Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nhân Trần

16:05 23/05/2017

Nhân Trần có tên đồng nghĩa: Adenosma caeruleum R. Br.

Tên khác: Chè cát, chè nội, tuyến hương, hoắc hương núi.

Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Cây thảo, mọc đứng, cao 40 - 70cm, có khi đến 1m. Thân tròn, cứng, phủ đầy lông. Lá mọc đối, hình trái xoan, dài 4 - 6cm, rộng 2 - 3cm, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, mép khía răng đều, hai mặt đều có lông;cuống lá đài 0,5 - 1,2cm; vò lá có mùi thơm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành và kẽ lá thành chùm dạng bông, dài đến 30cm; hoa màu lam tím; đài hình chuông xẻ 5 răng có lông, thuỳ ngoài hình mác, rộng và dài, thuỳ trong rất hẹp; tràng chia 2 môi, môi trên hình tam giác, bằng hoặc hơi lõm ở đầu, môi dưới hơi dài hơn, chia 3 thuỳ đều nhau; nhị 4. Quả nang, dài bằng đài hoa, hình trứng có mỏ ngần, chứa nhiều hạt nhỏ màu vàng. Mùa hoa quả: tháng 4-7.

Nhân trần và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Có khoảng 15 loài thuộc chi Adenosma R.Br. ở vùng nhiệt đới Đông - Nam Á, Nam Á, Trung Quốc và Australia. Ở Lào có 8 loài, Việt Nam 7 loài và Campuchia 6 loài. Loài nhân trần phân bố khắp vùng nhiệt đới từ Ấn Độ, Srìlanca đến Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Nam Trung Quốc, và một số đảo lớn (Borneo, Java) của Indonesia. Ở Việt Nam, nhân trần phân bố tập trung ở các tỉnh vùng núi phía bắc, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bấc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình. Gần đây cũng tìm thấy ỞQuảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế...

Nhân trần là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng, nhất là khi cây còn nhỏ, thường mọc lẫn với những loại cây bụi nhỏ, cỏ thấp ở ven rừng, nương rẫy cũ hoặc ở đồi. Độ cao phân bố đến 1300 m (ở Yên Minh và Quản Bạ - Hà Giang).

Ở Thái Lan, cây còn mọc lẫn với các loại cỏ khác dưói tán rừng cây lá kim (Fl. Thai., vol. V, Part. 2, 1990, p.148). Nhân trần sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất đồi hơi chua pH.5 - 5,5. Hàng năm, cây con mọc từ hạt thường thấy vào gần cuối mùa xuân. Thòi kỳ sinh trưởng mạnh kéo đài 2-3 tháng trong mùa hè. Đến giữa mùa thu, sau khi quả đã già, toàn cây tàn lụi.

Quả nhân trần khi già tự mở để hạt phát tán ngay xung quanh gốc mẹ. Do đó, trong tự nhiên thường thấy cây mọc thành từng đám nhỏ, đôi khi tương đối thuần loại. Việt Nam có nguồn trữ lượng nhân trần tự nhiên khá phong phú. Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, nên trong vòng 15 năm trở lại đây, cây được khai thác mạnh. Ước tính mỗi năm đã tiêu thụ khoảng 30 tấn nguyên liệu.  Hiện nay, nhân trần ở các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn... đã trở nên hiếm dần.

Cách trồng

Nhân trần bất đầu được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt có thể gieo thẳng hoặc gieo ươm, nhưng cách gieo thẳng phổ biến hơn. Thời vụ gieo tốt nhất là trung tuần tháng 3 Gieo sớm, hạt lâu mọc, dễ bị thối vì nhiệt độ còn thấp. Gieo muộn quá, tỷ lệ mọc kém, thời gian sinh trưởng bị rút ngắn, năng suất thấp. Mỗi hecta cần 5 - 6kg hạt giống. Trước khi gieo, ngâm hạt trong nước ấm 3 - 4 giờ. Đất đồng bằng, trung du, miền núi đều có thể gieo nhân trần, miễn là có điều kiện để tưới khi mới gieo hạt và dễ thoát nước. Tầng đất mặt không cần đày hoặc làm đất quá sâu vì rễ nhân trần ăn nông nhưng phải cày bừa kỹ, tơi mịn vì hạt khá nhỏ. Ở đất bằng phẳng, cần lên luống để tiện thoát nước, ở đất dốc có thể không cần lên luống. Trung binh, một hecta cần bón lót 10 -15 tấn phân chuồng hoai mục. Hạt sau khi ngâm, vớt ra để ráo, trộn với đất bột hoặc cát ẩm để gieo cho đều. Thời gian đầu, cần giữ độ ẩm thường xuyên bằng cách tưới nhiều lần nhưng tưói nhẹ để tránh đóng váng và tránh hạt bị vùi lấp quá sâu. Khi cây cao 5 - 7cm, tiến hành tỉa định cây, giữ lại khoảng cách 15 - 20 X 20 - 25cm. Những cây tỉa ra có thể tận dụng trồng sang ruộng mới.

Nhân trần không phải chăm sóc nhiều, ít sâu bệnh, cần giữ cho ruộng sạch cỏ, đủ ẩm và không bị úng ngập. Tùy tình hình sinh trưởng của cây có thể bón thúc 2-3 lần, chủ yếu dùng nước phân chuồng, nước giải hoặc đạm pha loãng. Cây trồng 3-4 tháng bắt đầu ra hoa và có thể thu hoạch. Nếu thu hạt, cần để quả chín già, cất hoặc nhổ cả cây đem phơi rồi giũ lấy hạt. Năng suất thân lá khô trung bình đạt 2,5 - 3 tấn/ha.

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất của cây nhân trần thu hái vào mùa hè lúc cây đang ra hoa, phơi hay sấy khô, bó thành từng bó, bảo quàn nơi khô mát. Khi dùng rửa sạch, loại bỏ tạp bẩn chặt ra từng đoạn 3 - 5cm, phơi và sao qua cho khô.

Tác dụng dược lý

Tác dụng tăng tiết mật: Thí nghiệm được tiến hành trên chuột lang, thuốc được cho thẳng vào dạ dày, so sánh lượng dịch mật và cắn khô của mật tiết ra trước và sau khi dùng thuốc. Kết quả thí nghiệm cho thấy nhân trần với liều 10g/kg/cân nặng có tác dụng làm tăng tiết mật, lượng mật tiết ra sau ỉchi dùng thuốc tăng 24,4%.

2. Tăng cường chức năng thải trừ của gan: Dùng nghiệm pháp BSP tiến hành trên chuột lang. Nhân trần cho chuột uống 30 phút trước khi tiêm BSP. Sau khi tiêm BSP 15 phút, xác định lượng thuốc còn lại trong cơ thể, từ đó suy ra lượng BSP đã thải trừ. Kết quả cho thấy nhân trần liều 10g/kg làm tăng chức năng thải trừ của gan đến 187,5% so với lô đối chứng.

3. Tác dụng chống viêm: Trên mô hình giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng kaolin, liều có tác dụng ức chế phù 50% của nhân trần là ED50 = 6,3g/kg, còn trên mô hình viêm mạn gây u hạt bằng cách cấy dưới da chuột cống trắng viên amian thì nhân trần có liều ức chế 50% trọng lượng u hạt là ED50 = 25,5g/kg. Như vậy, nhân trần có tác dụng chống viêm ở giai đoạn cấp tính, mạnh hơn giai đoạn mạn tính. Ngoài ra, trên mô hình gây thu teo tuyến ức của chuột cống trắng còn non, nhân trần với liều dùng 15g/kg có tác dụng gây thu teo tuyến ức đạt 31,4%.

4. Tác dụng kháng khuẩn: Bằng phương pháp khuếch tán thuốc trong môi trưòng nuôi cấy, dịch nhân trần có nồng độ 1:1, tác dụng ức chế vi khuẩn được biểu thị bằng đường kính vòng vô khuẩn do thuốc gây nên. Theo kết quả sau: Shigella dysenteriae: vòng vô khuẩn 16,27mm, Shigella shigae : 15,00, Shigella sonnei : 11,92, Streptococcus hemolyticus : 24,08, Staphylococcus aureus : 17,58, Diplococcus pneumoniace : 15,75, Enterococus : 11,55, Bacillus subtilis : 11,0, còn đối với Shigella Ịlexneri không có tác dụng ức chế.

5.  Tác dụng diệt giun: Thí nghiệm trên giun đũa của lợn (Ascaris summ) sơ bộ thấy nhân trần có tác dụng tốt.

6.  Độc tính cấp: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bang đường uống, nhân trần với liều cao gấp 20 lần liều thưòng dùng, súc vật vẫn sống bình thường, về độc tính bán mãn, thí nghiệm trên thỏ với liều dùng 10g/kg/ngày trong 4 tuần lễ liên tiếp qua theo dõi kiểm tra các chỉ tiêu: hồng bạch cầu, huyết sắc tố, urê huyết, GOT, GPT và xét nghiệm vi thể các cơ quan gan, thận, thượng thận không phát hiện các hiện tượng nhiễm độc do thuốc.

Tính vị, công năng

Theo y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, cay; tính bình, vào các kinh tỳ, vị, can, đởm, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, chỉ thống, lợi tiểu, làm ra mồ hôi.

Công dụng

Trong y học hiện đại, nhân trần đã được Bộ môn truyền nhiễm Trường đại học Y khoa Hà Nội dùng điều trị thực nghiệm bệnh viêm gan do virus. Tất cả bệnh nhân dùng thuốc đéu là người lớn, vào viện trong giai đoạn cấp tính, có thời kỳ tiền hoàng đản và thời kỳ hoàng đản rõ rệt, xét nghiệm máu hoạt độ các men transaminaza đều tăng, trị bilừubin máu cũng tăng. Nhân trần được dùng dưới dạng sừô mỗi ngày một chai 100ml, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và chiều. Sau một thời gian điều trị, ở bệnh nhân dùng nhân trần trị bilirubin máu và hoạt độ men SGPT đều trở về mức bình thường. Đó là các dấu hiệu khách quan không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bệnh nhân cũng như của thâỳ thuốc. Ngoài ra , các triệu chứng chủ quan của bệnh nhân cũng được cải thiện rõ rệt, như hết mệt mỏi, hết đau vùng gan, ăn ngon giúp cho bệrih nhân chóng hồi phục . Còn trong y học cổ truyền, nhân trần được chữa vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông và cho phụ nữ sau khi đẻ làm ăn ngon, chóng lại sức. Liều dùng : 8 - 20g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, sirô hoặc thuốc viên.

Trong thú y, nhân trần được dùng chữa bệnh trâu bò ỉa phân trắng. Ở Trung Quốc, nhân trần còn chữa phong thấp cốt thống, khí trễ phúc thống, mụn nhọt, mẩn ngứa do ve bọ đốt; dùng phối hợp với các loại thuốc khác chữa bệnh viêm da đổng ruộng do ấu trùng sán vịt.

Chú thích. Tránh nhầm lẫn vói vị nhân trần cảo của Trang Quốc có tên khoa học là Artemìsia capillaris Thunb. thuộc họ Asteraceae.

Bài thuốc có nhân trần

1. Chữa sốt vàng da (mắt vàng, đái vàng, miệng khô, tiểu tiện khó): Nhân trần 20g, chi tử 12g, đại hoàng 4g, nước 500ml. Sắc còn 250ml, chia làm 3 lần, uống trong ngày.

2. Chữa say nắng, nhức đẩu, sốt nóng: Nhân trần, hành trắng, mỗi vị lượng bằng nhau (khoảng một nắm), sắc nước uống. (Nam dược thần hiệu)

3. Chữa mắt sưng đỏ đau: Nhân trần, mã đẻ, mỗi vị một nắm. sắc nước uống (Nam dược thần hiệu)

4. Chữa hoàng đản, ra nhiều mồ hôi, chân tay lanh mạch yếu: Nhân trần 24g, can khương 12g, cam thảo 8g phu tử chế 4g. Sắc nước uống.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC