Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mướp Sát

14:05 23/05/2017

Mướp Sát có tên đồng nghĩa: Cerbera odollam Gaertn.

Tên khác: Hải qua tử.

Tên nước ngoài: Odollam tree, pink - eyed cerbera, dogbane (Anh).

Họ: Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Cây nhỡ hay cây to, cao 5 - l0m hoặc hơn. Thân có vỏ dày, xù xì. Lá mọc so le, nhưng thường tập trung ở đầu cành, hình mác hoặc bầu dục thuôn, dài 10 - 15cm, rộng 2 - 4cm, gốc và đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim phân nhiều nhánh; hoa màu trắng, thơm, quanh họng màu hồng; đài 5 răng có ống hình chuông ngắn; tràng 5 cánh, có ống dài, mặt trong có lông; nhị 5, thọt; bầu 2 ô chứa hai noãn riêng biệt.

Quả hạch, hình trứng hay hình cầu, khi chín màu vàng hồng, chứa hai hạt. Mùa hoa: tháng 4 - 6; mùa quả: tháng 7-9.

Mướp sát và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Cerbera L. có khoảng 10 loài, là cây gỗ hay cây bụi, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, Australia, và các đảo ở Thái Bình Dương. Loài mướp sát chì có mặt ở vùng ven biển các nước nhiệt đới châu Á, từ Malaysia đến Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc gồm cả đảo Hải Nam va Đài Loan.

Ở Việt Nam, mướp sát phân bố dọc bờ biển suốt từ nam ra bắc và ở tất cả các đảo lớn. Song cây mọc tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An trở vào. Đó là thành phần cây gỗ quan trọng trong quá trình phát triển tự nhiên của quần hệ thực vật ven biển. Mướp sát là cây ưa sáng, chịu được hạn và độ mặn của nước biển. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Quả chín rụng vào đầu mùa mưa, phần vỏ quả ngoài bị nát, hạt dễ dàng nảy mầm và lạo thành các cây con, ngay trong mùa mưa của năm. Xung quanh gốc cây mẹ, có thể thấy nhiều cây con ở các lứa tuổi khác nhau. Quả mướp sát khi già rơi xuống nước biển, trôi dạt vào bờ, bị mắc lại vẫn có khả năng nảy mầm. Nguồn mướp sát ở các tinh ven biển phía nam và các đảo lớn ở Việt Nam khá phong phú. Cây dường như không bị chặt phá, bởi gỗ của nó chỉ dùng để làm củi.

Bộ phận dùng

Hạt thu hái khi quả chín.

Tác dụng dược lý

Hạt: rất độc do có một số heterosid, trong đó chủ yếu là cerberin, liều vừa có tác dụng trợ tim, làm tim tăng co bóp, nhưng rất dễ gây độc; liều cao gây chết.

Dầu hạt: không độc nhưng vì có glycosid tim trong đó mà trở nên độc; không dùng uống.

Nhựa mủ cùa cây: gây nôn và có tác dụng tẩy mạnh.

Vỏ thân và lá: dịch ép vỏ thân và lá cũng gây nôn và có tác dụng tẩy.

Lá: loại lá bánh tẻ, phơi khô, xay thành bột, chiết bằng cồn 70°, rồi cô thành cao lỏng 1: 1 (1ml tương dương với lg bột lá), được thử các tác dụng sau:

1. Độc tính cấp: Tiêm vào màng bụng chuột nhắt trắng, đã xác định được liều chết trung bình LD50 = 20,8ml/kg; liều tối thiểu gây chết 100% là LD100 = 31ml/kg.

2. Tác dụng trên tim và độc tim: Thử trên chó gây mê bằng cloralose, tiêm tĩnh mạch với liều từ 0,lml đến lml/kg.. Từ 0,1 - 0,3ml/kg: chưa thấy có biểu hiện trên tim. Liều 0,4ml/kg: nhịp tim chậm, khoẳng PR kéo dài, huyết áp tăng ít, nhưng hiệu áp tăng nhiều (huyết áp tâm trương giảm) và kéo dài chừng 30 phút. Sau đó huyết áp giảm. Nhịp thở tăng, sau đó giảm. Liều 0,5ml/kg: nhịp tim chậm, hiệu áp tăng, nhịp thở giảm. Sau 15 phút, nhịp tim tăng ít, sóng T ngược, đảo và ngoại tâm thu thất. Chó không bị chết. Liều 1ml/kg: chi sau 5 giây, nhịp tim giảm quá đột ngột, blốc nhĩ thất. Sau đó, huyết áp xuống bằng không, chó chết sau 9 phút.

3. Tác dụng trên tim chó in situ: Gây mê chó bằng cloralose. Mở lồng ngực chó, cho hô hấp nhân tạo. Ghi sức co của tim chó qua trụ ghi, tiêm tĩnh mạch liều 0,2ml/kg, không thấy có tác dụng trên tim. Nhưng nếu làm suy tim bằng nembutal thì liêu 0,2ml/kg này làm tăng biên độ co bóp rất rõ rệt.

4. Tác dụng trên cơ trơn ruột cô lập: Dùng liều 2,5u/ml dung dịch nuôi làm tăng co bóp ruột.

5. Tác dụng trên vận động tự nhiên: Dùng phương pháp lồng treo và ghi hoạt động trên trụ quay thấy cao lỏng lá mướp sát làm giảm hoạt động, liều càng cao hoạt động càng giảm. Có lẽ do thuốc gây độc trên tim. Cerberia và cerberosid có tác dụng trợ tim gần giống digitoxin, vì tất cả đều có genin là digitoxigenin hoặc cerberigenin.

Tính vị, công năng

Toàn cây mướp sát có glycosid rất độc đối với tim, đặc biệt là hạt. vỏ thân, cành, lá, quả, nhựa mủ đều độc, gây nôn và có tác dụng xổ mạnh.

Công dụng

Hạt mướp sát được dùng để duốc cá. Dầu hạt cũng có độc, trước đây được dùng để thắp đèn. Có thể dùng dầu hạt bôi để chữa ngứa, 10 loét ngoài da, các vết côn trùng cắn, vết thương và trừ chấy. Cerberin và cerberosid có tác dụng trợ tim như digitoxin, nhưng rất độc, cần thận trọng. Ngoài ra, còn một số glycosid khác với hàm lượng ít hơn, cũng có tác dụng trợ tim nhưng yếu hơn.

Chú ý: Cây có độc, phải rất thận trọng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC