Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mướp Đắng

15:05 23/05/2017

Momordica charantia L.

Tên đồng nghĩa: Momordica anthelmintica Schum. et Thoiui.

Tên khác: Khổ qua, lương qua, cẩm lệ chi.

Tên nước ngoài: Carilla fruit, balsam apple, balsam pear, african cucumber, bitter gourd (Anh); pomme de merveille, margose amère, margosier piquant( Pháp).

Họ: Bí (Cucurbitaceae).

Mô tả

Dây leo bằng tua cuốn đơn, mảnh. Thân có cạnh. Lá mọc so le, chia 5 -7 thuỳ, mép khía răng, gốc hình tim, đầu thuỳ nhọn hoặc hơi tù, gân lá có lông ngắn.

Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài, màu vàng nhạt, hoa đơn tính cùng gốc; hoa đực có đài và ống rất ngắn, chia 5 thuỳ màu vàng nhạt, tràng 5 cánh mỏng hình bầu dục, nhị 5 rời nhau, bao phấn cong hình chữ S hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, 3 nhị lép dạng tuyến, bầu hạ hình thoi.

Quả hình thoi dài, gốc và đầu thuôn nhọn, mặt ngoài có nhiều u lồi không bằng nhau, khi chín màu vàng hồng; hạt dẹt có màng đỏ bao quanh.

Mùa hoa: tháng 2-4; mùa quả: tháng 5 -6.

Mướp đắng có 2 thứ:

- Momordica charantia L. var. charantia L., quả to.

- Momordica charantia L. var. abreviata Ser., quả nhỏ.

Mướp đắng và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Momordica L. có tổng số 45 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp các châu lục. Ở châu Á có 5 -7 loài, Việt Nam có 3 loài (M.Keraudren, 1975 và Nguyễn Hữu Hiến, 1994) đều là cây trồng, trong đó đáng chú ý có cây mướp đắng.

Có tài liệu cho rằng cây mướp đắng được trồng lần đầu tiên từ thời xa xưa ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và châu Phi. Cùng với việc buôn bán nô lệ, cây được du nhập sang châu Mỹ. Ở Ân Độ, châu Phi vẫn đang tồn tại quần thể mướp đắng mọc hoang đại và trồng trọt với 2 thứ khác nhau. Quần thể mướp đắng trồng đã trở nên rất phong phú với các giống cây đa dạng được tạo ra trong quá trình chọn giống và lai tạo (M. E. C.Reyes et al., 1993, Momordica L; in J. s. Siemonsma et al., PROSEA N°8, Vegetable, 206 - 210).

Mưóp đắng trồng ở Việt Nam hiện nay cũng bao gồm nhiều giống. Theo Phạm Văn Thanh và Nguyễn Tập, 1999, căn cứ vào hình dạng, kích thước và màu sắc của quả, tạm thời xếp chúng vào 3 nhóm giống khác nhau. Cây được trồng ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và miền núi. Ỏ một số vùng núi cao lạnh như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng (Hà Giang)... không thấy có mướp đắng. Trên thế giới, mướp đắng cũng có mặt ở hầu hết các nước nhiệt đới từ châu Phi sang châu Á và châu Mỹ. Cây có biên độ sinh thái tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng tù 20 đến 24°c hoặc cao hơn. Lượng mưa hàng năm từ dưới 2000mm đến 2400mm. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả sau 7-8 tuần gieo trồng. Hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Sau khi quả già, cây tàn lụi và kết thúc vòng đời sau 4 -5 tháng tồn tại.

Cách trồng

Mướp đắng được trồng trên mọi loại đất ở nhiều vùng quê và thành phố, nhất là đất trồng rau màu.

Mướp đắng được gieo trồng bằng hạt. Hạt lấy ở quả ra đợt đầu, để thật già, phơi khô, bảo quản trong lọ kín đến mùa xuân năm sau (tháng 2-3) đem gieo. Có thể gieo thẳng hoặc gieo ươm, sau đánh cây con đi trồng.

Nếu trồng quy mô nhỏ, chỉ cần chọn một ô đất 0. 5m2, trộn phân chuồng và gieo 4-5 hạt hoặc trồng 4 - 5 cây con. về sau tỉa bớt, để lại 2 - 3 cây khỏe nhất. Giàn leo thường làm theo kiểu giàn phẳng với diện tích khoảng 10 - 15m2, cao 1,8 -2m.

Nếu trồng trên quy mô lớn, cần cày bừa kỹ, để ải, vơ sạch cỏ, lên luống cao 30 -35cm, rộng 70 - 90cm. Trước khi trồng, bón lót cho mỗi hecta 10 - 15tấn phân chuồng, 200 - 250kg lân, 100- I50kg kali. Mỗi luống trồng hai hàng so le, cách nhau 45 - 50cm, cây nọ cách cây kia 1 - l,2m. Giàn thường cắm theo hình chữ A dọc theo luống. Hàng tháng, dùng phân đạm pha loãng (2%) để tưới thúc cho cây 1 -2 lần. Nhân dân thường dùng phân bắc ngâm thật hoai để tưới rất tốt. Cần thường xuyên tỉa bớt lá già, bấm ngọn để kích thích cây ra chồi.

Mướp đắng thường bị phá hoại bởi sâu xanh, sâu cuốn lá, bọ xít, rệp, châu châu và sâu ban miêu. Chú ý phát hiện và phòng trị kịp thời.

Mướp đắng cho quả vào mùa thu. Hái lúc quả ngừng lớn nhưng còn non, không để quá già.

Bộ phận dùng

Quả, lá và hạt. Quả thu hái khi có màu vàng lục dùng tươi. Hạt lấy ở quả chín, phơi khô. Lá và rễ thu hái quanh năm dùng tươi.

Thành phần hoá học

1. Quả mướp đắng chứa các glucosid triterpenic: charantin và hỗn hợp các chất thuộc nhóm stigmastadienol.

Chandravadana đã chiết được từ quả mướp đắng một glucosiđ triterpenoid với phần đường là glucose. Glucosid này khác với momordicosid A và B (CA, 98, 122862b).

Okabe Kikaru và cs (CA. 96.2142 42m, CA. 96 - 154303e, CA. 98 - 50419x) xác định cấu trúc của 2 glucosid đắng là momordicosid K và L; 4 glucosid không đắng là momordicosid Fl, F2, G và I.

Các glucosylsterol: từ quả mướp đắng xanh, Guevara A.D. và cộng sự đã chiết xuất được.

3 - 0 - [6 ' -0 - palmityl - p- D - glucosyl] stigma5la - 5- 25 (27) dien. và 3 - 0 - [ 6 ' -0 - stearyl- P' D ' glucosyl] stigma - 5- 25 (27) dien (Phytoche inisto " (6) 1721; CA. 111 -211941 J); CA 113, l48937h).

E Gengaihi và cộng sự đã chiết được pyninid arabinosid charin và vicin (CA. 123 - 19516 n) 

Các chất hạ đường huyết: Pugazenthi - s - Murthv (CA. 126, 287014 e) chiết được 3 chất đặt tên là kakara (Kakara ]b 400mg/kg; Kakara III 100mg/kg; Kakara III b 300mg/kg).

- Các protein: Takemoto D. J và cộng sự đã xác định được một số chất protein có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào. Một protein có trọng lượng phân tử 11.000, bền vững khi đun sôi hoặc khi xử lý với men trypsin. Một protein khác có phân tử lượng 40.000 dalton, nhạy cảm với nhiệt độ và men trypsin, nhưng không nhậy cảm với R nase và D nase.

- Các acid amin như: acid aspartic, threonin, serin, acid glutamic, prolin, alanin, glycin, valin, cystein, methionin, isoleucin, leucin, tyrosin, phenylalanin, histidin, lysin và arginin (Phytochemisty 15 (5) 717 - 22, CA. 85,17166m).

- Các lipid 0,76% (theo trọng lượng khô) trong đó lipid không phân cực 38,81% , glucolipid 35 - 80% phospholipid 16,40% (CA. 115, 181824 h).

- Các sắc tố, chủ yếu là lycopen, hàm lượng thav đối theo kích thước và độ chín của quả. Có thể làm tàng hàm lượng lycopen bằng cách xử lý với C2H2. Quả mưóp đắng xanh bắt đầu chín có lượng lycopen tàng rõ rệt khi xử lý bằng phương pháp trên (CA. 103, Ỉ77143 V).

Các vitamin B, 0,18mg, B2 0,2mg, p.p 3,72mg, E 18,7mg; ß caroten 0,56mg/100 gam quả. (CA. 121, 33664 q) .

Ngoài ra còn có cyrptoxanthin và Zeaxanthin vết của flavochrom, £ caroten, ỗ caroten, Y caroten và nibixanthin (CA. 84, 56530z).

- Các chất khoáng: Ca, Mg, Cu, Fe, Zn (Zuwai Kuri E và cộng sự : CA, 115, 181824 h)

- Binder và cộng sự đã xác định thành phần bay hơi của quả mướp đắng bằng sắc ký khối phổ thấy gồm có các alcol bậc nhất, các alđehyđ, các chất chủ yếu gồm myrtenol, cis3. hexanol, benzvlaleol, 1 peilten 3ol, trails 2 hexatial, cis sabinol... Saito Tesus và cộng sự (CA. 107, I70613X, CAI07, 170612 v) đã phân lập được từ quả mướp đắng 2 chất dẫn dụ với loài côn trùng Daccus cucurbitae là:

Hai chất này với nồng độ 2mg/ml thu hút được 42 đực, 2 cái trong 20 phút.

2. Hạt mướp đắng chứa:

- Các glucosid - p - D- glucosid của p sitosterol (Beauregard Jean- CA. 92, 124879 n)

- Các terpen glucosid:

Momordicosid A (1), Momordicosid B (2)

Momordicosid A : 3 -0- gentiobiosid

Momordicosid B : 3 -0- ß - D- xylopyranosyl (1->1) ß- D glucopyranosyl( 1-6) ß . D. glucosid của curbit 5 en ß - 22(S) 23(R) 24(R) 25 pentaol

(Okabe Hikaru, Miyahara Yumi - CA, 93, 235,146m)

Momorđicosid c (3) momordicosid D (4) và E (5).

• Momordicosid CI (3) 3 - 0 - ß ' gentiobiosid của cueurbita 5,24. dien 3ß 24, 24, 25 tetraol

Momordicosid DII (4) cucurbita 5,24. dien 3Ị3 22, 23, triol

Momordicosid E (5) 23, 24, 25, 26, 27 pentanol - 20s cucurbit 5 en - 22 ol

(Miyhara Yumi; Okabe Hikaru CA, 95, 111719x)

- Các momorcharasid A, B, C

- Các hợp chất lectin: protein

Protein là thành phần có nhiều tác dụng sinh học quan trọng nên được nhiều tác giả nghiên cứu.

Các globulin của hạt mướp đắng có phân tử lượng 218.0 (Pichi ivan, CA, 85, 17166m)

Hai chất lectin có trọng lượng phân tử là 23678 và 31.762 đều là chuỗi polypeptid đơn được đặt tên là momordin và momordica agglutinin.

Barbieri Luigi và cộng sự đã tinh chế phân lập được 1 lectin là A hemagglotinatin. 1 lectin có trọng lượng phân tử 115.000 gồm 4 đơn vị có trọng phân tử 30.500; 29000,28500, 27000 (Biochem 186 (2) 443 - 52)

Horjsiv và cộng sự đã tách 1 lectin có trọng lượng phân tử 129000 gồm các đơn vị có trọng lượng 29.000, 32.000, 36.000 liên kết với nhau bằng các cầu nối cystin (CA. 93 - 112099r).

Young HW và cộng sự đã tách và xác định hai chất protein là a và p momorcharin. Các glycoprotein này đổng nhất về mặt hóa học có trọng lượng phân tử 29.0 và 31.000.

Zeng Fuyue, Quian Ruiqing (CA. 109, 124894h) xác định chuỗi acid amin của chất ức chế trypsin gồm 52 acid amin không chứa cyitein và có trọng lượng phân tử 7443. Sau đó lại xác định 3 chất ức chế trypsin khác trong hạt mướp đắng là MCI - 1, MCI - 2 và MCI - 3 (MC - momordica charantia, I: inhibitor) với trọng lượng phân tử :

MCI - 1 là 9000 (chất ức chế hai đầu)

MGI - 2 là 7300 ( chất ức chế một đầu)

MCI - 31à 7300 ( chất ức chế một đầu).

Tất cả các MCI này đều không ức chế chymotrypsin dây nối acid amino của MCI - 1 chứa 7 cầu disulfid, MCI - 2 chứa 3 cầu dlsulfld còn MCI - 3 không có cầu disulfid

Nếu biến đổi thành phần arginin và lysin của MCI -1 bằng 1 -2 cyclohexandion và methyl maleic anhydrid thì làm yếu đi 50 -60 lần hoạt tính ức chế. Như vậy hai thành phần có tác dụng gây hoạt tính ức chế trong MCI - 1 là argenin và lysin (CA - 112, 194309 g).

Hora Sabuto, Makino Junko (CA, 110, 131118g) phân lập từ hạt mướp đắng 3 chất ức chế serin proteinase là MCT I, II (chất ức chế trypsin) MCEI -1 (chất ức chế elastase)

Le Hoang s và cộng sự (CA, 117, 55944a) đã phân lập được 1 protein gọi là MAP - 30 (momordica anti HIV protein) có trọng lượng phân tử 30 KDA.

- Các chất béo:

Chang U.K. Conkeiton Ej (CA, 124, 174120h) đã xác định hàm lượng chất béo trong hạt mướp đắng là 41 - 45%, dầu béo chứa 63 - 68% acid oleostearic, 22 - 27% acid stearic so với loại dầu hay dùng trong kỹ nghệ sơn và verni chứa 90% acid oleostearic và 2 - 3% acid stearic thì lỷ lệ acid stearic gấp 10 lần tỷ lệ này có thể làm giảm tốc độ làm khô và liên kết chéo, thuận lợi cho kỹ nghệ sơn.

Kicuchi M, Ichikawa T (CA , 117, 211199u) nghiên cứu thành phần của chất cất kéo bằng hơi nước từ dầu hạt mướp đắng dưới áp suất 250 - 300mmgHg đã thu được 7 hợp chất acid, 19 hydrocarbon no, (C12 - Cỵ>) 1 chất C6H160 (trọng lượng phân tử 152) và các chất p. cymen, L. menthol, neorlidol, pentađecaol, hexadecaol và squalen.

- Các thành phần khác: Kikuchi M, Ichikawa T (CA, 117, 211199u) đã phân tích thấy có các chất sau: 9 aldehyd( chính là pentanan, tran 2 - hexanan, 1-2 heptenan, 4 acid (chính là valeric) 2 butylfuran, 4 ester (chính là amyl format và amyl valerat) 2 hexanon.

3. Lá và thân mướp đắng: Yasuda Mayyumi, Iwamoto Masayo (CA. 101 - 107352x) đã phân lập và xác định cấu trúc 3 chất momordicin trong lá là :

Momordicin I: 3p 7a 23s trihydroxycucurbita 5,24,9 al

Momordicin II: 230p glucosidic của momordicin I

Momordicin III: 230p glucopyranosid của 3p, 7cc, 23 p trihydroxy 24 0X0 cucurbita 5,25 dien 19 al

Lá còn chứa 3 chất cucurbitan triterpenoid mới do Fatope Majekodunnio; Takeda Yoshio (CA, 114, 118498m) (I, II, III) phát hiện.

Từ lá non mướp đắng, Garcia Loundes; Capal Feresia (CA, 107, 83741u) đã tách được các sterol và một protein gọi là Chitinase có trọng lượng phân tử là 35KDa được PeiYan; Zang Zengseng phân lập (CA. 120, 48620a).

Trong thân mướp đắng, Yasuda Mayumi; Jwamoto Masayo (CA. 101, 107352x) phân lập và xác định được 3 chất là momordicin I, II, III và Nunziatina Detomasi, Francesco Desimone tách được chất Calceolariosid E là một phenylpropanoid glucosid.

Tác dụng dược lý

Dịch ép quả mướp đắng làm giảm glucose máu ở chuột cống trắng bình thường được cho uống glucose 45 phút trước khi cho uống mướp đắng. Với bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin gây thực nghiệm ở chuột cống trắng, dịch ép quả không có tác dụng đáng kể trên đường máu lúc đói hoặc sau bữa ăn. Ở chuột cống trắng gây đái tháo đường không phụ thuộc insulin, cao methanol đã loại bỏ saponin của dich ép gây hạ đường máu đáng kể ở cả hai trạng thái. Ở chuột nhắt trắng bình thường, cao nước mướp đắng gây hạ đường máu cả khi cho uống và tiêm phúc mạc glucose, và không ảnh hưởng đến đáp ứng về insulin. Cao nước và chất cặn còn lại sau khi đã chiết với clorofobrm kiềm đã làm giảm mức tăng đường máu ở chuột nhắt trắng đái tháo đường sau môt giờ. Như vậy, cao mướp đắng cho uống làm giảm đường máu không phụ thuộc vào sự hấp thụ glucose qua ruột và có liên quan vói một tác dụng ngoài tụy.

Cao cồn mướp đắng cho chuột cống trắng uống 500mg/kg làm giảm mức glucose 10 -16 và 6% sau 1 và 2 giờ, tương ứng, ở chuột bình thường, và 26% sau 3,5 giờ ở chuột gây đái tháo đường với streptozotocin. Cao làm tăng tốc độ tổng hợp glycogen từ 14c - glucose trong gan chuột ăn chế độ bình thường gấp 4 - 5 lần, gợi ý rằng cao mướp đắng có tác dụng một phần do làm tăng sử dụng glucose ở gan. Ở chuột nhắt trắng bình thường, tiêm phúc mạc cao nước làm tăng dung nạp glucose sau 8 giờ, và ở chuột gây đái tháo đường với streptozotocin, mức tăng đường máu giảm 50% sau 5 giờ. Cao mướp đắng không làm thay đổi có ý nghĩa nồng độ insulin trong huyết tương. Cao nước mướp đắng cho uống (0,5g/kg) làm giảm mức đường máu khi đói của chuột nhắt trắng gây tăng đường máu và của chuột có đường máu bình thường.

Dịch ép mướp đắng gây tăng sự hấp thụ glucose vào các mô in vitro mà không có sự tăng đồng thời hô hấp của mô. Cho chuột cống trắng uống dịch này trước khi uống glucose làm tăng lượng chứa glycogen trong gan và cơ và không làm tăng lượng chứa triglycerid trong mô mỡ. Cao nước quả mướp đắng, khi cho chuột cống trắng đã được gây tăng đường máu với aloxan (120mg aloxan/kg tiêm dưới da) uống hàng ngày trong hai tháng làm chậm có ý nghĩa sự xuất hiện bệnh võng mạc. Ở chuột không được điêu trị, sự mờ đục thể thủy tinh xuất hiện sớm hơn nhiều so với nhóm được điều trị. Dịch ép quả mướp đắng có tác dụng thu nhặt loại bỏ những gốc superoxyd và hydroxyl. Vì những gốc chứa oxy này có liên quan đến bệnh đái tháo đường, tác dụng chống đái tháo đường của mướp đắng có thể một phần do cơ chế này. Một số nghiên cứu cho thấy hạt mướp đắng cũng có những hoạt chất gây hạ đường máu.

Dịch ép quả mưốp đắng có tác dụng làm tăng đáng kể sự dung nạp glucose ở 73% số bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin được điều trị, 27% số bệnh nhân không đáp ứng. Khi cho bệnh nhân ăn mướp đắng rán, tác dụng trên khả năng dung nạp glucose yếu hơn. Tác dụng hạ đường máu có tính chất tích lũy và tăng dần ở bệnh nhân đái tháo đường dùng cao nước mướp đắng vào cuối cuộc thử nghiệm 3 tuần.

Hạt và vỏ quả mướp đắng chứa một chất nhựa, một saponin glycosid, và những alcaloid gây nôn và tiêu chảy. Nhiều protein có họat tính dược lý được phân lập từ mướp đắng. Các protein a.- momorcharin và p - momorcharin từ hạt của mướp đắng có tác dụng độc hại gan trên tế bào gan chuột cô lập. Đã thu được nhiều kháng độc tố bằng cách gắn protein momordin 1 gây bất hoạt ribosom tip 1 vào kháng thể đặc hiêu của nhiều dòng tế bào, ví dụ kháng thể của carcinoma bàng quang, kháng thể của những đơn dòng vô tính tế bào CD5 và CD22. Sự điều trị với kháng độc tố gây ức chế có ý nghĩa sự phát triển của khối u in vitro ví dụ những dòng tế bào CD5 hoặc CD22. Điều trị một mình hoặc kết hợp với một thuốc kìm tế bào chung có tác dụng ức chế sự phát triển khối u in vivo, ví dụ ở chuôt nhắt trắng được cấy tế bào CD22.

Một cao thô từ mướp đắng có hoạt tính chống ung thư có ý nghĩa đối với nhiều loại tế bào ung thư ở chuột nhắt trắng với liều tối ưu 8^g protein tiêm phúc mạc cứ hai tuần một lần. Tác dụng làm tăng chức nãng miễn dịch có thể góp phần vào hoạt tính chống u của cao mướp đắng. Dịch ép quả mướp đắng làm giảm đáng kể tỷ lệ ung thư da ở chuột nhắt trắng gây bởi đũnethylbenz(a) anthracen và được làm tăng thêm bởi dầu ba đậu. Cao từ vỏ, thịt quả, hạt và toàn quả mướp đắng có hoạt tính chống ung thư rõ rệt đối với sự sinh u nhú da chuột nhắt khi dùng tại chỗ.

MAP 30, một protein kháng siêu vi khuẩn từ mướp đắng, có thể điều hòa sự sao chép của siêu vi khuẩn ecpet phối hợp với dexamethason và indomethacin, là những thuốc ức chế sự tổng hợp prostaglandin. MAP 30 cũng có thể ức chế nhiễm siêu vi khuẩn HIV - 1 ở tế bào lympho T và bạch cầu đơn nhân to, và sự sao chép của siêu vi khuẩn ở tế bào bị nhiễm. Nó không độc với tế bào bình thường không bị nhiễm.

Những nồng độ không gây độc hại tế bào của 2 protein gây sẩy thai a và ß - momorcharin từ hạt mướp đắng có khả năng ức chế một cách đáng kể đáp ứng tạo phân bào của tế bào đơn nhân lách của chuột nhắt trắng đối với concanavalin A, lipopolysacharid và phytohaemaglutinin một cách phụ thuộc vào liều. Những protein này cũng có tác dụng chặn sự tăng sinh mô bạch huyết và sự gây in vitro một đáp ứng nguyên phát và độc hại tế bào của tế bào Iympho. Trái lại, hoạt tính tiêu tế bào của những tế bào lympho có tính độc hại tế bào và những tế bào giết tự nhiên không bị ảnh hưởng khi chịu tác động in vitro của momorcharin. Mặt khác đã nhận xét thấy sự tăng rõ ràng hoạt động chức năng của đại thực bào, như hoạt tính kìm tế bào và thực bào trong điều kiện tương tự.

Một liều tiêm cỡ microgam momorcharin cho chuột nhắt trắng có tác dụng ức chế đáp ứng tăng mẫn cảm kiểu chậm và sự tạo kháng thể thể dịch đối với hồng cầu. Tương tự như vậy, sự di cư của đại thực bao in vivo gây bởi thioglycolage cũng bị chặn. Đặc biệt sự hoạt hóa in vivo của những tế bào giết tự nhiên không bị ảnh hưởng đáng kể. Những dữ liệu này gợi ý rằng tác dụng chặn miễn dịch mạnh của

Trong quả mướp đắng, có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học có tác dụng hạ đường máu và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường. Những thành phần này gồm một hỗn hợp những glycosid steroid gọi là charantin, những peptid tác dụng kiểu insulin, và những alcaloid. Charantin là hỗn hợp của beta - sitosterol - beta - D - glucosid và 5,25 stigmadien - 3 - beta - ol - glycosid. Chế phẩm cao mướp đắng dùng làm thuốc nên được tiêu chuẩn hóa về chất đắng toàn phần và charantin.

Chitinase chiết xuất từ mướp đắng có tác dụng kìm vi khuẩn mạnh. Phấn hoa từ mướp đắng ức chế sự nảy mầm của bào tử một số nấm gây bệnh.Cao lá mướp đắng chiết với cồn 95° có tác dụng kháng khuẩn trên Shigella dyseníeriae, Escherichia coỉi và Salmonella paratyphi. Cao hạt mướp đắng có tác dụng diệt giun tròn.

Tính vị, công năng

Quả và lá mướp đắng có vị đắng, tính lạnh. Hạt có vị đắng hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, bổ thận, giải phiền khát, lợi tiểu.

Công dụng

Quả mướp đắng được dùng làm thuốc mát, chữa ho, sốt, đái nhắt, đái buốt, bệnh phù thũng do gan nhiệt. Ngày dùng 1 -2 quả còn xanh bỏ hạt, nấu ăn. Quả nấu tắm cho trẻ trừ rôm sảy.

Lá mướp đắng khô 12g, tán bột hoà với nước hay rượu uống kết hợp lấy lá tươi giã nát đắp ngoài, chữa nhọt độc sưng tấy, các vết thương nhiễm độc.

Lá tươi 4 -8 g nhai nuốt nước, bã đắp chữa rắn cắn.

Hoa mướp đắng phơi khô tán nhỏ uống chữa đau dạ dày. ở một số nước Đông Nam Á, nhân dân dùng nước sắc rễ, thân, lá và quả mướp đắng làm thuốc hạ sốt. Phần lớn các bộ phận của cây được dùng để nhuận tràng. Dịch ép các phần khác nhau của cây được dùng ngoài chữa bệnh về da, áp xe và bỏng. Dịch ép lá được dùng làm thuốc súc miệng tri bệnh spru, bệnh vàng da và bệnh phụ khoa, Hoa là một thành phần trong bài thuốc trị hen. Ở Malaysia, nhân dân dùng nước sắc lá để gây sẩy thai. Ở Indonesia, mướp đắng được dùng để ăn ngon cơm, lọc máu, nhuận tràng nhẹ, có ích trong điều trị bệnh gan, chứng da tiết mật, và tẩy giun kim. Cho trẻ sơ sinh uống một ít dịch ép lá mướp đắng để làm sạch dạ dày và ruột. Quả được coi là bổ, làm dễ tiêu, gây trung tiện, làm mát và được dùng điều trị viêm thấp khớp, gút, ngứa, viêm da, bệnh gan và lách. Ở Philippin, quả mướp đắng dưới dạng nước sắc hay viên chữa đái tháo đường không phụ thuộc insulin nhẹ.

Ở Ân Độ, nhân dân dùng quả, lá và rễ mướp đắng làm thuốc trị đái tháo đường, nhưng liều lớn của lá và rễ lại có độc. Nước ép của lá là thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh về đường mật, và trị giun. Để điều trị sưng do bị rắn độc cắn, nhân dân địa phương rạch một đường sâu bằng dao ở chỗ bị rắn cắn để loại bỏ máu đông, rồi đắp một bột nhão chứa hỗn hợp các lá cây mướp đắng, me, và Cissus quadrangularis.

Ở Puerto Rico, mướp đắng cũng được dùng trong y học dân gian để điều trị đái tháo đường. Ở Haiti, nhân dân dùng mướp đắng điều tri các chứng bệnh: sốt (uống nước sắc bộ phận trên mặt đất hoặc dịch ép toàn bộ cây), bệnh da (dịch ngâm toàn cây để tắm và xoa bóp), ăn không ngon miệng (uống dịch ép, nước hãm hoặc nước sắc toàn cây), rối loạn chức năng gan (uống nước hãm hoặc nước sắc toàn cây) và thiếu máu (uống dịch ép hoặc nước sắc toàn cây).

Bài thuốc có mướp đắng

1. Chữa đái tháo đường không phụ thuộc insulin:

Quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi khô tán bột. Mỗi ngày uống 12 - 20g, chia làm 2-3 lần, uống sau bữa ăn với nước.

2. Chữa chốc đầu trẻ em:

Dùng lá đào nấu nước gội, rồi giã nát quả và hạt mướp đắng bôi.

3. Chữa mệt mỏi, háo khát, hâm hấp sốt:

Lá mướp đắng non, lá khởi tử, hay lá hoa thiên lý nấu canh ăn.

4. Chữa thấp khớp:

Dây lá mướp đắng, dây đau xương (sao rượu), cây xấu hổ (sao), rễ nhàu, cỏ xước, vòi voi (sao), cối xay, mỗi vị 8g, rễ ngũ trảo 5g, quế chi 4g, gừng sống 3g, dây thần thông 2 g.

Sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC