Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nguyệt Quý

15:05 23/05/2017

Nguyệt Quý có tên đồng nghĩa: Murraya exotìca L.

Tên khác: Nhâm Hôi.

Tên nước ngoài: Orange jessamine, honeybush, curryleaf tree (Anh); buis de Chine (Pháp).

Họ: Cam (Rutaceae).

Mô tả

Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 3 - 8m. Thân và cành trụ, có vỏ mỏng màu vàng nhạt. Lá kép lông chim lè, đài 8 - 14cm, gồm 5 - 9 lá chét mọc so le, trái xoan hoặc gần tròn, đài 2 - 8 cm, rộng 1,2 - >5cm) gốc hình nêm đầu tù, mép nguyên, hai mặt nhẵn, gân thường mờ chỉ gân chính rõ.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành xim ít hoa; hoa màu trắng, rất thơm; đài có 5 răng nhỏ, có lông tuyến; tràng có 5 cánh mỏng rời nhau, mọc cong xuống; nhị 10, chi nhị hình sợi, phình ở gốc, bao phấn nhỏ có 4 ngăn xếp chéo chữ thập; bầu thuôn, 2 ô.

Quả thịt, hình cầu hoặc hình trống, có chấm nhỏ là những tuyến, có đài tồn tại, khi chín màu đỏ; hạt 1-2. Mùa quả : tháng 11-1.

Nguyệt quý và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Murraya Keonig ex L. gồm các loài là cây bụi hay gỗ nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Nam Á đến các nước ở Đông, Đông - Nam Á và xuống đến Australia. Ở Việt Nam, chi này có 4 - 5 loài (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Nguyệt quý là loài mọc tự nhiên rải rác ở rừng cây bụi thấp vùng ven biển miền Trung. Cây đã được trồng làm cảnh từ lâu, vì có tán lá đẹp, thường xanh và hoa thơm.  Nguyệt quý cũng là cây mọc trong tự nhiên, và được trổng ở Ấn Độ, Thái Lan, và Campuchia....

Nguyệt quý là loại cây bụi ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng. Cây ra hoa quả nhiều hàng nãm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Sau khi chặt, phần thân và cành còn lại tái sinh chồi khoẻ. Cây trồng được bằng cành chiết hay giâm cành.

Bộ phận dùng

Lá, hoa, quả, rễ nguyệt quý. Thu hái lá và rễ quanh năm vào mùa khô, dùng tươi hoặc phơi khô.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống làm tổ: Chuột cống trắng cái trưởng thành cho ghép với chuột đực. Sau khi thấy có giao phối được 2 ngày, cho chuột uống chất yuehchukene vói liều 3mg/kg và tách khỏi chuột đực. Két quả chuột cái không có thai là do thuốc có tác đụng chống làm tổ.

2. Tác dụng kháng sinh: Dịch chiết lá có tác đụng óc chế sự phát triển của Micrococcus pyogenes var. aureus, và Escherichia coli.

3.  Độc tính: Toàn cây nguyệt quý bỏ rẽ, chặt nhỏ, phơi khô, chiết bằng cồn 50°, rồi cô dưới áp lực giảm dược cao khô. Thử trên chuột nhắt trắng, tiêm phúc mạc liều 1000mg/kg, chuột vẫn sống bình thường, không chết.

Tính vị, công năng

Nguyệt quý có vị hơi cay, đắng, tính ấm, có tác dụng bổ phổi, tiêu đờrn, tiêu sưng, giảm đau, trấn kinh.

Công dụng

Lá nguyệt quý rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sao vàng, lấy 8 - 16g, sắc uống làm 2 lần trong ngàv Dùng 3-5 ngày. Chữa ho có đờrm. Để chữa vết thương có máu, sưng đau, mụn nhọt rắn cắn, lấy lá nguyệt quý tươi gĩa nát, đắp; kết hợp dùng cả cây, chặt nhỏ, phơi khô, 10 - 15g, sắc uống. Dùng ngoài, lá nguyệt quý tươi, rửa sạch, thái nhò ngâm với rượu cho đặc. Khi dùng, chắt lấy dung dịch trong, ngậm 5-10 phút rồi nhổ đi.

Chữa đau nhức răng. Có thể dùng vỏ thân nhai, ngậm, không nuốt. Hoa nguyệt quý (5 - 8g) sao nhỏ lửa cho khô, hãm với nước sôi, uống trong ngày là thuốc mát, bổ phổi, kích thích tiêu hoá.

Bài thuốc có nguyệt quý

Chữa phong thấp: Rễ nguyệt quý, rễ bông ổi, rễ móng bò, mỗi vị 15g, nấu với thịt thành xúp, để ăn. Có thể ngâm rượu uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC