Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Na Rừng

14:05 23/05/2017

Na Rừng có tên đồng nghĩa: Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib

Tên khác: Dây chua cùm, nắm cơm, đại toản, pằn mạ (Tày), na leo, dây răng ngựa.

Họ: Ngũ vị (Schisandraceae).

Mô tả

Dây leo. Thân cứng, hóa gỗ, màu nâu đen. Cành nhẵn. Lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 10 - 12cm, rộng 4-5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có nhiều chấm trắng nhỏ. Hoa khác gốc, mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc dễ rụng; bao hoa gồm những phiến mập hình trứng , xếp thành 2-3 vòng; càng vào trong, phiến càng lớn hơn, màu trắng thơm, điểm vàng nâu ở đầu phiến; hoa đực có nhiều nhị mọc trên một cán ngắn; hoa cái có các lá noãn xếp rất sít nhau. Quả to, hình cầu, rất giống quả na, nhiều múi, khi chia màu vàng, ăn được. Mùa hoa: tháng 5-6; mùa quả: tháng 8-9.

Na rừng và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Kadsura Jass. gồm các loài là dây leo quấn hay dạng bụi trườn, phân bố ở vùng nhiệt đới hay á nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có 4 loài. Loài na rừng phân bố rải rác ở vùng núi từ 600m đến 1500m, ở các tỉnh Lào Cai( Sapa), Hà Tây (núi Ba Vì), Cao Bằng, Lạng Sơn... Ở phía nam mới thấy ở Lâm Đổng (Bảo Lộc). Trên thế giới, cây phân bố ở một số khu vực núi cao trong vùng có khí hậu nhiệt đới hay á nhiệt đới của Ấn Độ (cận Hymalaia, Assam, Tây Malala) Lào và Nam Trung Quốc. Na rừng thuộc loài cây leo quấn, thường xanh, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao, nhiệt độ không khí trung bình từ 18 - 22°c. Cây ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng núi đá vôi. Cây ra hoa quả hàng năm nhưng số lượng quả trên cây không nhiều. Quả chín thường bị chùn, sóc ăn rồi theo phân của chúng hạt phân tán khắp nơi. Sau khi cây bị chặt, phần còn lại tái sinh khỏe, ớ vùng rừng Vườn quốc gia Tam Đảo có một khóm na rừng, mọc gần đường đi nên hay bị chặt phá, số cành non nhiều (ước tính duới 1 năm tuổi) nên không thây có hoa quả. Na rừng có thể xếp vào nhóm những cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.

Bộ phận dùng

Vỏ rễ, vỏ thân thu hái quanh năm, phơi khô.

Tác dụng dược lý

Từ dịch chiết bằng dichlorethan của thân dây na rừng qua chiết tách bằng sắc ký lớp mỏng và sắc ký cột, được các thành phần III và IV có tác đụng ức chế hoạt tính nhân tố hoạt hóa tiểu cầu.

Tính vị, công năng

Thân đây na rừng có vị đắng, cay, tính ôn, có tác dụng khư phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết. Quả na rừng có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng ninh tâm, bổ thận, chỉ khái, khư đàm.

Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, na rừng được dùng làm thuốc bổ, hoạt huyết, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Ngày dùng 8 - 16g vỏ rễ hay vò thân tán nhỏ, ngâm rượu uống, chia làm 2 lần trong ngày. Quả khi chín ăn được. Hạt na rừng đôi khi dược dùng thay thế ngũ vị tử bắc. Ở Trung Quốc, thân và rễ cây na rừng được đùng chữa phong thấp tê đau, viêm loét dạ dày - tá tràng, đau bụng kinh, đau bụng sau khi đẻ. Quả na rừng chữa thận hư đau lưng, ho, viêm họng viêm phế quản, thần kinh suy nhược. Dùng hàng ngày 6 - 9g sắc nước uống. Rễ na rừng, oai diệp tử lan, hồ tiêu, các vị lượng vừa đủ, ngâm rượu uống chữa đau bụng kinh.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC