Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Ngô Thù

15:05 23/05/2017

Ngô Thù có tên đồng nghĩa: Boymia rutaecarpa Juss.

Tên khác: Ngô thù du.

Tên nước ngoài: Médicinal evodia ( Anh); cornouiller ( Pháp).

Họ: Cam (Rutaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, rụng lá, cao 1 - 3m. Thân cành màu nâu tím, khi non có lông mềm, sau nhẵn, có nhiều lỗ bì. Lá kép lông chim lẻ, mọc đối, dài 30 - 40cm, gồm 5 -7 lá chét hình trứng hoặc bầu dục, dài 5 - 15cm, rộng 2.5 - 5 cm, gần như không cuống, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt có lông mịn, dày hơn ở mặt dưới, khi soi lá thấy rõ những túi tinh dầu.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim ngù, có cuống mập; hoa nhỏ, nhiều, màu trắng hoặc vàng nhạt.

Quả hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ tím, điểm những chấm nhỏ, mở ở đỉnh; hạt màu đen bóng. Toàn cây có tinh dầu thơm hắc. Mùa hoa: tháng 6-8; mùa quả: tháng 9-11.

Ngô thù và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Euodia Forst, et Forst. f gồm các loài là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ có tinh dầu, phân bố 5 vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Madagascar đến vùng Nam Á, Đông - Nam Á xuống Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, chi này có khoảng 10 loài, phân bố rải rác khắp các vùng núi và trung du.

Ngô thù là loài có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm cận Himalaya thuộc Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay, cây phân bố tự nhiên ở vùng Nam và Tây Nam Trung Quốc, Bắc Ấn Độ. Cây còn được trồng rải rác trong nhân dân ở các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam - Trung Quốc. Ở Việt Nam, theo Võ Văn Chi, ngô thù có ở Phó Bảng - Hà Giang. Tuy nhiên, Viện Dược liệu đã nhiều lần điều tra ở khu vực này vào những năm 1999, 2000, mà chưa phát hiện được. Nhân dân ở một số vùng thuộc huyện Quản Bạ và Yên Ninh (Hà Giang) cũng cho biết ngô thù mọc tự nhiên ở vùng rừng núi đá vôi giáp biên giới và họ đã thu hái dược liệu vào khoảng tháng 10, tháng 11 đưa xuống chợ bán (mẫu chùm quả ngô thù hiện đang lưu trữ ở Viện Dược liệu, được mua ở chợ Yên Ninh, tháng 10 - 1999). Cây cũng được trồng rải rác trong vưòn một số gia đình người Nùng và Tày ỏ huyện Cao Lộc và Văn Quan tỉnh Lạng Sơn.

Ngô thù thuộc loại cây gỗ nhỏ, ưa sáng và có thể chịu bóng tốt ở thời kỳ cây còn nhỏ. Cây thích nghi với vùng có khí hậu tương đối ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21 - 22°c. Cây rụng lá vào mùa đông và có thể chịu đựng tốt khi nhiệt độ xuống dưới 0°c. Cây tái sinh tự nhiên và được gieo trồng chủ yếu bằng hạt. Cần lưu ý phát hiện ngô thù ỏ một số vùng rừng núi Bát Đại Sơn, Tây Côn Lĩnh.... ở tỉnh Hà Giang.

Bộ phận dùng

Quả thu hái vào tháng 9-10, lúc đang có màu xanh hay hơi vàng chưa tách vỏ, đem phơi nắng hoặc sấy khô. Khi dùng, lấy nước ấm 60 - 70°c đổ vào hạt khuấy đến khi nước nguội. Làm như vậy 2 - 3 lần rồi sấy khô, giã dập, dùng sống. Người ta làm giảm bớt tính mạnh của quả bằng cách thêm nước cam thảo và sau khi sấy khô, có thể tẩm muối. Bảo quản ở nơi khô ráo, đậy kín để giũ mùi thơm.

Có thể chế biến ngô thù theo y học cổ truyền như sau:

- Ngâm rửa: Lấy quả ngô thù ngâm nước sôi hoặc nước ấm 60 - 70°c đến khi nguội, gạn nước, làm vài lần như vậy rồi sấy khô.

- Chế cam thảo: Ngô thù (10kg), cam thảo (0,5kg). Nấu lấy nước cam thảo, khi nước còn nóng cho ngô thù vào ngâm đến khi quả nứt ra (nếu chưa nứt quả, đun thêm 5 phút), lấy ra phơi hoặc sấy khô, cũng có thể đun ngô thù và cam thảo với nước ngay từ đầu, đến khi quả nứt.

- Sao: Dùng lửa nhỏ sao ngổ thù đến khi quả nứt ra, có màu đen cháy hoặc sao đến khi quả phồng lên, màu hơi nâu.

- Chích rượu: Ngô thù (10kg) rượu (2kg). Ngâm ngô thù vào rượu trong 6-12 giờ, lấy ra, để ráo rượu, sao tới khô.

- Tẩm giấm: Ngô thù (10kg) giấm (2kg). Ngâm ngô thù vào giấm trong 6-12 giờ, đổ ra, để se, rồi phơi khô.

- Chích muối: Ngô thù (10kg) muối ăn (200g) nưóc vừa đủ. Phun vẩy nước muối vào ngô thù, trộn đều, sao khô.Có thể sao ngô thù cho thơm rồi thêm nưóc muối, trộn đều sao khô.

- Chích muối, sao cát: Ngô thù (10kg) muối ăn (80g) nưóc vừa đủ. Đem ngô thù sao cát cho phồng. Bỏ cát lúc còn đang nóng, cho nước muối vào, trộn đều, sao khô. Có thể ngâm ngô thù vào nước cam thảo trước khi sao cát.

- Chế gừng: Ngô thù (10kg), gừng (10kg). Rửa sạch gừng giã, vắt lấy nưóc cốt, thêm nước vừa đủ để ngâm ngô thù rồi vót ra, phơi khô.

- Chích nước hoàng liên: Ngô thù (10kg), Hoàng Liên (lkg). Nấu hoàng liên trong 30 phút, chắt nước đủ ngâm ngô thù. Đến khi ngô thù hút hết nước ngâm, đem sao khô. Có thể đun hoàng liên 30 phút, cho ngô thù vào đảo đều, đổ ra để ráo nước, rồi sao khô, rây bỏ hoàng liên.

Thành phẩn hoá học

Ngô thù chứa các alcaloid như evodiamin, rutaecarpin, evocarpin wuchuyin, hydroxy evodiamin, synephorin, dehydroevodiamin; các amid goshuytamid I, II, evodiamid, N methyl anthranilamid forsyl thiazid; các hợp chất không chứa N như limonin (evodin, hoặc dictamnolacton), rucuaevin, evogin, evodinon; 12a hydroxy evodol 6a hoặc 6p acetoxy - 5 epilimonin..., Tinh dầu từ quả có d20 0,7890 n191,4843, các chất a ocimen, evoden, myrcen.

Tác dụng dược lý

Các alcaloid rutaecarpin và dehydroevodiamin của ngô thù có hoạt tính gây tăng trương lực tử cung của chuột cống trắng in vitro. Dehydroevodiamin còn có tác dụng này trên tử cung chuột in vivo. Liều ở mức ngưỡng của dehydroevodiamin làm tăng tác dụng trên trương lực tử cung của acetylcholin, serotonin, oxytocin, prostaglandin F2 và natri clorid. Tác dụng tăng trương lực tử cung và tác hiệp đồng của dehydroevodiamin có thể bị phong bế bởi indomethacin và mepacrin. Điều dó cho thấy tác dụng của chất này có thể do sự tổng hợp prostaglandin.

Dehydroevodiamin làm giảm huyết áp và gây chậm nhịp tim ở chuột cống trắng gây mê. Vói liều luỹ tích 22,5mg/kg trong vòng 30 phút, có sự giảm huyết áp và tần số tim. Sự giảm huyết áp tâm trương mạnh hơn huyết áp tâm thu, có liên quan vói sự giãn mạch. Tác dụng hạ áp của dehydroevodiamin có thể do sự tổng hợp prostaglandin và có liên quan vói tác dụng kháng histamin hoặc chẹn kênh calci.

Tiêm evodiamin cho chó gây mê dẫn đến hạ huyết áp nhanh với nhịp tim chậm và ngừng thở, tiếp theo bởi tăng huyết áp với hô hấp sâu và nhanh trưóc khi trở về mức ban đầu. Ngô thù có tác dụng chống nôn, mạnh hơn nếu phối hợp với gừng. Cao methanol ngô thù có hoạt tính cường tim rõ rệt trên tâm nhĩ chuột lang cô lập. Sự phân đoạn định hướng bởi thử nghiệm sinh học dẫn đến phân lập được 2 hoạt chất, evodiamin và dihydrorutaecarpin. Cao cồn có hoạt tính độc hại tế bào.

Ngô thù có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột cô lập gây bởi histamin hoặc acetylcholin. Có tác dụng ức chế miễn dịch thể hiện ở hiệu quả hạ thấp tỷ lệ chết ở chuột lang gây mẫn cảm bằng tiêm kháng nguyên, và sau 3 tuần gây dị ứng nhẹ bằng cách đưa kháng nguyên vào đường hô hấp dưới dạng khí dung. Ở chuột lang đặt trong buồng khí dung histamin, ngô thù làm tăng thời gian an toàn, làm chậm xuất hiện triệu chứng khó thở so với chuột lang đối chứng.

Ngô thù có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự trên chuột nhắt trắng được tiêm liều thích hợp nọc rắn mang bành.

Tính vị, công năng

Ngô thù có vị cay, đắng, tính nóng, hơi có độc, vào 4 kinh: tỳ, vị, can, thận, có tác dụng ôn trung, tán hàn, giáng nghịch, giải uất.

Công dụng

Ngô thù được dùng chữa nôn oẹ khan, hàn thấp, ăn không tiêu, bụng đau quặn, tiêu chảy, lưng chân yếu, cảm lạnh, đau răng, miệng lưỡi lở ngứa. Ngày dùng 1 - 3g dưới dạng bột, hoặc 4 - 6g dạng thuốc sắc, uống làm 3 lần. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Kiêng kỵ: Không có hàn thấp, không nên dùng.

Trong y học Trung Quốc, ngô thù được dùng làm thuốc kháng khuẩn, hạ sốt, giảm đau, làm săn, và lợi tiểu, tri bệnh dịch tả, phù, nôn, cảm lạnh, và dùng ngoài trị bệnh da. Ngô phù còn là thuốc gây trung tiện, trợ tiêu hóa, bổ dạ dày.

Bài thuốc có ngô thù

1. Chữa nôn mửa, tiêu chảy: Ngô thù 5 g, can khương 2 g. sắc uống trong ngày

2. Chữa tiêu hoá kém: Ngô thù, mộc hương, mỗi vị 2 g; hoàng liên lg. Tất cả tán bột, trộn đều, chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng:

a. Ngô thù, mai mực, mạch nha, mỗi vị 20g, hoàng cầm 16g; sơn chi, đại táo, mỗi vị 12 g; hoàng liên 8 g, cam thảo 6g. sắc uống ngày một thang.

b. Ngô thù 4g, bạch thược 12g; thanh bì, chi tử, bối mẫu, trạch tả, đan bì, hoàng liên, môi vị 8g; trần bì 6g. Sắc uống ngày một thang.

4. Chữa tiêu chảy mạn tính:

a. Ngô thù 8g, phá cố chỉ 16g, nhục đậu khấu 8g, ngũ vị tử 6g. Tán bột mỗi ngày uống 20g. Hoặc dùng thuốc sắc, ngày một thang.

b. Ngô thù 4g; đảng sâm, bạch truật, phá cố chỉ, mỗi vị 12g; phụ tử chế 8g; can khương, cam thảo sao, nhục đậu khấu, ngũ vị tử, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.

5. Chữa lỵ cấp tính: Ngô thù, hoàng liên gai, khổ luyện tử, binh lang, trần bì, mỗi vị 100g. Tán bột làm viên, ngày uống 20g.

6. Chữa chậm kinh: Ngô thù 8g; đảng sâm 16g; ngải cứu, thục địa, mỗi vị 12g; đương quy, xuyên khung, bạch thược, trần bì, thạch xương bồ, mỗi vị 8g. sắc uống.

7. Chữa đau kinh:

a. Ngô thù, bán hạ chế, đan bì, đương quy, mạch môn, ô dược, thương truật, mỗi vị 8g; tế tân, phòng phong, cảo bản, can khương, mộc hương, phục linh, cam thảo, mỗi vị 4g. sắc uống.

b. Ngô thù, đảng sâm, mỗi vị 12g; xuyên khung, a giao, quế chi, sinh khương, đương quy, bạch thươc đan bì, chích cam thảo, mạch môn, bán hạ chế, mỗi vi 8g. Sắc uống.

8. Chữa nhức răng: Ngô thù ngâm rượu ngậm một lúc lâu rồi nhổ đi.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC