Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nấm Hương

14:05 23/05/2017

Nấm Hương có tên đồng nghĩa: Agaricus rhinozelis Jungh

Tên khác: Hương đàm, bióoc hom (Tày).

Tên nước ngoài: Mushroom (Anh).

Họ: Nấm tán (Agaricaceae).

Mô tả

Nấm (quả thể) có mũ tròn, khum, đưòng kính 4 - 8, mặt trên màu nâu nhạt, sau nâu sẫm, có những vảy trắng nhỏ, mặt dưới phẳng có nhiều bản mỏng tỏa ra từ cuống nấm đến sát mép mũ mang bào tầng. Cuống (chân) nấm hình trụ hẹp dài 3 - l0cm, đường kính 0,5 - 1cm, đính vào giữa mũ nấm, màu nâu sẫm, thường bị xẻ như bị rách; gốc cuống phân biệt hẳn với vỏ cây chủ. Thịt nấm màu trắng. Toàn thân nấm có mùi thơm đặc biệt. Mùa sinh sản: tháng 11-12

Nấm hương và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Nấm hương phân bổ chủ yếu ở một số vùng núi cao thuộc nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, nấm hương thường tìm thấy trong các rừng kín thường xanh ẩm trên núi cao, như ở dãy Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Lai Châu), Sìn Hồ (Lai Châu) và một số nơi khác thuộc tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Nấm hương thuộc nhóm có thể quả lớn, thường hoại sinh trên giá thể là những cây gỗ đã bị chết khô, thuộc các họ Fagaceae, Sterculiaceae, Myristicaceae, Lauraceae... song có lẽ thường gặp nhất trên các đại diện của họ Fagaceae.

Nấm tồn tại thường xuyên dưói dạng sợi, (khuẩn ty) bên dưới lớp vỏ cây khô. Đến mùa mưa ẩm (tháng 4 - 6) từ sợi nấm mọc lên các thể quả là phần được thu hái làm thực phẩm. Vào tháng 5 năm 1992, ở vùng rừng có độ cao 2000m trên núi Ngũ Chỉ Sơn (xã Tả Giàng Phình - Sapa - Lào Cai) chúng tôi đã gặp nấm hương mọc dày dặc trên thân một cây gỗ họ Fagaceae có dường kính khoảng 40cm, dài 10m; tổng số nấm tươi thu được tới 5 kg. Nấm hương ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ trung bình thích hợp vào khoảng 20 -21°c. Nấm sinh sản bằng bào tử, sinh ra ở phần dưới tán thể quả.

Cách trồng

Nấm hương là đặc sản qúy, hoại sinh trên những thân cây gỗ mục như sồi, giẻ, re đỏ, côm tầng, tống quán sủi,... trong những khu rừng rậm, có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp thuộc các tỉnh dọc biên giới phía bắc. Hàng năm, từ tháng 12 đến tháng 3 thưòng có mưa phùn, là thời kỳ nấm phát triển mạnh. Sau khi nấm mọc đựoc 5 -6 ngày, cần thu hái kịp thời. Nếu để chậm, nấm sẽ bị héo. Hái xong đem phơi hay sấy khô. Phơi nắng, nấm có mùi thơm hơn và không bị ám khói. Nhân dân địa phương còn có kinh nghiệm trồng nấm hương bằng cách cắt gỗ thành từng khúc 1 - l,2m dùng dao, rìu chặt gỗ thành vết hoặc dùng đục đục thành lỗ nhỏ trên mặt, sau đó cấy giống nấm hoặc tưới một thứ nước kích thích cho nấm tự mọc. Có nơi, người ta ngâm nấm hương vào nưóc một (lém và lấy nước đó làm giống, hoặc giã nhỏ nấm hương khô với gừng dể xát vào vết chặt hay lỗ đục. Có nơi chỉ đơn giản dùng nước vo gạo tưới vào gỗ. Gỗ khúc có thể nuôi nấm hương liên tục trong 2-5 năm, tùy từng loại gỗ.

Hiện nay, việc trồng nấm hương nhân tạo đang phát triển mạnh. Kinh nghiệm dùng gỗ khúc vẫn được áp dụng, nhưng giống nấm được sản xuất ở những cơ sở có chuyên môn và phương tiện chuyên dùng nên có chất lượng cao hơn. Phương pháp nuôi có hiệu quả nhất là đùng mùn cưa trộn với phụ gia, xử lý khử trùng và dóng trong túi PE để nuôi như nuôi mộc nhĩ. Năng suất nấm hương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng giá thể (cả về hóa học lẫn lý học) đóng vai trò quan trọng nhất.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dược Liệu tại Sa Pa, mùa của gỗ tống quán sủi (Alnus nepalensis) cho năng suất nấm hương đến 85 kg nấm tươi/100 kg giá thể/ 8 tháng.

Bộ phận dùng

Thể quả. Sau khi xát mầm nấm lên những thân cây gỗ độ một năm, nấm đã cho thu hái nhưng nấm còn non ăn không ngon,phải đợi đến năm thứ hai mới tốt. Vào các tháng 1-3 khi có mưa phùn là lúc hái được nhiều nấm nhất. Nếu còn mưa phùn sau 5-6 ngày lại lấy đợt hai. Nếu trời khô hanh, phải đợi 12-15 ngày sau mới tiếp tục thu hái. Không để nấm già quá khó ăn. Sau khi hái nấm về, đem phơi nắng cho khô; nếu trời râm, đem sấy lửa hoặc xâu nấm vào dây rồi treo lên giàn bếp cho khô. Nấm phơi nắng sẽ có màu đẹp và thơm hơn.

Tác dụng dược lý 

Tác dụng hạ lipid huyết: Trẽn chuột cống trắng cho chế độ ăn uống có nấm hương, đồng thời cho ăn thêm cholesterol (10%). Sau 1-2 tháng thấy hàm lượng cholesterol trong huyết thanh ở lô dùng nấm hương thấp hơn so với lô đối chứng, còn ở gan thì hàm lượng cholesterol không khác so với lô đối chứng. Trên lâm sàng ở những bệnh nhân lipid huyết cao có kèm theo xơ vữa động mạch, Ientysin chiết được từ nấm hương, dùng bằng đưòng uống với liều 150 - 300mg/kg sau 15 tuần thì lượng triglycerid, phospholipid, lipid toàn phần trong máu đều giảm. Nếu ngừng dùng thuốc hàm lượng các chất trên lại tăng cao.

- Tác dụng chống ung thư: Người ta đã chứng minh một polysaccharid trung tính chiết được từ nấm hương với tên lentỉnan có tác dụng chống ung thư. Trên chuột nhắt trắng đã được tiêm chủng tế bào u báng Ehrlich, lentinan tiêm xoang bụng vói liều 25mg/kg dùng trong 10 ngày liên tục có tác dụng làm hồi phục số lượng tế bào T đến mức gần bình thường, đồng thời ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Dùng liều cao các tế bào ung thư hoàn toàn bị hủy diệt. Trên chuột đã được cấy ghép tế bào sarcom - s - 180, lentinan có tác dung ức chế mạnh. Đối với các dòng tế bào ung thư thực nghiệm khác như MH - 134 hepatoma, madison - 109 lung carcinoma, lentinan cũng có tác dụng ức chế nhất định

Dịch chiết từ nấm hương có tác dụng dụ sinh interferon. Lentinan đã được một số nước dùng chống ung thư, đặc biệt là đối với ung thư dạ dày có hiệu quả đáng kể.

- Tác dụng đối với hệ miễn dịch: Lentinan dùng bằng đường uống trên súc vật thí nghiệm với liều 50, 100mg/kg đối với hệ miễn dịch tế bào và miễn địch dịch thể đều có tác dụng kích thích nhất đinh và có thể điều chỉnh hiện tượng ức chế miễn dịch do cyclophosphamid gây nên. Chất Polysaccharid JSL - 18 chiết từ nấm hương có tác dụng hoạt hóa các tế bào tiêu diệt tự nhiên( NK) tăng cường khả năng thực bào của các macrophage, gia tăng sự tiết interleukin - 6 (IL - 6).

- Các tác dụng khác: Polysaccharid từ nấm hương có tác dụng bảo vệ gan, đối kháng vói tác đụng gây tổn thương gan, làm tăng cao lượng SGPT trong máu giảm lượng glycogen ở gan do tetrachlorur carbon gây nên - Dịch chiết nấm hương thí nghiệm in vitro cũng như in vivo đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu.

- Độc tính cấp: Thí nghiệm trên chuột nhất trắng bằng dường tiêm tĩnh mạch, lentinan có LD50 = 1500mg/kg. Trên chó bằng đường tiêm tĩnh mạch lentinan đối với hô hấp, huyết áp, điện tâm đồ không có ảnh hưởng rõ rệt.

Tính vị, công năng

Nấm hương có vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích khí, giúp nốt sởi đậu mùa mọc đều.

Công dụng

Về thực phẩm, nấm hương là một món ăn ngon, bổ, giàu protid và acid amin, rất được ưa chuộng. Trong y học cổ truyền, nấm hương được dùng chữa chứng chân tay tê dại, thân thể suy nhược, chảy máu chân răng, tổn thương huyết quản. Liều dùng hàng ngày. 6 - 8g sắc nước uống

Trong y học hiện đại, nấm hương được coi như một nguồn bổ sung vitamin D2, vì trong nấm hương có ergosterol qua chiếu tia mặt trời hoặc tia tử ngoại chuyển thành D2, nên nấm hương là một thực phẩm có tác dụng chữa bệnh còi xương.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC