Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nhện

09:05 20/05/2017

Uroctea compactilis Koch

Tên khác: Nhện nhà, nhện ôm trứng.

Tên nước ngoài: Spider (Anh), araignée (Pháp).

Họ: Nhện (Urocteidae).

Mô tả

Cơ thể nhện chia làm hai phần : Đầu - ngực và bụng nối liền bằng một cái cổ hẹp. Đầu nhỏ mang hai ngàm răng và tua ngàm ngắn. Ngực mang 4 đôi chân dài chia đốt. Bụng tròn hoặc bầu dục, có một túi kén đặc biệt mang trứng trong mùa sinh đỏ. Toàn thân phủ đầy lông tơ. Nhện đực nhỏ hơn nhện cái. Còn nhiều loài nhện khác, chưa được nghiên cứu sử dụng.

Phân bố, sinh thái

Nhện phân bố ở khắp nơi, từ vùng đầm lầy đến vùng núi cao, thường sống ở trong nhà, nơi có người ở, ăn ruồi, muỗi và những côn trùng nhỏ khác bằng cách nhả tơ kết thành mạng dể bảy. Đẻ trứng vào túi kén mang theo mình đến khi nở ra nhện con.

Bộ phận dùng

Toàn thân con nhện hoặc nhện đang ôm trứng, được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là bích tiền, tri thù. Không dùng nhện hoang ở rừng núi, vách đá.

Bao trứng nhện (bích tiền mạc), xác nhện (tri thù xác), màng tơ nhện hay mạng nhện (tri thù ty hay tri thù võng) cũng được dùng.

Tính vị, công năng,công dụng

Nhện có vị mặn, nhạt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng chống viêm, tiêu thũng, giải độc.

Nhện (2 con) bỏ chân, sao cháy, nghiền nhỏ, hoà vào một chén nhỏ sữa lợn cho trẻ uống dể chữa cứng hàm, không bú được. Hoặc nhện (1 con to) phối hợp với kim ngân hoa (12 g) bọc đất sét, nung chín, lấy ra nghiền nhỏ, đắp chữa trĩ đau nhức (Nam dược thần hiệu).

Nhện (2-3 con) nghiền nhỏ, ngâm rượu trắng trong vài ngày, rồi gạn lấy phần trong, uống trước khi đi ngủ, bã dắp ngoài, chữa nổi hạch ở dưới hàm (Kinh nghiệin của lương y Lê Trần Đức -Hà Nội).

Nhện to (1 con) bỏ chân, dùng riêng hoặc giã nát với một củ hành tươi, đáp băng chữa mụn nhọt chưa vỡ mủ, đinh râu (Lương y Nguvẽn Vãn Tùy - Hà Nội).

Nhện to (1 con) đốt cháy khoảng 7/10, tán nhỏ, hoà với dầu tràm, bôi chữa lòi dom (Lươngy Vũ Văn Kính - Thành phố Hồ Chí Minh).

Nhện (1-2 con) bọc bằng đất nhão, đem nung đỏ. Để nguội, đập đất, lấy nhện tán nhỏ, trộn thật đều với 5g khinh phấn đã tán mịn, rồi xát vào nách sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và lau khô. Chữa hôi nách. Ngày làm hai lần (Lương y Lê Thái Hoà-Hà Nội). Theo kinh nghiệm dân gian, nhện (1-2 con) hoặc bao trứng nhện (1-2 cái) sao hoặc nướng vàng, tán bột, uống làm 2 lần trong ngày, chữa đái dầm, mồ hôi trộm, cam còm, mụn nhọt. Để chữa đầy hơi, chướng bụng ở trẻ em, lấy nhện to (1 con) hoặc xác nhện (3-4 cái) nướng vàng, dùng riêng hoặc phối hợp với tổ tò vò (1 nắm nhỏ) sắc với 400 ml nước còn 100 ml uống làm hai lần trong ngày.

Dùng ngoài, lấy nhện giã nát, đắp trị rắn, rết cắn. Xác nhện tán nhỏ, xát vào chỗ đau chữa sâu răng. Màng tơ nhện, dùng đắp vết thương để cầm máu, là kinh nghiệm của người Hy Lạp cổ. Họ coi mạng nhện như một loại kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa chảy máu và nhiễm khuẩn.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng nhện chữa trúng phong, kinh giật, cấm khẩu, cam tích, nhọt độc, tràng nhạc, lở ngứa, sa tinh hoàn. Tổ nhện (3 cái) luyện toàn tính với phèn trắng (5 g) tán nhỏ, uống với nước ấm, chữa viêm amiđan.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC