Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mướp

10:08 03/08/2017

Luffa cylindrica (L. ) M. J. Roem.

Tên đồng nghĩa: Luffa aegyptiaca Mill.

Tên khác: Mướp ta, mướp hương, ty qua, mác hom (Tày), co buôn hom (Thái).

Tên nước ngoài: Vegetable sponge, sponge courge, dishcloth gourd, cucumber - shaped gourd (Anh); éponge végétale, pétele, courge-torchon, melon - torchon, paponge (Pháp).

Họ: Bí (Cucurbitaceae).

Mô tả

Dây leo bằng tua cuốn. Thân nhẵn, có cạnh và dọc. Lá mọc so le, chia 5 thuỳ, dài 15 - 25cm, gốc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng, gân lá chân vịt, nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 10 - 12cm; tua cuốn dài, mập, thường chẻ 3.

Hoa màu vàng, đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá; hoa đực tụ họp thành chùm nhiều hoa, đài có ống ngắn hình chuông, hơi có lông, 5 phiến nhọn, tràng 5 cánh rời, dầu tròn, nhị 5, trong đó có 4 cái dính từng đôi; hoa cái mọc đơn độc.

Quả hình trụ, đài, thẳng hoặc hơi cong, có khía dọc, khi già vỏ quả giữa hoá xơ; hạt dẹt, có cánh, màu đen nhạt.

Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Mướp và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Luffa Mill. có 7 loài, trong đó 4 loài có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới cổ và 3 loài ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Trong số bốn loài của vùng nhiệt đới cổ, 2 loài mướp được trồng phổ biến, mặc dù đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nơi phát sinh đầu tiên của chúng. Đôi khi ngưòi ta còn thấy mướp mọc trong quần thể hoang dại cùng với cây trồng. Trong phân loại học, người ta chia quần thể mướp thành 2 nhóm tương đương với 2 thứ:

- Nhóm L. aegyptica P. Miller var. agyptiaca, gồm nhiều giống được trồng rộng rãi với quả to, có hương vị ngon dùng làm rau ăn

- Nhóm L. aegyptica P. Miller var. leiscarpa có các dạng mọc hoang dại với quả nhỏ hơn và cũng ăn được.

Mướp là loại rau ăn quen thuộc , được trồng ở khắp các nước thuộc vùng Nam Á, Đông Nam Á và cả ở Đông - Bắc Á, như Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ưa khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cây trồng ở vùng nhiệt đới cổ tỏ ra thích nghi với mùa khô và mức độ đậu quả cũng cao hơn. Trong khi đó, ở các vùng khí hậu ôn đới ấm tại Trung Quốc và Nhật Bản, cây chỉ sinh trưởng được vào thời kỳ có nhiệt độ cao và mưa nhiều (G. J. Jansen et al, 1994, Luffa Mill; in J. S. Siemonsma et al, PROSE NO 8, Vegetables 194 - 197). Mướp là cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Côn trùng và gió là hai tác nhân truyền phấn và thụ phấn của cây. Sau khi quả già, cây tự tàn lụi, kết thúc vòng đời trong khoảng thời gian 4 - 4,5 tháng.

Cách trồng

Mướp được trồng khắp nơi, phổ biến ở vườn hoặc trên cánh đồng, đôi khi ở bờ ao và làm giàn nhô ra mép ao, vừa dễ thoát nước vừa đủ ẩm, mát thường xuyên cho cây sinh trưởng và phát triển.

Mướp được nhân giống bằng hạt. Chọn quả của lứa đầu tiên, để thật già, hoá xơ trên giàn rồi hái về phơi thật khô; ở nông thôn người ta thường có tập quán treo mướp giống lên giàn bếp. Cũng có thể tách lấy hạt, phơi khô, bảo quản trong lọ kín, đến mùa xuân đem ra gieo. Có thể gieo thẳng hoặc gieo ươm rồi đánh cây con đi trồng. Hạt mướp nảy mầm sau 5-7 ngày.

Trồng mướp trước hết phải làm giàn. Thường làm loại giàn phẳng, cao 1,8 - 2m để dễ thu hái, mỗi giàn có diện tích 15 - 20m2. Chọn chỗ đất tốt khoảng 0,5m2, đào hố, trộn phân lấp gần đầy hố rồi gieo hạt hoặc trồng cây con. Gieo 5-7 hạt hoặc trồng 5-7 cây con, về sau tỉa bớt, chỉ để lại 3 cây khoẻ nhất. Cần giữ cho gốc mưóp luôn sạch cỏ, đủ ẩm nhưng không để úng. Cứ 15 - 20 ngày, dùng nước phân chuồng, nước giải, đạm pha loãng bón thúc cho cày. Cần chú ý vun cao gốc để không bị đọng nước. Nếu có bùn ao đắp lên gốc càng tốt. Khi cây đã leo lên giàn, chú ý ngắt bớt lá để cây có nhiều chồi nhánh. Nếu cành lá quá dày thì tỉa bớt. Không bấm ngọn mà bắt ngọn leo cho đều khắp giàn.

Mướp hay bị sâu xanh ăn lá, đặc biệt là bọ xít. Có thể dùng Basudin, Bi 58 hoặc Dipterex để diệt trừ. Cần tuân thủ quy chế an toàn khi dùng thuốc.

Mướp cho quả suốt mùa hè sang đến mùa thu. Đôi khi mùa đông vẫn ra quả. Quả cần thu lúc còn non, ruột chưa hoá xơ. 

Bộ phận dùng

Quả tươi, lá, thân, dây, rễ, hạt và xơ mướp.

Thường dùng quả non hay bánh tẻ. Nếu quả già tí thì loại bỏ vỏ ngoài và hạt, chỉ dùng xơ.

Thành phần hoá học

Quả, lá và cành mướp có chứa các sapoflin triterpen có tên chung là lucyosid, gồm các lucyos A, B, C, D, E ,F, G, H, I, J, K, L, M( v. Tang, G- Eiseubrand, Chinese Drugs of Plant origin - vol 3 - p 627.32).

Phần genin là acid oleanolic, hederagenin, 31 p hyđroxy hederagenin, acid arjunolic, acid maslinic, gypsogenin, 2a hydroxy gypsogenin và 21 p hydroxy gypsogenin.

Ngoài ra, trong lá còn có lucynosid 0 đã được phân lập và xác định cấu trúc là acid 3-0-P'D - galacto pyranosyl maslinic (Liang L; Lu L.E; Cai Y.c, CA 123, 1995,558 lh); 21 hydroxy oleanolic acid; 3 - 0 - p - D glucopyranosyl maslinic acid; 3 - 0 - p - D glucopyranosyl 2 - a - hydroxy gypsogenin (Liang, Long, Lu Ling en; Cai. y.c CA, 121, 1994, 175208t; Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Bình CA. 121, 1994, 4251lq).

Lucyin A (21- hydroxy gupsogenin - 3- 0- B -D glucopyranosyl arjunolic acid; lucynosid N (3 - 0 - p* glucopyranosyl - 21- p hydroxy hederagenin (CA - 120, 1994, 101999J).

- Lucynosid Q - 21(3 - hydroxy oleanolic acid, 28 - 0 - p - D glucopyranosid cùng với apigenin cùng được chiết từ lá (Liang, Long, Liu chang - CA, 125, 1996, 308783h). .

Một hỗn hợp hai saponin triterpen khác cũng đã được các tác giả trên phân lập và xác định cấu trúc là 30 - p - D - glucopyranosyl machirinic acid (lucyosid P) và 3 -0 - p -L- glucopyranosyl heđeragenin (CA, 1992,1995, 1831911).

Khan. M.S.V; Bhatia; Sanggeeta... đã phân lập được từ lá mướp acid machirinic lacton và dẫn xuất acetat của nó cùng với apigenin. Đây là một triterpen lacton được tìm thấy lần đầu tiên trong họ bầu bí (CA- 117,1992,66635b).

Bên cạnh các lucynosid, Kawashima, Ichiro, Pukushima Michio còn chiết xuất được các gingsenosid (CA- 110, 189, 237124w).

Hạt mướp chứa các protein có hoạt tính sinh học cao như a và p luffein có trọng lượng phần tử 28000 Va 29000. Các protein này có hoạt tính ức chế hoạt hóa ribosom (ribosom inactivating protein) với liều tác dụng ID5010ng/L và 50ng/L

(Guo Feng, Lui. Duohua CA- 124, 1996, 141004v)

Ng TB. Wong, Ricky NS, Yeung H CA, 117, 1992, lQ8235d)

Kimura, Yoshinobu (CA, 115, 1991, 44547Í), akeyma, Tosuomitsu; Hừaoka, Machiko đã chứng hạt mướp chứa các chất ức chế trypsin typ I, II VàIII,(CA, 116, 1992, 101592p).

Ngoài ra, trong hạt mướp còn chứa nhiều polypeptid chuỗi acid amin của 6,5 KARP (6,5 arginin/glutamal rich polypeptid) gồm 47 đơn vị polypeptid chứa hai cầu nối disulfid và có trọng lượng phân tử khoảng 5695 D. (Kimura, Makoto; Park Sungsoo CA- 127, 1997,158108s)

Dầu hạt mưóp có khoảng 35,5% các acid chủ yếu là palmitic, stearic, oleic, linoleic, trong đó acid linoleic chiếm 50- 70% . (Oderinde R, Tairu 0, OwofalaF; CA, 115, 1991, 27937r).

Nghiên cứu các thành phần bay hơi có trong các bộ phận của cây mướp bằng sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ, người ta đã phát hiện được khoảng hơn 150 thành phần, 37 chất đã được xác định tên, gồm các hydrocarbon thông thường, các acid hữu cơ, các hydrocarbon chủ yếu trong lá, cành, dịch quả là nCỵ nC27 nCj, và nC^; nC17, nC18, nC19 chủ yếu có trong hạt.

Trong số 50 hợp chất acid hữu cơ, acid malọnic có tỷ lệ cao nhất ở lá, cành và hoa.

(Chang Ki Woon, Moon. Chang Sick, CA, 117, 1992, 23296g).

Rễ mướp còn chứa nhiều vitamin B và c muối khoáng (nitrat kali), các men ribonuclease (CA -118, 1993, 228936a) và acid bryonilic (300g rễ có 67,7mg- dược dùng trong công thức thuốc đánh răng để chống viêm). (CA -122, 1995, 196722k. Tabata Mamoru, Tanaka Shigeo, CA -113, 1990, 218241c).

Hoa mướp cái có p sitosterol, apigenin, và acid oleanolic. Trong dịch thuỷ phân hoa mướp cái, ta thấy glucose, arabinose và 1 sapogenin.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng giảm ho, lợi đờm, bình suyễn: Nước sắc, dạng chiết bằng menthanol từ thân và lá mướp có tác dụng giảm ho thực nghiệm do ammoniac gây nên trên chuột nhắt trắng. Trên chuột nhắt trắng dạng chiết bằng methanol từ thân và lá, dùng bằng đường uống có tác dụng tăng cường sự phân tiết dịch đường hô hấp với nghiệm pháp dùng phenolsulfonphthalein. Nước sắc thân dây mướp thí nghiệm trên chuột lang bằng đường uống với liều 10g/kg có tác dụng yếu trong phòng ngừa hen suyễn do histamin gây nên.

2. Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus: Nước sắc và dạng chiết bằng ethanol từ thân dây mướp có tác dụng ức chế Bacillus influenzae, Streptococcus ở mức độ trung bình nhưng tương đối mạnh đối với Pneumococcus. Dạng chiết từ thân dây mướp đối vối chuột nhắt trắng được gây nhiễm virus viêm não B có tác dụng bảo vệ chuột khỏi tử vong. Nếu dùng thuốc sau khi gây nhiễm thì tác dụng lại giảm.

3. Các tác dụng khác: Dịch chiết nước của Lá mướp, toàn cây mướp có tác dụng làm giảm sức co bóp của hồi trường chuột lang cô lập do acetylcholin gây nên, đối với co bóp do histamin gây nên cũng có tác dụng tương tự nhưng yếu hơn. Dịch chiết bằng nước nóng của lá mưóp thí nghiệm trên chuột nhắt làm hạ nồng độ LPO trong huyết thanh và cơ tim

4. Độc tính: Nước sắc thân dây mướp trên chuột cống trắng dùng bằng đường uống với liều lOg/kg/ngày, dùng liên tục trong 14 ngày không có ảnh hưởng đối với thể trọng, thân nhiệt, điện tâm đồ và công năng gan thận.

Tính vị, công năng

Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hoá đàm, lương huyết, giải độc.

Lá mướp có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khái, chỉ huyết.

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt, hoá đàm, lợi thuỷ, tiêu thũng.

Thân dây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, hoá đàm, chi khái.

Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc

Công dụng

Quả mưóp non được dùng nấu canh hoặc xào ăn hàng ngày. Quả mướp nấu với chân giò lợn làm tăng tiết sữa cho phụ nữ sau khi đẻ và làm máu lưu thông. Chất nhầy trong quả mướp có tác dụng giúp nhuận tràng. Ở Trung Quốc, quả mướp sao tồn tính, nghiền thành bột, trộn với hồ làm thành viên, uống với rượu ngày hai lần mỗi lần 9g, chữa ho lâu ngày không khỏi. Ở Campuchia, mướp là thuốc lợi tiểu được dùng như sau: chọn một quả mướp to, cắt bỏ ngang phía trên, nhồi vào ruột quả mướp 37,7g nitrat kali đậy nắp lại. Cho vào lò đun nóng, giữ quả thẳng đứng. Sau khi nitrat kali đã tan, quả mướp chín nhũn, lấy ra nghiền nát lọc qua vải rồi uống trong 5-6 ngày.

Lá mướp nấu uống chữa ho, hen kéo dài, với liều 10 - 15g; giã nhỏ với ít muối, thêm nước gạn uống chữa viêm họng. Lá mướp sắc với cây cứt lợn, uống chữa phù thũng. Dùng ngoài, lá tuơi giã nát, ép lấy nước bôi chữa chốc lở đầu, mẩn ngứa do giời leo. Lá vò nát còn chữa bệnh zôna.

Ở Trung Quốc, lá mướp được dùng chữa say nắng sốt cao trong bài thuốc sau: lá mướp tươi 60g, thăng ma 3g, hoạt thạch 30g, sắc uống nước như trà.

Xơ mưóp đốt tồn tính, nghiền thành bột, uống mỗi ngày 4 -8g, chia làm 2 lần, chữa trị ra máu, rong huyết, rong kinh, kiết lỵ, tiêu chảy ra máu. Nếu trộn với tiết chim bồ câu trắng làm thành bánh phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 8 g với rượu vào lúc.đói lại chữa bế kinh (Nam dược thần hiệu)

Xơ mưóp 20g (băm nhỏ sao) phối hợp với hạt đay quả dài 12g, (giã dập sao) sắc với 200ml nước còn 50ml, uống lúc nóng chữa hen. Để thúc sởi chóng mọc, giảm các biến chứng do sởi, lấy xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12 g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g, thái nhỏ sao vàng, sắc nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Thân dây mướp: lấy phần gốc từ mặt đất trở lên độ lm, đốt tồn tính, tán nhỏ thành bột, mỗi lần uống lOg với rượu, chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi có mùi hôi. Bài thuốc chữa đau lưng hông do thấp nhiệt được dùng ở Trung Quốc gồm: thân dây mướp 30g, xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá lOg, sắc nước uống ngày một thang.

Rễ mướp chữa đau nửa đầu, viêm mũi, viêm xoang, viêm tuyến vú,ho đau lưng, tràng phong, với liêu dùng hàng ngày 15 - 30g, dưới dạng thuốc sắc.

Có thể bạn quan tâm:

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC