Trong tự nhiên, cây thường mọc ở ven rừng, bờ nương rầy không xa nguồn nước. Cây con mọc từ hạt được thấy vào tháng 4-5; sinh trưởng nhanh trong mùa hè thu; ra hoa quả nhiều. Vào thời kỳ sinh trưởng mạnh, nếu bị cắt, các phần còn lại đều tái sinh chồi. Cây trồng được dễ dàng bằng hạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây thu hái vào mùa hè, thu. Hạt lấy ở quả chín vào mùa thu.

Thành phần hoá học

Trong muồng một lá, Cheng D.L. Tu. SB; Enti A. A. Roeder đã phát hiện có alcaloid khung pyrolizidin là monocrotalin với hàm lượng 2,9%. (CA, 106 172931C).

Cheng D, Liu Y; Chu T. T; Gui Y. xác định cấu trúc một alcaloid khung pvrolizidin mới bằng phương pháp phân tích các phổ là 9 - 0 - (7 lacton) của (2' - 3' dimethyl 4' - hydroxypentan 2' - 3' dicarboxỵl) retronecin đặt tên là assamicađin (CA, 112, 1990, 175535 m) Pelia S. S., Saradhu R. s nghiên cứu hạt của 400 loại cây thuốc Ân Độ thấy muồng một lá chứa nhiều lectin (CA, 114, 1992, 58850 r).

Tác dụng dược lý

-Tác dụng chống ung thư: Monocrotalin có phổ chống ung thư khá rộng và có chỉ số hoá trị liệu tương đối cao. Trên súc vật thí nghiệm, monocrotalin tiêm tĩnh mạch, tiêm xoang bụng hoặc tiêm bắp thịt với liều 5 - 10mg/kg ức chế saccom V.256 trên chuột cống trắng đạt 70 - 100%, ED = 8,6 - 9,8mg/kg, chỉ số hoá trị liệu là 16; thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, tiêm xoang bụng với liều 2,0 - 3,4mg/kg ngày 1 lần trong 5 ngày liền tiếp ức chế saccom S.180 đạt 59 - 70%, đối với lymphosaccom Ll, u báng Ehrlich, carcinom Lewis phổi đều có tác dụng ứ chế mạnh.

Thí nghiệm ngoài cơ thể, monocrotalin với nồng độ 100mcg/ml ức chế được tế bào ung thư gan người BEL - 7402 làm cho tế bào ung thư biến dạng, tế bào trở lại tròn đều, nhân đông đặc, bắt màu sẫm; ngoài ra, monocrotalin còn ức chế sự phát triển của tế bào KB. Tác dụng phá huỷ tế bào ung thư của monocrotalin có khả năng là do ức chể sự tổng hợp DNA dần đến ức chế sự tổng hợp protein.

- Tác dụng đối với tim mạch: Trên tiêu bản tim thỏ cô lập, monocrotalin với nồng độ 100 - 500mcg/inl có tác dạng làm tim ngừng đập tạm thời, với nồng độ cao làm tim ngừng đập hẳn. Trên thỏ, monocrotalin tiêm tĩnh mạch với liều 2 - 6mg/kg gây hạ huyết áp 15 - 50%, sau khi ngừng thuốc 10-45 phút huyết áp hối phục về mức bình thường- Những tác dụng trên của monocrotalin đều bị atropin phong bế.

- Tác dụng với cơ trơn: Với nồng độ 10 - 20mcg/ml monocrotalin tăng cường biên độ và trương lực co bóp của hồi trường cô lập chuột lang và thỏ, đồng thời tăng cường sức co bóp của tử cung chuột cống trắng và chuột lang. Những tác dụng này đều bị atropin phong bế, nhưng không có tác dụng hợp đồng với acetylcholin. Trên tiêu bản khí quản cô lập chó, monocroialin với nồng độ 50 - lOOmcg/ml gây co thắt kéo dài.

- Tác dụng đối với hệ hô hấp: Trên chó thí nghiệm, monocrotalin tiêm tĩnh mạch với liều 2- 6 mg/kg có tác dụng ức chế nhẹ biên độ và tần số hô hấp.

- Chuyển hoá của monocrotalin trong cơ thể rất phức tạp, có độ tích luỹ lớn. Ở bệnh nhân ngừng thuốc sau 20 - 90 ngày, người ta vẫn tìm thấy monocrotalin và chất chuyển hoá của thuốc trong nước tiểu.

- Độc tính: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bằng đường tiêm xoang bụng, monocrotalin có LD50 = 296 ± 51mg/ kg, thí nghiệm trên chuột cống trắng bằng tiêm bắp thịt, có LD50 = 130mg/kg. Thỏ tiêm bắp thịt monocrotalin với liều 45 - 85mg/kg súc vật chết trong vòng 15-18 ngày. Trên chó tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thịt với liều 8 : lOmg/kg, không thấy xuất hiện triệu trứng ngộ độc, nhưng nếu tăng liều đến 18 - 80mg/kg thì xuất hiện ngộ độc nghiêm trọng và gây tử vong. Biểu hiện ngộ độc chủ yếu ở gan, men GOT tăng cao, quá trình tổng hợp protein giảm, tế bào gan xuất huyết hoại tử, chức năng tạo máu bị ức chế, số lượng bạch cầu, tiểu cầu giảm, phổi xuất huyết, thận bị tổn thương. Ngộ độc có thể xảy ra sau khi ngừng thuốc một thời gian dài. Có tác giả thí nghiệm trên chuột cống trắng, dùng monocrotalin với liều 5mg/kg cách nhau 4 tháng đến 1 năm, làm xuất hiện carcinom gan, phổi và bệnh bạch cầu cấp tính.

Tính vị, công năng

Muồng một lá có vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, lợi thuỷ, hạ áp.

Công dụng

Từ kinh nghiệm của đồng bào vùng cao, Bệnh viện Y học dân tộc Vĩnh Phú đã dùng cây muồng một lá chữa đau dây thần kinh toạ với kết quả rất tốt. Dùng mỗi ngày 100 - 150g lá khô sắc với 400ml nước còn lOOml; uống làm 2 lần trong ngày. Một đợt điều trị khoảng 1-2 tuần lễ. Bệnh viện đã cải tiến thành dạng cao lỏng và điều trị thấy kết quả tốt hơn, mỗi ngày uống 50 - 60ml cao.

Để mở rộng diện điều trị, bệnh viện còn dùng muồng một lá chữa đau lưng, thấp khớp, sơ bộ cũng thấy có kết quả. Người bệnh dùng cao muồng một lá thấy giảm đau nhanh, đi lại hoạt động được, nhất là đối với chứng đau dây thần kinh toạ.

Ở Trung Quốc, cây muồng một lá chữa ho ra máu, sưng phù, cao huyết áp, đau răng, chốc lở. Để chữa loét lở miệng, dùng lá tươi giã nát, trộn với mật ong, đắp tại chỗ. Rễ tươi cây muồng một lá 30 - 40g hầm với thịt lợn nạc ăn, ngày một lần lại chữa cao huyết áp.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC