Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nho

16:05 23/05/2017

Nho có tên nước ngoài: Grapes, parsley grape, wine grape (Anh); vigne (Pháp).

Họ: Nho (Vitaceae).

Mô tả

Cây leo, sống lâu năm, dài hàng mét. Thân cành mảnh, có vỏ ngoài màu lục sau chuyển màu xám nâu, thường bong ra từng mảng mỏng. Lá mọc so le, hình chân vịt, chia 5-7 thùy nông, gốc hình tim, mép khía răng không đều, hai mặt gần như cùng màu; cuống lá dài; lá kèm sớm rụng; tua cuốn đối diện vói lá, chia 2 nhánh.

Cụm hoa mọc thành chùm xim hai ngả; hoa đều, màu lục nhạt; cụm hoa tạp tính, khác gốc, có gốc mang hoa đực và hoa lưỡng tính, một số khác mang hoa cái và hoa lưỡng tính; đài hình chén, có 5 răng nhỏ; tràng 5 cánh rời ở gốc, liền ở đầu; nhị 5, xếp trước cánh hoa; bầu thượng, 2 ô.

Quả mọng, hình trứng hoặc hình cầu, vỏ mỏng, chứa 4 hạt hình quả lê. Mùa hoa quả: tháng 5-7. Cây rất đa dạng, do chọn lọc lai tạo để có nhiều giống tốt.

Nho và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Vitis L. có khoảng 60 loài trên thế giói, đều là dây leo, phần lớn rụng lá vào mùa đông hay mùa khô, chỉ có một số loài mọc ở vùng nhiệt đới là cây thường xanh quanh năm. Ở Việt Nam, chi này có 5, 6 loài, trong đó nho là cây ăn quả nhập nội.

Cây nho có nguồn gốc hoang dại ở khu vực từ Đông Bắc Afghanistan đến biên giới phía nam giáp biển Đen. Cây đã được trồng cách đây khoảng 4000 - 5000 năm. về sau mới phát triển rộng ra vùng Địa Trung Hải, Tây Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Nho được các nhà thám hiểm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đưa sang châu Mỹ, sau thời kỳ C. Côlômbô tìm ra vùng đất mới này (Saichol Ketsa & E.W.M. Verheij, 1992).

Lịch sử trổng nho ở Việt Nam có lẽ chỉ cách dây vài trăm năm, do các giáo sĩ người châu Âu mang đến (?). Hiện nay cây được trồng rải rác khắp các địa phương, từ vùng đổng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới điển hình (ở miền Nam) đến vùng có khí hậu nhiệt đới núi cao trên 1500m (ở SaPa - Lào Cai, Đồng Văn, Phó Bảng - Hà Giang).

Trên thế giới có rất nhiều giống nho trổng khác nhau. Chúng phân biệt bởi năng suất, phẩm chất của quả cũng như biên độ sinh thái của các giống được tạo ra. Song nhìn chung các giống nho có chung đặc điểm là rụng lá, có dạng chồi ngủ qua đông hoặc qua mùa khô, ra hoa quả nhiều hàng năm, thụ phấn chéo nhờ gió và côn trùng vì bao phấn và nhuỵ hoa "chín" không cùng một lúc.

Cây có khả năng mọc chồi khỏe sau khi bị chặt. Do đó, sau mỗi mùa thu hoạch cần chặt bỏ toàn bộ cành cũ, nhằm tạo ra những thế hệ cành mới có khả năng ra nhiều hoa quả hơn.

Cách trồng

Cây nho ưa ánh sáng, ưa nắng, chịu được nhiệt độ cao nhưng sợ độ ẩm cao, nhiều mưa. Ở Việt Nam, nho được trồng ở khắp nơi, song chỉ có vùng Ninh Thuận là thích hợp nhất. Nho chủ yếu được nhân giống bằng giâm cành hoặc chiết. Giâm cành là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất. Chọn những cành già, khỏe mạnh có đường kính 7 - 10mm, cắt thành đoạn dài 20cm có 3 4 mắt, đem giâm trong cát, mùn cưa hoặc rêu trong 7 -14 ngày ở nơi có bóng râm và giữ ẩm. Khi mô sẹo hình thành, mắt bắt đầu nảy chồi thì giâm sang túi PE có chứa đất + mùn (1: 1) và một lượng phân khoáng thích hợp. Thưòng chỉ cần giâm trong túi PE khoảng một tháng, đặt ở nơi có giàn che. Sau dó, bỏ giàn đợi một tuần cho cày cứng cáp, có thể đem trồng. Khi cần cây để giặm và muốn cho khỏi bị cây mọc trước lấn át thường dùng phương pháp chiết cành. Cành chiết phải chọn hơi to (đường kính trên l,2cm), bóc một khoanh vỏ dài 2 - 3cm, cạo đến gỗ, bọc rêu, mùn cưa hay đất trộn rơm rạ băm nhỏ, ngoài cùng cuốn một lượt PE sau khoảng 4 tuần, cành ra rễ.

Thời vụ trồng nho tốt nhất ở miền Bắc là mùa xuân, ở miền Nam là đầu mùa mưa. Đất trổng nho phải tốt, thoát nước, độ pH từ 6,5 - 7. Đất cần được làm kỹ, khơi rãnh thoát nước, nếu chua, bón thêm tro, vôi. Khoảng cách trồng giữa các hàng là 3 - 4m, giữa các cây là 2 - 3m (khoảng 1000 cây/ha). Nho còn được trồng với quy mô hẹp thành từng giàn ở trước sân, quanh nhà. Nho là cây dây leo rất cần giàn. Tốt nhất là làm giàn lâu bền bằng cột xi măng cốt sắt hình chữ T và căng dây thép lên thanh ngang của chữ T. Cây cần rất nhiều phân bón. Ở điều kiện Việt Nam, có thể bón mỗi năm cho một gốc là lkg đạm sulfat, 1,5kg Sulfat kali và 20 - 30kg phân chuồng. Phân chuồng bón lót vào năm đầu, còn các năm sau bón một lần vào đầu năm. Phân khoáng chia làm nhiều lần, bón sau khi đốn và khi cây bắt đầu ra quả.

Cắt tỉa là một kỹ thuật rất quan trọng trong nghề trổng nho. Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam nho sinh trưởng liên tục, không có thời gian nghỉ đông. Sau khi thu hoạch quả xong, người ta đợi 1- 2 tháng rồi bón phân (nặng đạm, lân, nhẹ kali), sau 1-2 tuần, vặt hết lá rồi đốn bằng cách đùng kéo cắt loại bỏ cành nhỏ, chỉ dể lại cành khung và cành quả mọc trên dó. Cắt ngọn của những cành quả, để lại 4 - 7 mắt. Từ những mắt này sẽ sinh ra cành quả mới. Buộc các cành quả mới cho đều trên giàn. Mỗi mét vuông giàn chỉ nên giữ 10 - 12 cành quả. Sau khi thu hoạch xong, lại cho cây nghỉ 1-2 tháng rồi tiếp tục đốn tỉa... Mỗi năm đốn 2 lần và thu quả 2 lần, có khi tới 5 vụ trong 2 năm. Ngoài việc đốn tỉa, còn có thể điều chỉnh thời gian quả lớn và chín vào những thời vụ có điều kiện thời tiết thuận lợi cho năng suất và chất lượng quả.

Sâu và bệnh hại là trở ngại lớn nhất cho nghề trồng nho. Những sâu chính là bọ cánh cứng, rệp sáp, nhện dò ruổi đục quả; bệnh chính gồm sương mai, thán thư phấn trắng, thối đen... Cần thường xuyên theo dõi phát hiện sâu, bệnh kịp thời và áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, nếu không sẽ mất trắng. Giống như cam, quýt, quả nho không chín thêm sau khi hái. Do đó, phải để quả chín kỹ trên cây. Khi thu dùng kéo cắt cả cành, tốt nhất cắt vào buổi sáng khi trời còn mát. Nho ở Việt Nam có thể cho thu hoạch liên tục trong khoảng 10-12 năm, sau đó phải phá đi trồng lại. Mỗi vụ đạt năng suất khoảng 10 - 12 tấn quả tươi/ha.

Bộ phận dùng

Toàn cây, dùng tươi hoặc phơi khô.

Tác dụng dược lý

Rượu vang chế biến từ nho đỏ có tác dụng ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn và có tác dụng diệt khuẩn đối với Escherichia coli do chứa polyphenol. Lá cây nho đỏ đưói những dạng bào chế khác nhau, có tác dụng chống siêu vi khuẩn bệnh ecpet HSV-1 in vitro. Những khác nhau về hoạt tính giữa các cao chiết của cùng một dạng bào chế và giữa 3 dạng bào chế cho thấy tầm quan trọng của sự chiết xuất bằng nước và xử lý ở nhiệt độ thấp.

Procyanidin chiết xuất từ hạt nho, được nghiên cứu in vitro về tác dụng chống đột biến, đã thể hiện là những tác nhàn có hoạt tính mạnh chống lại sự đột biến tự nhiên của Saccharomyces cerevisiae cả ở mức độ ty lạp thể và nhân tế bào. Hoạt tính này một phần có thể do tác dụng chống oxy - hóa của procyanidin và là cơ sở hợp lý để sử dụng chất này trong hóa trị liệu dự phòng nhiều chứng bệnh. Lá nho có tác dụng chống viêm phụ thuộc vào liều.

Tính vị, công năng

Quả nho vị ngọt, hơi chua, tính bình, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ tê thấp, lợi tiểu tiện, đại bổ khí huyết.

Công dụng

Nho được dùng chữa đau lưng, mỏi gối, đái buốt, nôn oẹ. Liều dùng là 20 - 40g lá, dây, rễ sắc uống. Quả nho 40g, ăn hay sắc uống chữa động thai hay nôn nghén. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, nho tươi có tác dụng nhuận tràng, bổ dạ dày, lợi tiểu, làm dịu và mát.

Nho khô cũng có tác dụng làm dịu, nhuận tràng, làm mát và long đờm. Quả nho dược dùng điều chế các chế phẩm thuốc. Dịch ép quả xanh là chất làm săn dùng điều trị bệnh về họng. Lá đôi khi được dùng trị tiêu chảy. Nhựa của cành non trị bệnh ngoài da và viêm mắt. Quả nho có trong thành phần một bài thuốc cổ truyền Ấn Độ gồm nhiều dược liệu là thuốc trợ tim. Ở miền Nam nước Ý, nhân dân dùng lá nho nghiền nát trong dầu ô liu đắp trị viêm da. Nước ngâm lá nho có tác dụng sát khuẩn trị áp xe, quả nho ăn sống làm thuốc nhuận tràng ở Angiêri.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC