Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần O

Ổ Rồng

09:05 25/05/2017

Ổ Rồng có tên khác: ổ rồng lớn, lan bắp cải.

Họ: Cánh dơi (Cheiropleuriaceae).

Mô tả

Cây phụ sinh. Thân rễ nhỏ, không có vảy. Lá có hai loại: lá không sinh sản to, không cuống, mọc ốp vào nhau và hướng ngược, gốc thắt lại, đầu xoè rộng, dài và rộng 40 - 90cm, có thùy sâu, các thùy lại xẻ đôi theo kiểu lưỡng phân, gân lá nổi rất rõ, những lá này phát triển dần ra phía ngoài, những lá già bên trong lâu ngày khô héo biến thành lớp mùn; lá sinh sản mành hơn, mọc thõng xuống, dài 1 - 2m, rộng 2 - 4cm, phiến lá xẻ rất sâu cũng theo kiểu lưỡng phân.

Ô túi bào tử nằm ở kẽ rẽ dôi của phiến lá sinh sản; bào tử hình bầu dục hoặc hình thận, màu vàng nhạt. Còn có loài ổ rồng nhỏ (Pỉatycerỉum coronarium (Koen.) Desv).

Ổ rồng và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Ô rồng phân bố chủ yếu ở một số nước trong vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, gồm Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào. Ở Việt Nam, cây chỉ thấy ở các tỉnh phía nam như Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đổng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Cây sống bám trên thân các cây gỗ ở rừng thưa, rừng rụng lá hay nửa rụng lá, sinh trưởng phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình nóng và ẩm hoặc hơi khô, nhiệt độ trung, bình: 24 - 27°c.

 Ổ rồng không thấy ở các tỉnh phía bắc, có lẽ cây không chịu được mùa đông lạnh kéo dài. Là một loại dương xỉ phụ sinh, nên lá của cây ổ rồng gần giống với một số loài bổ cốt toái (Drynaria) về chức năng dinh dưỡng và sinh sản. Lá dinh dưỡng đồng thời có chức năng để hứng mùn, còn loại lá sinh sản mang bào tử chỉ mọc ra trong một thời gian nhất định. Ổ rồng có dạng sống đặc biệt trong rừng mưa nhiệt đói, gần đây được nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh như các loài lan.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Công dụng

Trong thời kỳ kháng chiến, đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắc Lắc có kinh nghiệm dùng cây ổ rồng làm thuốc chữa gãy xương cho quân và dân trong vùng. Họ chỉ lấy những lá không sinh sản, rửa thật sạch, băm nát, dùng riẽng hoặc phối hợp với nhiẻu loại lá khác đắp vào vết thương rồi bó lại. Để chữa ghẻ, ngưòi ta dùng lá tươi giã nhỏ với ít muối, lấy nước bôi hoặc dùng lá phơi khô đốt lấy tro rắc vào mụn ghẻ. Ở Campuchia, lá ổ rổng giã nát được dùng chữa phù ở chân và tay. Ở Malaysia, người ta dùng tro của cây ổ rồng nhỏ xát vào cơ thể bệnh nhân để chữa bệnh lách sưng to.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC