Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nhàu

16:05 23/05/2017

Nhàu có tên khác: Cây ngao, nhàu rừng, nhàu núi.

Tên nước ngoài: Indian mulberry, east inđian mulberry, awl tree (Anh); morinde (Pháp).

Họ: Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Cây nhỡ hay cây to, cao 6 - 8m. Thân cành nhẵn, cành non mập, có 4 cạnh rõ, hơi dẹt, có rãnh, màu lục hoặc nâu nhạt. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 12 - 30cm, rộng 6 - 15cm, gốc thuôn hoặc hình nêm, đầu nhọn hoặc tù, mép uốn lượn, mặt trên xanh lục bóng, mặt dưới nhạt, cuống lá dài 0,5 - l,2cm; lá kèm to 0,8 - l,3cm, mép nguyên hoặc xẻ thuỳ

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đối diện với lá thành đầu tròn hoặc dài 2 - 4cm; hoa màu trắng sau vàng nhạt, kết thành khối và dính nhau bởi đài; tràng có ống dài 0,7 - 1,2cm, có lông ở họng, 5 cánh hình mác; nhị 5, chỉ nhị ngắn, có lông; bầu 2 ô. Quả thịt gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, hình trứng hoặc hình cầu, cao 3 - 4,5cm, khi chín màu trắng vàng hoặc hồng nhạt, mặt ngoài lồi lõm, chứa một lóp cơm mềm, ăn được; hạt nhiều.

Mùa hoa: tháng 11-2; mùa quả : tháng 3-5.

Nhàu và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Morinda L. có khoảng 65 loài, phân bố khắp vùng nhiệt đói và á nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 10 loài, Ấn Độ 8 loài, Lào 6 loài... Phần lớn các loài có ở Việt Nam đều là cây bụi, cây gỗ nhỏ, hoặc nhỡ, một số loài là dây leo. Những cây có tên " nhàu" gồm một số loài và thứ như nhàu (M. citrifolia L.), nhàu núi (M. citrifolla L. var. bracteata Hook.); nhàu lông hay nhàu rừng (M. tinctoria Roxb. và thứ var. tomentosa Hook.); nhàu nước (M. persicaefolia Ham. var. oblonga Pit.).

Nhàu phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới châu Á, từ Dpi Loan, Hải Nam - Trung Quốc đến Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Ân Độ, Australia, và một số đảo ở Thái Bình Dương. Cây còn được trồng ở một số địa phương Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Nhàu là cây ưa sáng, hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Trong tự nhiên, có thể thấy cây mọc ở rừng thứ sinh hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy. Nhân dân ở một số nơi rừng ven biển miền Trung (Khánh Hoà, Bình Định), vùng trung du phía bắc (Ba Vì-Hà Tây) thường trồng nhàu lẫn với cây ăn quả ở vườn. Ở Malaysia, cây còn được trồng cả ở cánh đồng. Nhàu ra hoa quả nhiểu hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, sau khi chặt tái sinh cây chồi gốc khoẻ. Bộ phận dùng Vỏ, rỗ, lá, quả phơi hoặc sấy khô.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng hạ huyết áp: Trên thỏ và mèo thí nghiêm nước sắc rẻ nhàu 2:1 bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều lml/kg thể trọng gây hạ huyết áp 15 - 16% so với huyết áp ban đầu; tác dụng này kéo dài trong vòng 15 - 20phút. Bằng đường uống, dạng cao cồn 2:1 với liều 4ml/kg có tác dụng hạ huyết áp đạt tới 45% và kéo dài trong 240 phút. Thuốc có tác dụng gây giãn mạch, đối kháng với tác dụng gây tăng huyết áp của adrenalin noradrenalin và làm mất tác dụng của nicotin. Trên điện tâm đồ mèo, thuốc không gây ảnh hưởng rõ rệt đối với tần số co bóp của tim. Thuốc không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng bài niệu và điện giải đổ.

2. Đối với hệ thần kinh trung ương, rễ nhàu có tác dụng ức chế nhẹ.

3. Độc tính: Rỗ nhàu có phạm vi sử dụng an toàn khá rộng. Về độc tính cấp, thí nghiệm tiến hành trên chuột nhắt trắng bằng đường uống vói liều 80g/kg thể trọng, chuột dùng thuốc không có biểu hiện ngộ độc cấp và sống bình thường, về độc tính bán mãn, thí nghiệm trên thỏ với liểu hàng ngày 8g/kg dùng liên tục trong 15 ngày không ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và chức năng gan thận (Công trình nghiên cứu khoa học y dược 1981 - Bộ Y tế - trang 193). Theo các tài liệu nước ngoài, rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, hạ sốt, tẩy giun sán.

Tính vị, công năng

Rễ nhàu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

1. Rễ nhàu được nhân dân miền Nam dùng chữa cao huyết áp. Rễ thái nhỏ, phơi khô sắc nước uống thay chè với liều 10 -20g mỗi ngày. Sau khi dùng thuốc 14 -15 ngày, bắt đầu thấy kết quả; sau đó giảm liều dùng liên tục trong vài tháng thì huyết áp ổn định Ngoài ra, rễ nhàu thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một thìa canh chữa chứng nhức mỏi, đau lưng, tê bại. Có thể dùng quả nhàu non thái mỏng, sao khô, để thay thế. Rỗ nhàu phối hợp với muổng trâu, rễ gừa, cù đèn, thài lài, co bấc, vòi voi, ngũ gia bì chân chim, quao nước Với liều lượng bằng nhau, phơi khô sắc uống, chữa sỏi thận.

Theo Đào Văn Phan, Trân Ngọc Ân, báo ' nước rễ nhàu có tác dụng tốt đối với viêm khớp dạng thâp ớ giai đoạn I và II. Qua điều trị bằng rễ nhàu, kết quả đat 91 6%, trong đó tốt chiếm 56%, trung bình 35,6%.  Quả nhàu chín ăn với muối có tác dụng giúp tiồu hoá nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh.

Quả nhàu non (3 quà) phối hợp với rề mía dò (lOg), củ tầm sét (lOg); phơi khô tán nhỏ, sắc với 400ml nước còn lOOml, uống trong ngày chữa tụ huyết do ngã hay bị đánh. Quả nhàu nướng chín ăn chữa kiết lỵ. 3 Lá nhàu,đổ tươi,rửa sạch giã nhỏ đắp, làm mụn nhọt sớm mưng mủ, mau lành, chóng lẽn da non. Lá nhàu phơi khô (lOg) thái nhỏ sắc uống chữa sốt rét, kiết lỵ. Lá nhàu còn được dùng nấu canh ăn. Các nước ở châu Á cũng dùng các bộ phận của cây nhàu để làm thuốc. Ở Trung Quốc, Nhật Bàn, nước sắc rề nhàu được dùng làm thuốc bổ, thuốc hạ sốt. Ở Đài Loan, nước sắc của rễ dùng chữa lỵ. Ở Philippin, cao toàn phần rỗ nhàu chữa bệnh cao huyết áp, sung huyết, trĩ, xuất huyết não. Ở Malaysia, lá nhàu hơ nóng đắp lên ngực, bụng chữa ho, nôn mửa, đau bụng, lách to. Nước ép từ quả chữa ho, sốt, tiểu tiện khó, đái đường, giun sán, kinh nguyệt không đều. Dịch hãm từ vỏ, rễ hoặc quả nhàu được dùng để rửa vết thương giúp chóng lành bệnh.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC