Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Ngải Chân Vịt

14:05 23/05/2017

Ngải Chân Vịt có tên khác: Tan quy, rau bốn mùa, ngải trắng, tăng ky, áp cước ngải, bạch hoa bao, Quảng Đông lưu ký nô.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,8 - l,2m. Thân thẳng có rãnh dọc, màu tím tía, phân cành nhiều, có lông thưa. Lá mọc so le, dài 7 - 18cm, rộng 5 - 12cm, xẻ 3 - 5 thuỳ, mỗi thùy lại chia nhiều thuỳ nhỏ, nông, mép khía răng không đều, đầu nhọn, mặt dưới có lông nhỏ ở gân, lá gần ngọn đôi khi không xẻ.

Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, tụ họp thành đầu ở ngọn thân, các đầu xếp thành chuỳ không phân nhánh; tổng bao lá bắc hình trứng, không cuống, lá bắc màu trắng hoặc vàng nhạt; hoa toàn hình ống, hoa cái ờ vòng ngoài, hoa lưỡng tính ỏ phía trong.

Quả bế, hình cầu, không có mào lông, đài l,5mm. Mùa hoa quả : tháng l - 4.

Ngải chân vịt và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Artemỉsia L. có khoảng 280 loài trên thế giới (Nguyen Tap et al, 1999). Có tài liệu ước tính có thể tới 400 loài (Nguyen Tien Ban et al, 1999, Artemisìa L. in L. s. de Padua et al, PROSEA No 12 (1) - Med. and Poi. Pl.,139 - 148). Các loài phân bố khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, và ôn đới ấm. Trung tâm phân bố của nhiều loài nằm ở vùng Tây - Nam Á. Ở Việt Nam, có 14 loài, trong đó hai loài (ngải cứu và ngải chân vịt) vốn là cây trồng; 2 loài được nhập nội; số còn lại đều là cây mọc tự nhiên. Ngải chân vịt được trồng rải rác trong các vườn gia đình ở miền núi, dọc biên giói phía bắc, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai...

Cây ưa ẩm, chịu được bóng, thường mọc thành khóm dày gồm rất nhiều nhánh. Nếu cây không bị thu hái thường xuyên, sẽ ra hoa quả hàng năm. về mùa đông, cây ngừng sinh trưởng, song không có hiện tượng tàn lụi như loài ngải cứu trồng. Cây có khả năng tái sinh vô tính khoẻ; trổng dược bằng cành hoặc những phần gốc dược tách nhỏ ra.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, tốt nhất lúc cây chưa có hoa, phơi trong râm mát cho khô.

Tác dụng dược lý

Theo tài liệu nước ngoài, các chất herniarin và umbelliferon tồn tại trong thân, lá ngải chân vịt có tác dụng an thần, lợi mật, kháng khuẩn, diệt giun sán, cầm máu. Chất herniarin còn có tác dụng bảo vệ gan để diều trị viêm gan. Chất lactiílorenol trong tinh dầu có tác dụng bình suyễn, kháng khuẩn.

Tính vị, công năng

Toàn cây ngải chân vịt có vị cay,ngọt, tính bình có tác dụng khư phong, chỉ khái, hoạt huyết, tán ứ.

Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, ngải chân vịt đươc dùng chữa bế kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, ho, vết thương đòn dập. Ngải chân vịt (lá già và cành bánh tẻ) hầm với thit gà ăn để bồi dưỡng sức khoẻ cho phụ nữ sau khi đẻ. Liều dùng: ngày 30 - 60g cây tươi, sắc nước uống hoặc gĩa nát ép lấy nước uống. Dùng ngoài, giã nhỏ đắp hoặc lấy nước ép bôi.

Theo tài liệu nưóc ngoài, ngải chân vịt được chế biến dưới dạng thức ăn - vị thuốc dùng rất tốt: Ngải chân vịt tươi 60g, bạc hà 6g, đậu phụ 120g, đường trắng 60g. Hầm nhừ ăn, chữa ho.

Bài thuốc có ngải chân vịt

1. Chữa đại tiểu tiện ra máu: Ngải chân vịt, hạn liên thảo, cẩu can thái (Dicliptera chinensis (L.) Nees) mỗi vị 60g, xa tiền thảo 30g. Giã nhỏ, thêm nước gạo 90ml, gạn lấy nước, thêm đường trắng uống. Ngày 1 lần, trong 2-3 ngày.

2. Chữa vết thương tụ máu: Ngải chân vịt 250g, thuỷ trạch lan 120g, giã nát dùng rượu sao nóng, gạn lấy 60ml nưóc uống, bã đắp ngoài.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC