Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nhím

09:05 20/05/2017

Nhím có tên đồng nghĩa: Hystrix hodgsoniL.

Tên khác: Nhún chồn, dím.

Tên nước ngoài: Ileđgehog, cresced porcupine (Anh); porc - epic (Pháp).

Họ: Nhím (Hystricidae).

Mô tả

Thân dài khoảng 70cm, đầu nhỏ, mõm nhọn. Chân ngắn có móng nhọn. Bộ lông dài, phần lớn biến thành gai cứng, đầu mút nhọn. Gai lưng có hai loại dài và ngắn xen kẽ, màu đen hoặc nâu pha trắng, bụng có lông mềm màu xám. Các loài nhím Acanthion brachyurus L., A.klossi Thomas, cũng được sử dụng.

Phân bố, sinh thái

Nhím phân bố ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia... Ở Việt Nam, nhím có ở khắp rừng núi từ Tây Bắc, Việt Bắc, Khu Bốn qua Tây Nguyên đến các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhím có bộ lông nhọn, không giũ ấm được cho cơ thể. Khi nhiệt dộ ngoài trời hạ xuống 15°c, nó thường ngủ cuộn tròn lại trong hốc cây hoặc hốc đá. Nhím sống từng đôi ở gần nương rẫv, ăn hại hoa màu. Dáng chậm chạp; tính nhút nhát, gặp kẻ thù thì xù lông, giật lùi để chống trả. Kiếm ăn về đêm. Thức ăn của nhím gồm măng non, rễ củ, hạt... Mùa sinh dẻ vào tháng 3-5.

Nhím dã được nuôi thử nghiệm ở gia đình với kết quả tốt.

Bộ phận dùng

Da nhím được dùng trong y học cổ truyền, với tên thuốc là thích vị bì. Lông nhím là hào trư mao thích. Dạ dày nhím là hào trư đỗ. Bắt nhím về, lột da, rắc vôi bột ỏ mặt trong cho đều, rồi để nơi thoáng gió cho khô. Da nhím như một tấm bàn chải hình nhiều cạnh, mép cong, mặt ngoài phủ đầy gai cứng chi chít, dài ngắn không đều, màu trắng đen, mặt trong màu trắng xám, có mùi tanh đặc biệt.

Khi dùng, ngâm da nhím vào nước cho mềm, cạo sạch lông, gai, thịt và mỡ. Để ráo nước, cắt thành từng miếng nhỏ, phơi khô rồi sao nóng với bột hoạt thạch (bột talc) cho dến khi dược liệu có màu vàng. Lấy ra, chải cho hết lớp bột hoạt thạch, cạo lần nữa cho sạch lông.

Tính vị, công năng

Thịt nhím có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi đại tràng, tiêu cổ trướng, trị nhiệt phong. Da nhím có vị dắng, tính bình, có tác dụng mát huyết, làm se, cầm nôn, giảm đau. Lông nhím có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí, chống viêm. Dạ dày nhím có vị ngọt, đắng, tính lạnh, vào hai kinh vị và đại tràng, có tác dụng giải độc, giảm đau, cầm máu.

Công dụng

- Thịt nhím được dùng lừ lâu theo các sách thuốc cổ, để trị đại tiện không thông với liều 30-60 g dưới dạng thức ăn - vị thuốc. 

- Da nhím dược dùng trị chứng ăn vào mửa ra, đau bụng. Liều dùng hàng ngày là 6-16g dưói dạng thuốc sác hay thuốc bột. Nếu đem da nhím đốt cháy, tán nhỏ, uống với nước chữa trúng độc; uống với ít rượu chữa kiết lỵ. Phụ nữ có thai không được dùng.

- Lông nhím phối hợp với giun đất và quả bồ kết (liều lượng bằng nhau) đốt thành than. Mỗi lần uống 4-8 g với nước đun sôi, chữa cấm khẩu. Ngày dùng hai lần. Dùng ngoài, lấy lông nhím, tóc phụ nữ, phèn chua, sa nhân, vỏ cây nhừ, rễ cỏ tranh, lá và vỏ câv khế, băm nhỏ nấu nước tắm chữa lở ngứa.

- Dạ dày nhím đem cắt nhỏ, sao cho phồng, tán bột. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 2-4 g với nước sắc hoa hoè (10 g) chữa lòi dom chảy máu. Để chữa ngộ độc, lấy dạ dày nhím (1 cái) rửa sạch, phơi hoặc sấv khô, giã nhỏ, trộn với gạo cẩm (100 g) rang vàng, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần lOg.

Có nơi, nhân dân dùng cả dạ dày nhím còn chứa thức ăn bên trong phơi hoặc sấy khô, tán khỏ, uống với nước cơm, mỗi ngày l0g vào lúc đói, chữa bệnh đau dạ dày.

Bài thuốc có nhím

1.Chữa trĩ: Da nhím, mai ba ba, tổ ong, xác rắn, móng giò lợn (lượng mỗi thứ bằng nhau) đốt thành tro, trộn dều. Mỗi ngàv uống 8g với nước ấm (Nam dược thần hiệu). Hoặc da nhún và da con trâu trắng (bạch ngưu bì) dốt thành than; hoa hoè và chỉ xác đem sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn. Trộn chung với lượng bằng nhau, mỗi lần uống 12 g. Kết hợp lấy nước lá kinh giới rửa sạch.

2.Chữa gai dằm, mảnh đạn cắm vào da thịt: Lông nhím và ốc đồng, đốt thành tro, rồi trộn với mầm lúa nếp và dây tơ hồng giã nhỏ, làm thành bánh, đắp.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC