Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần O

Ớt

09:05 25/05/2017

Ớt có tên đồng nghĩa: Capsicum annuum L.

Tên khác: Phiên tiêu

Tên nước ngoài: Red pepper, goat pepper, Chile pepper (Anh); piment (Pháp).

Họ: Cà (Solanaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,5-lm, phân cành nhiều. Thân và cành có cạnh, nhẵn, mọc khúc khuỷu. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 2-4cm, rộng 1,5- 2cm, gốc hình nêm hay thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mép nguyên.

Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu trắng, có cuống dài; đài hình chuông, có 5 răng ngắn; tràng hình bánh xe, 5 cánh hàn liền ở phía dưới; nhị 5, ngắn hơn tràng, bao phấn đính gốc; bầu 2-3 ô. Quả mọng, dài, ngắn hoặc tròn; thẳng hoặc cong, khi chín màu đỏ hay vàng; hạt nhiều, hình thận dẹt. Mùa hoa : tháng 4-5; mùa quả : tháng 6-8.

Tuỳ theo hình dạng, kích thước, màu sắc và cách mọc của quả ớt, có 2 nhóm với nhiều thứ khác nhau của cùng một loài:

- Nhóm có quả mọc  thõng xuống: ớt sừng trâu (Capsicum /rutescens L. var acuminatum Bailey) có quả dài, nhọn, màu đỏ, rất cay; ớt dài (Capsicum frutescens L. var. longum Bailey) có quả dài, màu vàng; ớt cà chua, ớt bị, ớt ngọt hay ớt tây (Capsicum frutescens L. var. grossum (L.) Bailey) có quả to, đa dạng, màu vàng đỏ, đầu tròn, không cay.

- Nhóm có quả mọc đứng thắng : Ớt chỉ thiên (Capsicum frutescens L. var. fasciculatum (Sturt.) Bailey) có quả nhỏ, dài, đầu nhọn, màu đỏ, rất sai và rất cay; ớt hiểm hay ớt hạt tiêu (Capsicum frutescens L. var. microcarpum (DC.) Bailey) có quả nhỏ, màu đỏ, rất cay; ớt cà (Capsicum frutescens L. var. cerasiforme Bailey) có quả tròn, màu đỏ, cay; ớt tím (Capsicum frutescens L. var. conoides (Mill.) Bailey) có quả hình chuỳ, màu tím.

Ớt và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Capsicum L. có gần 30 loài trên thế giới, trong đó 25 loài mọc hoang dại, còn lại íà cây trồng. Ớt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau được du nhập đi khắp thế giới, đặc biệt là ở các nuớc nằm trong vành đai nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á.

Ở Việt Nam, quần thể ớt trồng cũng như mọc hoang dại khá phong phú. Riêng về ớt trồng đã có gần 10 loại, kể cả những giống mới được nhập nội gần đây để lấy quả non làm rau. Ớt mọc hoang dại có quả nhỏ, khi chưa chín có màu xanh, nhiều hạt. Ớt chỉ thiên thường thấy ở vùng trung du hay núi thấp với độ cao dưới 1000m. Cây ưa sáng hay hơi chịu bóng, mọc lẫn với các loại cây bụi thấp ở nương rẫy, ven rừng núi đá vôi; đôi khi thấy cả ở quanh làng thuộc vùng đồng bằng.

Ớt sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm với nhiệt độ thích hợp là 18-30°c. Nhiệt độ dưới 15°c không phù hợp với cây khi ra hoa, kết quả. Ớt mọc được ở nhiều loại đất, với pH từ 5,5 đến 6,8. Sau mùa quả chín, cây tàn lụi. Hạt ớt phát tán tự nhiên nhờ chim. Các loại ớt nói chung là những cây trồng quan trọng. Tổng sản lượng các loại ớt trên toàn thế giới mỗi năm đến 8-9 triệu tấn. Châu Á là nơi sản xuất nhiều nhất các loại ớt cung cấp cho thị trường thế giới (J.M. Poalos, 1994, Capsìcum L.; in J. s. Siemonsma & Kasem Piluek, PROSEA, No2 - Vegetables, Bogor Indonesia; 136-140).

Cách trồng

Ớt được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Ớt có loại ngọt và loại cay. Ớt ngọt mới dược di thực từ các nước ôn đới. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là loại ớt cay. Ớt được nhân giống bằng cách gieo hạt trong vườn ươm rồi đánh cây con đi trồng. Khi quả chín già, hái về tách lấy hạt, phơi khô và bảo quản trong lọ kín. Nhân dân có kinh nghiệm để nguyên cả quả phơi khô và cất trên gác bếp, khi gieo mới tách lấy hạt. Ở nhiệt độ trên 20°c, hạt ớt rất dễ nảy mầm, nhưng ở nhiệt độ thấp hơn, thời gian nảy mầm có thể kéo dài đến 10-12 ngày. Khi đó, cần ủ cho hạt nứt nanh mói đem gieo.

Ớt có thể gieo trồng quanh năm nhưng chủ yếu vào 3 thời vụ sau:

- Vụ đông xuân : gieo tháng 10-12, trồng cây con vào tháng 1-2 và thu hoạch từ tháng 4-5 đến 6-7.

- Vụ xuân hè : gieo tháng 2-3, trồng tháng 3-4, thu hoạch tháng 7-8.

- Vụ hè thu : gieo tháng 6-7, trồng tháng 8-9, thu hoạch tháng 1-2 năm sau.

Hạt có thể gieo trong vườn ươm với mật độ 0,5- 0,6g/m2 (1 ha cần khoảng 600g hạt). Nếu có giá rét hoặc sương muối, phải che đậy vườn ươm. Chú ý tỉa bỏ những cây yếu, giữ khoảng cách 8-10cm giữa các cây. Không nên bón phân hoá học cho cây con trong vườn ươm mà dùng nước phân chuồng pha loãng, tưới 2-3 ngày một lần. Trước khi trồng 12 - 15 ngày, ngừng tưới nước phân và hạn chế độ ẩm để cây cứng, khoẻ. Sau 45-50 ngày, cây con có 4-5 lá thật, cao 15- 20cm, có thể đánh đi trồng.

Đất trổng ớt thích hợp là đất thịt nhẹ hoặc cát pha, dễ thoát nước. Sau khi cày bừa kỹ, lên luống cao 30cm, rộng 1m, bón phân lót và trồng cây con với khoảng cách 40-50x60cm. Mỗi hecta trồng bón 18-20 tấn phân chuồng (tốt nhất là phân gia cầm), 270kg đạm urê và 270-400kg sulfat kali. Nếu dất chua, pH dưới 5,5, bón thêin 0,8-1 tấn vôi bột. Toàn bộ phân chuồng, vôi bột, 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali được bón lót theo hốc. Số đạm và kali còn lại để bón thúc cho cây sau này. Cây con trồng xong, cần tưới ngay và giữ đủ ẩm thường xuyên. Sau 20-25 ngày, tiến hành xới xáo, vun gốc và bón thúc số phân còn lại. Sau mỗi đợt thu quả, dùng nước phân hoặc nước giải ngâm kỹ, pha loãng tưới cho cây.

Chú ý tỉa bỏ lá già và tỉa cành trước lúc cây ra hoa, mỗi cây chỉ giữ lại 3-4 cành. Ớt thường bị các bệnh như thán thủy, sương mai, héo rũ và côn trùng gây hại như nhện trắng, rệp... Cần phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu. Ớt là cây hàng năm, từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 110-120 ngày. Quả chín đến đâu thu hái ngay đến đó. Hái cả cuống một cách nhẹ nhàng, tránh làm gãy cành. Năng suất trung bình đạt từ 7 đến 12 tấn quả tươi /ha, tuỳ theo giống.

Bộ phận dùng

Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Quả hái khi chín.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng giảm tăng trọng : Cho chuột cống trắng uống cao chiết thô của quả ớt hoặc capsaicin trong nhiều ngày thấy làm giảm sự tăng trọng lượng chuột so với lô đối chứng không dùng thuốc.

2. Tác dụng giảm tích lũy lỉpỉd gan : Gây tăng lipid gan cho chuột cống trắng bằng một liều ethanol 6g/kg. Cũng có thể dùng triton-WR 1339. Lô chuột cho ăn capsaicin với tỷ lệ 0,15; 1,5 và 15% trong thực đơn. Kết quả là sự tích luỹ lipid trong gan giảm so với lô không dùng capsaicin.

3. Tác dụng bảo vệ peroxy hoá ở phổi : Thí nghiệm trên lát cắt của phổi, trên tí thể và vi thể của phổi thấy khói thuốc lá hoặc nicotin làm tăng quá trình peroxy hoá lipid. Nếu môi trường có capsaicin với nồng độ 1- lOOnM sẽ ức chế được sự peroxy hoá đó. Tác dụng này có thể do capsaicin làm giảm sự nhạy cảm của màng với khói thuốc lá, ỉàm tăng tính ổn định của các cấu tử lipid màng.

4. Tác dụng giảm đau : Bernstein 1987 (Hội nghị quốc tế tại Washington 1991) dã chứng minh khi có chất p bám vào các receptor ở khớp thần kinh sẽ gây ra đau. Capsaicin có tác dạng làm cho chất p rời khỏi thần kinh nên làm mất đau. Đã có một số dạng thuốc kem có 0,025% capsaicin hoặc hoạt chất cay của ớt và salicylat, dùng xoa bóp để giảm đau trong thấp khớp, sưng đau hoặc zona.

5. Tác dụng chuyển hoá progesteron : Cho progesteron vào môi trường nuôi cấy mô của cây ớt, thấy nó chuyển thành A 4-pregnen-20a-oI-3-on, vói tỷ lệ đến 60-90% vói sự tạo thành rất ít các sản phẩm phụ khác.

6. Tác dụng trên da và niêm mạc : Ớt gây kích ứng da và niêm mạc. ăn ớt có cảm giác nóng rát ở môi và dạ dày, ăn nhiều có hại cho dạ dày. Ngửi phải bột ớt hoặc hít khói ớt gây hắt hơi rất mạnh.

7. Tác dụng sinh đột biến : Có mâu thuẫn trong kết quà nghiên cứu tác dụng sinh đột biến. Không thấy có tác dụng sinh đột biến khi thử trên Salmonella typhi A Vơl histidin. Trên nghiệm pháp nhân nhỏ (micronucleus test) trong hồng cầu non của tuỷ xương chuột nhắt trắng, với liều 7,5mg/kg capsaicin lại thấy có đột biến, còn liều l,8mg/kg không có ảnh hưởng gì

8. Tác dụng gây ung thư: Khi cho chuột ăn thức ăn có tỷ lệ 10% ớt trong một thời gian dài, thấy tổn thương niêm mạc tá tràng, loét dạ dày và ung thư niêm mạc, xơ gan, u gan và ung thu gan.

9. Tác dụng trên tinh trùng : Tiêm capsaicin vào trong màng bụng cho chuột nhắt trắng đực dã trưởng thành với liều 0,4; 0,8 và l,6mg/kg/ngày, liền trong 5 ngày, không thấy có biểu hiện độc khi quan sát bên ngoài, không thay đổi có ý nghĩa trọng lượng chuột, số lượng tinh trùng, trọng lượng tinh hoàn và xét nghiệm mô học tinh hoàn. Xét nghiệm hình thái tinh trùng sau khi tiêm thuốc 1 tuần, 3, 5 và 7 tuần không thấy có sự bất thường nào.

10. Độc tính cấp : Đã xác định LD50 của capsaicin tiêm trong màng bụng cho chuột nhắt trắng là 8mg/kg.

Tính vị, công năng

Quả ớt có vị cay, tính nóng, có tác dụng tiêu đờm, ôn trung, tán hàn, giải biểu, kiện vị, tiêu thực, gây sung huyết, kích thích chung, thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng. Rễ ớt có tác dụng hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Công dụng

Ớt ngọt được dùng làm rau ăn. ớt cay là gia vị và vị thuốc. Quả ớt trị tì vị hư lạnh, tiêu chảy, hắc loạn, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp, thống phong, đau dây thần kinh, viêm thanh quản, viêm họng. Khi bị đau nhức nửa đầu, lấy dầu ớt hoặc quả ớt thật cay bẻ đôi chấm vào mũi bên nửa đầu bị đau, cơn đau nhức hết rất nhanh. Sau đó, để làm hết cay, lấy .tóc chấm vào chỗ bị cay (Hội nghị Washington, 1991).

Để chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh, quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (1 phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô tán bột mịn làm cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác). Quả ớt chín để tươi, giã nát, lấy chất cay chà vào vết thương để giảm đau khi bị cá trê hoặc cá có ngạnh đâm vào thịt (Kinh nghiệm của nhân dân tỉnh An Giang).

Lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30-50g giã nát, thêm nước và ít muối, đổ nưốc vào miệng, còn bã đắp vào răng, sẽ tỉnh ỉại, chữa trúng phong, răng cắn chặt. Để chữa sốt rét, lấy lá ớt tươi 30g, giã nát, hoà với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn 2 giờ. Ngày làm một lần. Dùng 5-7 ngày liền. Lá ớt tươi 30-40g, sao vàng, sắc uống trong ngày còn chữa phù thũng. Dùng ngoài, lá ớt chữa mụn nhọt, đầu đinh, eczema, vết thương, rắn cắn. Rễ ớt chữa đau bụng kinh niên, nứt nẻ ngoài da.

Chú ý : Người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không dùng ớt.

Bài thuốc có ớt

1. Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt: Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ chì thiên 80g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn uống; bã đắp. Nếu là rết và côn trùng dốt, dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ, giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15- 30 phút, nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.

2. Chữa eczema : Lá ớt tươi 30g, me chua 20g. Hai thứ giã nát, đắp Thường chỉ 5-10 ngày là khỏi.

3. Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương :

- Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi (Lagerstroemia indica L.), lá táo, mỗi thứ 10-20g. Giã nát với một ít muối, đắp.

- Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5-10g. Giã nát nhuyễn, đắp.

-  Cao bôi hoặc dán trị vết thương, mụn nhọt : Mật lợn 1 lít, lá ớt tươi, lá trầu không tươi, hành, tỏi, mỗi thứ 300g. Hành tỏi bóc vỏ, giã với lá trầu không và lá ớt, rồi nấu với 1 lít nước để được 300ml, thêm 1 kg đường cô thành cao lỏng. Cho mật lợn vào cao, canh kỹ được dạng sền sệt. Bôi trực tiếp hoặc phết thuốc lên giấy bản mà dán.

4. Chữa đau bụng kinh niên : Rễ ớt l0g, rễ chanh 10g, rễ xuyên tiêu 10g. Các vị sao vàng sắc uống trong ngày. Dùng nhiều ngày.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC