Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Ngải Dại

15:09 12/09/2017

Ngải Dại có tên khác: Ngải cứu dại, ngải hoang, mẫu hao.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây có hình dáng rất giống ngải cứu, chỉ khác là lá ngải dại có mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới ít lông, thô và lông không bao giờ màu trắng mà xám nhạt. Mùi của lá ngải dại cũng hắc hơn.

Ngải dại và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Ngải dại mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía bắc, ở độ cao vào khoảng 800m trở lên (2200m ở đèo Hoàng Liên Sơn). Những tỉnh có nhiều ngải dại nhất là Lào Cai (xung quanh dãy Hoàng Liên Sơn, Bắc Hà, Mường Khương); Yên Bái (Mù Cang Chải); Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ, Tủa Chùa); Hà Giang (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và một phần huyện Bắc Mê); Cao Bằng (Quảng Hòa, Bảo Lạc, Trùng Khánh); Lạng Sơn (vùng núi Mẫu Sơn và huyện Tràng Định); Hòa Bình (vùng Hang Kia - Pà Cò huyện Mai Châu); Nghệ An (Mường Lống)... Cây cũng phân bố phổ biến ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc.

Ngải dại là cây đặc biệt ưa ẩm, ưa sáng hoặc hơi chịu bóng khi mọc lẫn vối những cây bụi khác. Cây thường mọc tập trung thành đám liên tục trên những bãi hoang đất ẩm, gần bờ khe suối, ở ven đường đi ven rừng và trên nương rẫy. Ngải dại sinh trưởng mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 sau đó bắt đầu có hoa quả. Ở những nơi đất màu mỡ, cây mọc dày, chiều cao có thể đến 2m. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng tốt là 13 - 18°c. Về mùa đông khi phần trên mặt đât tàn lụi, cây có thổ chịu được nhiệt độ 0°c (ở vùng đèo Hoàng Liên Sơn). Ngải dại ra hoa quả rất nhiều tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt hoặc chồi sau khi cây bị cắt.

Nguồn trữ lượng tự nhiên của ngải dại ở Việt Nam rất phong phú. Ở xã Pà Cò (Mai Châu - Hòa Binh) trong vòng 3 tháng (năm 1997), một doanh nghiệp tư nhân đã khai thác thu mua được hơn 100 tấn giải dại tươi để nấu cao.

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Phần trên mặt đất của ngải dại chứa 0,026 - 0,2% tinh dầu, trong đó có cineol, a - thuyon, paraphin và borneol. Ngoài ra, còn có cholin, adenin, inulin, chất nhựa, tanin, các vitamin A, Bj, c (Asnovnưie Lekarsvennưie Sredsva Kitaiskôi Medicinư, 1960).

Công dụng

Trong nhân dân, cây ngải dại dược dùng làm thuốc thay ngải cứu, chữa đau đầu, đau bụng, làm thuốc cầm máu trong các trường hợp chảy máu, chữa rối loạn kinh nguyệt và thuốc chống nôn, kiện vị, bài hơi. Dùng ngoài, cây tươi giã nát với muối, hơ nóng, đắp chữa vết thương bầm tím, sưng phù, bong gân.

Trước đây, Quốc doanh dược phẩm Lạng Sơn vẫn thu mua ngải dại thay ngải cứu để sản xuất thuốc điều kinh dùng trong tỉnh và xuất cho các tỉnh khác.

Chú ý: Không dùng ngải dại làm mồi cứu, vì lá ngải dại không có lông nhung như lá ngải cứu.

Có thể bạn quan tâm:

Bỏ túi 9 loại thảo dược xua tan nỗi lo viêm phần phụ ở chị em

Tê bì tay chân - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bằng đông y

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC