Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nhãn Hương

16:05 23/05/2017

Nhãn Hương có tên khác: Kiều đậu, thảo mộc tê.

Tên nước ngoài: Common melilot, heartvort (Anh); mélilot (Pháp).

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,80m. Thân nhẵn, hơi có cạnh. Lá mọc so le, 3 lá chét hình trái xoan - thuôn, dài 1,2 - l,5cm, rộng 0,4 - 0,8cm, gốc thuôn, đầu tù, mép khía răng ỏ nửa phía trôn; cuống chung dài 1 - 2cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùm dài, đứng thẳng; lá bắc hình chỉ; hoa nhỏ màu vàng; đài có 5 răng đều; trang có cánh cò hình bầu dục, cánh bên hình liềm, cánh thìa thuôn tù, ngắn; nhị 2 bó; bầu nhẩn. Quả đậu, rất ngắn, hình bầu dục, vỏ ngoài nhăn nheo, không mở, Jdũ chín màu đen; hạt 1 - 2, hình bầu dục. Mùa hoa quả: tháng 4-6.

Nhãn hương và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Meliiotus Mill. chỉ gồm một số ít loài thân cỏ sống 1 hoặc 2 năm; có loài được trồng làm thức ăn cho gia súc, phân xanh, làm cây phả đất, chống xói mòn ở các trang trại trồng cây ăn quả. Ở Việt Nam, chi này chỉ có một loài là cây nhãn hương. Về nguồn gốc, nhãn hương có xuất xứ ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu, sau lan xuống cả vùng nhiệt đới. Hiện nay cây có nhiều ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào và các tỉnh vùng trung du, núi thấp ỏ miền Bắc Việt Nam như: Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Thái Nguyên..., các tỉnh khu Bốn cũ.

Nhãn hương là cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất nương rẫy cũ, ven đồi, ven đường đi... Cây thường chỉ sống một năm và tàn lui vào cuối thu, đầu đông sau khi quả già.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái vào mùa hạ, phơi khô.

Thành phần hoá học

Nhãn hương chứa coumarin, acid coumaric, acid melilotic, methyl - 3 - hydroxy - 4 - coumarin dihyđro coumarin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng dinh dưỡng và gây xuất huyết: Cây nhãn hương non là một loại cỏ cho gia súc ăn rất tốt đo hàm lượng protid cao 15 - 20%, dễ tiêu hoá, hàm lượng muối khoáng cao. Hạt rất độc cho ngựa và một số gia súc khác, vì vậy không được cho gia súc ăn khi cây trưởng thành và già. Cây nhãn hương non nếu bị thối cũng rất độc đối với súc vật ăn phải. Đó là do một loại nấm trong cây có thể biến một số chất như acid coumaric, acid melilotic, coumarin, metyl - 3 - hydroxy - 4 - coumarin, dihydro coumarin thành dicoumarol là một chất chống đông máu, có tác dụng rất mạnh làm cho súc vật ăn phải bị xuất huyết nặng, có khi chết.

Tính vị, công năng

Lá nhãn hương phơi khô có mùi thơm như nhãn nên gọi là nhãn hương. Toàn cây có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện vị, hoá thấp, lợi tiểu, sát trùng. Rễ có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

Nhãn hương được dùng chữa đau mắt, kiết lỵ, sốt rét, viếm họng, miệng hôi, cảm sốt, nhức đầu:

- Chữa đau mắt : Ngọn có hoa, phơi khô, 5 - lOg, hãm vói một lít nước sôi. Đợi khi nước ấm, rửa mắt, ngày 2 lần.

- Chữa cảm sốt, đau đầu: Ngọn thân và cành, phơi khô 8 - 16g, sắc uống.

- Chữa viêm họng, khản tiếng, miệng hôi: Toàn cây 20 - 30g, nấu nước rồi xông và hít.

- Chữa sốt rét: Toàn cây 30g, sắc nước uống 4 giờ trước khi có cơn sốt. Rễ nhãn hương còn chữa kết hạch. Ngày 10 - 30g, sắc uống. Người ta còn dùng hoa và ngọn cây nhãn hương chiết bằng benzen, rồi làm bốc hơi benzen để được 0,10 - 0,12% chất thơm đặc, màu xanh lục, là nguyên liệu chế coumarin trong công nghệ nước hoa.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC