Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Q

Quả Nổ

09:05 25/05/2017

Quả nổ có tên khác: Tanh tách, hải huy sâm, sâm nam.

Tên nước ngoài: Many - root (Anh).

Họ: Ô rô (Acanthaceae).

Mô tả

Cây thảo, cao 0,20 - 0,40 m. Rỗ củ mập, hình thoi dài, mọc thành chùm. Thân hơi hình vuông, có lông ở các đốt. Lá mọc đối, hình trứng hoặc bầu dục, dài 5 - 10 cm, rộng 2-4 cm, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi “họn, hai mặt nhẵn, có lông rải rác ở gân.

Hoa to, màu tím, ít khỉ màu trắng, mọc thành xim quấn ở kẽ lá hoặc ngọn thân; đài 5 răng rời, hình chỉ, dài và hẹp; tràng có ống, xẻ 5 thùy gần bằng nhau; nhị 2 dài, 2 ngắn; bầu thuôn, nhẵn. 

Quả nang, hình trụ dài, khi chín nổ mạnh. Nếu bị ẩm, gặp nưóc hóa nhầy. Mùa hoa: tháng 6-7; mùa quả: tháng 8 -10.

Quả nổ và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Ruellia L. gồm các loài đều là cây thảo, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 5 - 7 loài (Nguyễn Tiến Bân, 1997), trong đó, quả nổ là cây tương đối quen thuộc. Quả nổ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau phát tán ra các vùng nhiệt đới khác. Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên phổ biến ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và ven biển, nhất là từ Quảng Bình và Hà Tĩnh trở ra. Cây còn gặp ở một số đảo lớn như Hòn Mê (Thanh Hoá); Cát Bà (Hải Phòng)...

Quả nổ thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc ở ven đường đi, các bãi hoang, bờ kênh mương, bờ đê và đôi khi gặp ở ven đồi. Cây con mọc từ hạt vào khoảng cuối tháng 3 và đẩu tháng 4. Cây sinh trưởng phát triển nhanh trong mùa hè, đến giữa mùa thu sau khi quả đã già, toàn bộ phần thân trên mặt đất bị tàn lụi. Quả già lúc khô gặp hơi ẩm tự mở để hạt bắn vung vãi ra xung quanh. Hạt giống nằm trên mặt đất và tổn tại qua suốt mùa đông và sẽ nảy mầm vào mùa xuân năm sau.

Bộ phận dùng

Toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi, sấy khô. Rễ được dùng nhiều hơn, có phần phình mang những đốt và vòng giống như rễ cây Ipeca.

Tác dụng dược lý

Theo tài liệu nước ngoài, cây quả nổ có tác dụng gây nôn và được dùng thay thế Ipeca. Lá có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi.

Tính vị, công năng

Quả nổ có vị đắng, tính lạnh. Rễ có tác dụng bổ mát.

Công dụng

Rễ quả nổ được dùng làm thuốc bổ mát, chữa bệnh về thận và sỏi bàng quang. Y học cổ truyền coi rễ quả nổ như một loại sâm nên gọi là sâm nam hay sâm tanh tách. Liều dùng 20 - 30 g/ngày đối với thân cây 10 20 g/ngày đối với rể sắc nước uống. Ở Ân Độ, nước sắc của lá quả nổ chữa viêm phế quản mạn tính. Ớ Indonesia, rễ quả nổ cũng đươc dùng chữa sỏi bàng quang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC