Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Núc Nác

09:05 25/05/2017

Oroxylum indicum (L.) Vent.

Tên khác: Nam hoảng bá, ngúc ngác, mộc hổ diệp, mạy ca, phắc ca (Tày), co ca liên (Thái), ngòng pắng điẳng (Dao), p'sờ lụng (K'Ho).

Tên nước ngoài: Indian trumpet flower, broken bones, midday marvel (Anh); oroxyle, calosanthe (Pháp).

Họ: Hoa chùm ớt (Bignoniaceae).

Mô tả

Cây nhỡ, cao 8 - 10 m, có khí hơn. Thân nhẵn, ít phân cành, có những sẹo to do lá rụng để lại; vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng nhạt. Lá to, mọc đối, xẻ 2 - 3 lần lông chim, dài đến 1,5 m, tập trung ở ngọn thân, lá chét hình bầu dục, nguyên, dài 6,5 - 14cm, rộng 3,5 - 8 cm, gốc tròn, hơi lệch, đầu nhọn, mặt dưới nhẵn hoặc hơi có lông; cuống lá kép hình trụ, mập.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm, cuống mập, thẳng, dài 40 - 80 cm, mang nhiều sẹo rõ ở phía dưới; lá bắc nhỏ; hoa to màu nâu đỏ sẫm; đài hình chuông, lá đài ngắn; tràng dày, nhẵn, ống tràng hình chuông, hơi phình ở họng, 5 cánh hoa hàn liền chia 2 môi, mép nhăn nheo có răng cưa, cong gập xuống; nhị 5, 4 cái đều và 1 cái hơi ngắn hơn, chỉ nhị có lông mịn ở gốc; bầu thuôn, dài.

Quả nang, dẹt và cong, dài 50 - 80 cm, rộng 5-7 cm, dày 8 mm, khi chín nứt làm hai mảnh; hạt rất nhiều, hình bầu dục, cứng, có cánh mỏng bao quanh.

Mùa hoa: tháng 5 - 7; mùa quả: tháng 8 - 10.

Núc nác và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Oroxylum Vent, chỉ có một loài là núc nác ở Việt Nam. Trên thế giới, núc nác phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm Srilanca, Ân Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Philippin, đảo Selip và Timor của Indonesia. Ở Việt Nam, núc nác cũng là cây phổ biến từ vùng núi có độ cao khoảng 1300 m (ở xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà giang) đến các tỉnh trung du và đồng bằng ven biển. Cây còn được trồng ở vườn làm giá thể cho trầu không và hồ tiêu leo (vùng Quảng Bình đến Quảng Nam).

Núc nác thuộc loại cây gỗ mọc nhanh, thường thấy ở ven rừng núi đá vôi, rừng thứ sinh, đất sau nương rẫy và dọc theo hai bên bờ thượng nguồn các dòng sông (Hồng, Chảy, Gâm...)- Cây ưa mọc trên đất tơi xốp, có tầng đất mặt sâu, dễ thấm nước. Ở các tỉnh miền Trung, núc nác mọc được cả trên loại đất pha cát của vùng ven biển. Cây có khả năng chịu hạn và chịu nóng tốt.

Khi bị cháy rừng, cây có thể tồn tại do có lớp vỏ thân dày và hệ thống rễ phát triển. Ra hoa quả hàng năm, tuy nhiên tỷ lệ hoa đậu quả chỉ khoảng 10 - 30%. Hạt núc nác có cánh màng, phát tán xa nhờ gió. Tuy nhiên chỉ có một số ít hạt có thể nảy mầm khi rơi được xuống mặt đất; còn phần lớn bị mắc trên cành cây hoặc đám cỏ không có cơ hội nảy mầm. Phần gốc thân khi bị chặt có thể tái sinh cây chồi.

Nguồn núc nác ở Việt Nam tương đối dồi dào. Các tỉnh có trữ lượng lớn hiện nay là Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, Thanh Hóa... Ở mỗi tỉnh ước tính có thể khai thác được hàng trăm tấn nguyên liệu.

Cách trồng

Núc nác được nhân giống dễ dàng bằng hạt hoặc bằng cành. Thời vụ gieo trồng vào mùa xuân. Hạt chín được thu vào lúc quả chuyển sang màu vàng. Nếu để quả quá già tự tách hạt sẽ văng ra và bay theo gió. Hạt thu xong đem phơi khô và bảo quản đến mùa xuân năm sau thì gieo trong vườn ươm, sau đó đánh cây con đi trồng. Nếu không cần nhiều cây giống, dùng cách giâm cành. Chỉ cần cắm cành xuống đất và giữ ẩm là được. Còn có thể thu gom cây con mọc từ hạt để trồng.

Núc nác không kén đất nhưng ưa nơi ẩm, mát. Khi trồng, đào hố 40 X 40 X 40 cm khoảng cách 2 X 2 m, bón lót ít phân chuồng, đặt cây và giữ ẩm 7 - 10 ngày. Có thể trồng xen với các cây lưu niên khác.

Cây không cần chăm sóc đặc biệt.

Bộ phận dùng

Vỏ thân và hạt. vỏ thân, thu hái khi cần thiết, phơi khô hoặc cạo lớp vỏ bần rồi thái phiến dài 2 - 5 cm, dầy 1-3 mm phơi khô. Khi dùng, để nguyên hoặc sao nhỏ lửa cho vàng. Hạt thu hái ở quả núc nác chín (mộc hồ điệp) vào mùa thu đông, phơi khô. Khi dùng, có thể trích với muối ăn (mộc hồ điệp 10 kg, muối ăn 400 g, nước sôi để pha vừa đủ, bằng cách ngâm tẩm mộc hồ điệp với nước muối, trong 30 phút cho ngấm hết muối, rồi dùng lửa nhỏ sao cho có màu đen.

Thành phần hóa học

Vỏ rễ và vỏ thân núc nác chứa các flavonoid: oroxylin A (vỏ thân 0,65%, vỏ rễ 0,86%), baicalein (vỏ thân 0,5%) chrysin (vỏ cành 0,35%) (The Wealth of India, vol VII, 1960 p. 108). Vỏ thân còn chứa acid p-coumaric 1,84% (Gaitonde R.V; Sapre s.p, CA. 112, 1990 3824 p). vỏ rễ còn chứa các dẫn chất naphtalen, 3. methoxy 6,7 dohydroxy flavon và acid ellagic (1 kg cho 100 mg ellagic) (CA - 115, 1991, 1895555s; CA: 122, 1995, 114728 m; 124,1996, 170694 a)

Hạt núc nác đem chiết với ether dầu hoả sẽ thu được 20% chất dầu không khô, màu vàng sáng với các hằng số: tỳ trọng 25° 0,9062; n25 1,4646 chỉ số acid 0,71, chỉ số xà phòng 183,9, chỉ số iod 71,5, phần không xà phòng hóa 1,36%, các acid béo gồm 80,4% acid oleic, 19,6% các acid chưa no (palmatic, stearic, lignoceric). Hạt chứa các flavonoid baicalein, tetuin (baicalein 6. glucosid) baicalin (baicalein 7. acid glucuronic).

Tomimori, Tsuyoshi và cộng sự đã tách được 12 hợp chất flavonoid từ hạt núc nác. Các hợp chất có dây nối glycosyl - glycosyl được xác định là baicalein 7-0 -gentio - biolosid (CA - 109, 196980f).

Teshima, K.s Ichữo, Kaneko Tesno đã tách đươc các chất phenyl ethanoid, và cyclohexyl ethanoid từ quả núc nác (CA. 125, 1966, 338819s).

Ngoài ra, nhiều tác giả khác đã tách được từ núc nắc các chất: 5 hydroxy 6,7 dimethoxyflavon 5 6 dihydroxy - 7 - methoxy flavon; neglectein hispidulin, apigenin, chrysin - 7- O- ß- D- glucopyranosid aquinoctin... và các sterol như ß sitosterol, acid tannic,-và galactose (Trung dược từ hải II. 808).

Tác dụng dược lý

Vỏ núc nác đã được nghiên cứu thực nghiệm thấy có tác dụng rõ rệt chống dị ứng và làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân độc hại. Nó làm giảm độ thấm của mạch máu ở chuột đã gây mẫn cảm bằng lòng trắng trứng hoặc ở nơi tiêm trong da chất formalin và histamin cho chuột bình thưòng. Núc nác có tác dụng ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, tác dụng này thể hiện mạnh hơn ở động vật đã được gây mẫn cảm. Độc tính của vỏ núc nác rất thấp. Flavonoid chiết từ vỏ núc nác có tác dụng chống choáng phản vệ gây bằng lòng trắng trứng trên thỏ và chuột lang và không có tác dụng bảo vệ đối với choáng gây bằng histamin trên chuột lang. Chất này có tác dụng ức chế phù gây bằng lòng trắng trứng trên tai thỏ và không gây độc đối với động vật thí nghiệm.

Chế phẩm Nunacin bào chế từ flavonoid toàn phần chiết ở vỏ núc nác đã được dùng điều trị 37 bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Số ngày điều trị cho mỗi bệnh nhân là 54 - 191 ngày. Kết quả: 14 bệnh nhân khỏi, 18 bệnh nhân đỡ nhiều, 5 trường hợp không có kết quả. Có 20 trong số 30 bệnh nhân nói trên đã được điều trị phối hợp với mỡ salicylic bôi ngoài da.

Nunacin còn được dùng trong những trường hợp sau:

- Điều trị 62 trẻ em bị bệnh hen phế quản. Có 41 bệnh nhân thu được kết quả tốt hoặc khá, chiếm tỷ lệ 66,1% và 21 bệnh nhân không kết quả, tỷ lệ 33,9% (trong đó 10 bệnh nhân nặng). Trong thời gian điều trị từ 3 đến 12 tháng, không trường hợp nào có biểu hiện độc hại.

-'Điều trị 23 bệnh nhân bị tổ đỉa phối hợp với bôi thuốc tây y ngoài da. Kết quả: 18/21 khỏi nhiêm trùng, 2/21 đỡ nhiều, 1/21 không khỏi nhiễm trùng- Về khỏi mụn nước đạt 5/23, đỡ nhiều 7/23, đỡ ít 7/23, không khỏi 4/23. 

- Điều trị 50 bệnh nhân mày đay với kết quả khỏi 58%, đỡ 28% và không kết quả 14%.

Chế phẩm Oroxin là cao toàn phần của vỏ núc nác để điều trị 30 bệnh nhân mày đay. Kết quả khỏi 56 6%, đỡ nhiều 16,6%, đỡ ít 6,6%, không đỡ 20%. So với Nunacin, Oroxin tác dụng không được bền vững và tái phát nhiều hơn sau khi ngừng thuốc. Oroxin cũng như Nunacin không gây tác dụng phụ khi dùng dài ngày trên lâm sàng.

Vỏ và quả núc nác có tác dụng ức chế co thắt gây bởi acetylcholin và histamin trên hồi tràng cô lập chuột lang.

Tính vị, công năng

Núc nác có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh can giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, nhuận phế, chỉ khái, chỉ thống.

Công dụng

Vỏ núc nác được dùng chữa các chứng bệnh vàng da, dị ứng mẩn ngứa, viêm họng, ho khàn tiếng, đau dạ dày, lỵ, viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu, trẻ con ban, sởi. Ngày đùng 8 - 16 g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.

Hạt núc nác chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày, đau bụng, vết loét không liền miệng, ngày uống 2 - 3 g dạng thuốc sắc (chữa ho) hay sấy khô tán nhỏ (chữa đau dạ dày). Dùng ngoài tán bột rắc lên vết lở loét, mụn nhọt vỡ lâu ngày không liền miệng.

Kiêng kỵ: Người hư hàn đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy không nên dùng núc nác.

Phần lớn các bộ phận của cây núc nác được dùng trong y học cổ truyền Ân Độ. vỏ rễ tươi và toàn bộ rễ sẽ mất hoạt tính sau một số tháng bảo quản, vỏ rễ là thuốc bổ và làm săn, chữa ỉa chảy, kiết lỵ, làm toát mồ hôi, thấp khớp. Dùng ngoài, vỏ rễ được đun sôi trong dầu vừng, bôi chữa chảy mủ tai. Quả non được dùng làm mát và dễ tiêu. Hạt làm thuốc tẩy.

Ở Malaysia, nước sắc lá núc nác uống chữa đau dạ dày và thấp khớp; dùng ngoài chữa lách to, nhức đầu và các bệnh loét, vỏ và hạt được dùng trong thú y.

Thuốc cổ truyền Ấn Độ bào chế bằng cách chiết rễ núc nác trong dầu cùng với 16 dược liệu khác được đùng để chữa chứng tóc sớm bị hoa râm.

Ở Nepal, vỏ thân và rễ núc nác được dùng làm thuốc chống viêm.

Bài thuốc có núc nác

1. Chữa táo bón:

Vỏ núc nác, lá cối xay (liều lượng bằng nhau) sắc uống.

2. Chữa ngộ độc do ăn thịt động vật bị bệnh:

Vỏ núc nác tán bột hoặc sắc uống.

3. Chữa sai khớp xương, bong gân:

Vỏ núc nác, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sòi, gừng sống, lá canh châu, lá đau xương, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, nghệ, hạt chấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế (nếu có sưng cơ thì bỏ lá đau xương, thêm giấm). Các vị giã nát, sao nóng mà chườm.

4. Chữa mẩn ngứa:

Vỏ núc nác, thạch cao, lá chàm, dây vàng giang, mỗi vị 20 g, sắc uống.

5. Chữa eczema bội nhiễm chảy nước vàng:

Vỏ núc nác phối hợp vói sài đất, sâm đại hành, nấu thành cao đặc, bôi.

6. Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày.

Hạt núc nác 10 g, đường phèn hay kẹo mạch nha 30 g, nưốc 300 ml. sắc còn 200 ml, chia 3 lẩn uống trong ngày.

7. Chữa kiết lỵ, đau dạ dày ợ chua, ợ hơi:

Hạt núc nác khô tán bột hay sắc uống, mỗi ngày 8 - 16 g.

8. Chữa viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu:

Vỏ núc nác, rễ cỏ tranh, mã đề, mỗi thứ một nắm sắc uống.

9. Chữa lở ngứa, tổ đỉa, giang mai lở loét :

Vỏ núc nác, khúc khắc, mỗi vị 30 g, sắc uống hàng ngày.

10. Chữa trẻ em lở ngứa chảy nước vàng:

Vỏ núc nác 100 g, hạt xà sàng 50 g. Nấu nưóc xông và rửa mỗi ngày một lần. Làm như vậy 3-4 lần.

11. Chữa lở loét do sơn ăn:

Vỏ núc nác tươi (số lượng tuỳ theo vết loét), giã nát, thêm rượu 30 - 40° theo tỷ lệ 1 phần vỏ, 3 phần rượu, ngâm trong khoảng 2-3 giờ, dùng bôi.

12. Chữa tổ đỉa:

Vỏ núc nác 30 g, quả ké 50 g, thổ phục linh 50 g, hạ khô thảo 50 g, khổ sâm 30'g, sinh địa 20 g, hạt dành dành 15 g. Tán bột, làm thành viên, ngày uống 20 - 25g.

13. Chữa mụn nhọt, chốc lở, mẩn ngứa, mày đay, viêm nhiễm thông thường:

Vỏ núc nác 13 g (hoặc thổ phục linh 15 g hay vỏ gạo 13 g), sài đất 50 g, kim ngân 20 g, sinh địa 20 g, ké dầu ngựa 15 g, cam thảo dây 15 g. sắc 2 nước, chia nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang, trong 5 - 7 ngày.

14. Chữa thấp khớp sưng đau:

Vỏ núc nác, dây đau sương, thiên niên kiện, cây vòi voi, độc hoạt, phòng kỷ, rễ bưởi bung, ngũ gia bì chân chim, độc lực, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, rễ trinh nữ, quế chi. Tất cả các vị phơi khô. Trừ quế chi, thiên niện kiện, độc hoạt, còn các vị khác đều sao vàng và để nước ngập trên dược liệu 20cm.

Sắc với nước hai lần, lần thứ nhất trong 6 giờ, lần thứ hai 3 giờ. Gộp hai nước lại, lọc, tiếp tục sắc, khi gần được (trước 40 phút) cho quế, thiên niên kiện, và độc hoạt vào. Cô đến khi đạt tỉ lệ 1 : 1 so với dược liệu. Pha cao với siro đơn với tỉ lệ 100%. Ngày uống 200 đến 250ml chia 2 lần. Chống chỉ định đối với phụ nữ có thai.

15. Chữa trị:

Vỏ núc nác 12g, ngũ bội tử 12g, hoa kinh giới 12g, phèn phi 4g. Sắc lấy 300 - 400ml, cho bệnh nhân ngâm hậu môn hàng ngày.

16. Chữa sốt xuất huyết có kèm mẩn ngứa:

Vỏ núc nác 20g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 20g, tất cả dùng tươi, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc sắc uống.

17. Chữa đái rắt buốt do nhiếm khuẩn đường tiết niệu:

Vỏ núc nác 12g, rau má 20, thạch hộc, quả dành dành, mỗi vị 12g, nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang, nếu nặng có thể 2 thang/ngày.

18. Chữa liệt dương do viêm nhiễm sỏi lâu ngày ở vùng tiết niệu - sinh dục:

Vỏ núc nác, ý dĩ, mạch môn, kỷ tử, thục địa, huyết đằng, hà thủ ô, mỗi vị 12g, trâu cổ, phá cố chỉ, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

19. Chữa bỏng (kết hợp với cấp cứu ngoại khoa):

Vỏ núc nác 12g; bồ công anh 20g; hoàng liên, kim ngân hoa, sinh địa, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 16g; chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC