Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Q

Quýt

09:05 25/05/2017

Citrus reticulata Blanco.

Tên đồng nghĩa : Citrus nobilis Lour., c. chrysocarpa Lush.

Tên khác : Quất thực, mạy cam chỉa (Tày), cam chảy ton (Dao).

Tên nước ngoài : Mandarine, maltese orange, loose - skinned orange, tangerine (Anh); mandarinier (Pháp).

Họ : Cam (Rutaceae).

Mô tả

Cây nhỡ, cao 5 - 8 m. Cành cứng, không có gai hoặc có gai ngắn. Lá mọc so le, nguyên hoặc hơi khía tai bèo, dai, hình trái xoan, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới nhạt có gân nổi rõ; cuống lá ngấn, hơi có cánh.

Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá; lá bắc nhỏ, hình vảy, có lông ở mép; đài hoa có 5 răng hình trái xoan, có mũi nhọn, gần dính nhau; tràng có 5 cánh thuôn dày, khi nở uốn cong ra ngoài; nhị nhiều dài bằng cánh hoa, dính nhau một phần ở phía dưới; bầu hình cầu.

Quả gần hình cầu, dệt, khi chín màu vàng cam sẫm, vỏ quả lồi lõm nhưng không sần sùi, cơm quả ngọt, chua và thơm.

Mùa hoa quả: tháng 7 - 12.

Nhiều loài khác như quýt giấy, quýt tàu, quýt hôi... cũng được dùng.

Quýt và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Nhiều tác giả cho rằng quýt có nguồn gốc ở vùng Đông Dương. Nhìn chung, theo Swingle, 1986 các giống quýt trồng trên thế giới hiện nav xuất xứ từ 3 loài chủ yếu sau.

- Quýt thường (C. reticiílata Blanco): ở Đông Dương; các giống lai của chúng hiện được trồng rộng rãi ở các nước vùng Đông Nam Á, Trung Quốc và Việt Nam.

- Quýt hôi Ân Độ (C. itidica Tanaka) : mọc hoang dại ở Ấn Độ.

- Quýt dại Nhật Bản (C. tachibana (Makino) Tanaka): mọc hoang dại ở Nhật Bản và Đài Loan.

Trong 3 loài trên, loài quýt thường được coi là quan trọng nhất.

Ở Việt Nam, có một số giống quýt trồng cổ điển như "quýt giấy" quả to, vỏ mỏng,.múi mọng nước, ngọt và thơm; vốn được trồng ở Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng sơn, Thái Nguyên... "Quýt đường" quả nhỏ, vỏ dày, rất ngọt, có nhiều ở các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Tây... và loại "quýt hôi" quả nhỏ nhất, vỏ dày và chua. Loài sau được trồng chủ yếu ở vùng núi có độ cao 800 - 1600 m, ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu. Cây chịu được lạnh.

Nhìn chung, quýt là cây thích nghi với điều kiện khí hậu ôn hòa của vùng ôn đới ấm (Địa Trung Hải, Trung Quốc), á nhiệt đới (Trung Quốc và vùng núi ở Bắc Việt Nam) và nhiệt đới (các nước vùng Đông Nam Á). Cây ưa sáng và có thể chịu được hạn, trồng ở vùng ôn đới ấm và á nhiệt đới có hiện tượng rụng lá vào mùa đông. Ra hoa cùng lúc với lá non vào mùa xuân, thụ phấn nhờ côn trùng, tái sinh tự nhiên từ hạt và mọc cây chồi khoe sau khi bị chặt. Tuy nhiên để giữ nguyên phẩm chất của quả, người ta thường nhân giống vô tính, bằng cách chiết hay ghép cành.

Bộ phận dùng

- Vỏ quả chín (trần bì).

- Vỏ quả xanh (thanh bì).

- Vỏ ngoài của quả (quất hồng).

- Lá quýt (quất diệp).

- Hạt quýt (quất hạch).

Quả thu hái khi chín, bóc lấy vỏ phơi khô làm trần bì. Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, trần bì để càng lâu năm càng tốt. Nếu hái quả lúc còn xanh, lấy vỏ phơi khô thì được thanh bì.

Hạt lấy ở quả chín phơi khô làm quất hạch. Để có quất hồng, người ta lấy vỏ ngoài của quả quýt chín, cạo bỏ phần trong, phơi khô.

Thành phần hóa học

- Theo tài liệu Ấn Độ, vỏ quýt chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là d. lúnonen 91% và các terpen caren linalool, anthranilat methyl lượng nhỏ hơn.

Tinh dầu quvt có tỷ trọng ở 15° 0,8476 ; a[D] • +78°45 n(D) 1,745.

- Quả quýt chứa 87,8% nước, 0,9% protein 10 6% hydrat carbon, 0,3% chất béo (cao chiết bằng ether) 0,4% chất vô cơ gồm: Ca 0,05 mg%; p 0,02 mg% Fe 0,01%, caroten 350 UI %, vitamin Bi 40 UI % và vitamin c 68 mg%.

- Nước ép quả quýt chứa 48% nước, 10,1% chất cặn, 6,63% acid toàn phần (tính theo acid citric, 7 3% đường toàn phần, 3,5% đường khử, 3,8% sucrose và 43 mg% vitamin c.

- Hạt quýt có 60 - 62% nước, 12 - 31% protein 0,05% chất béo và 0,84% tro. (The Wealth of India vol 11.206) Matsulara, Yoshiharu, Swabe Akiyoshi đã phân tích trong vỏ quả quýt thấy có 27 hợp chất gồm các loại chất phenyl propanoid glucosid, terpenoid glucosid, limonoid glucosid và adenosin, trong đó chất citrusin A có tác dụng làm hạ áp (CA. 108, 1988, 124458 y).

Saxena V. K ; Shrivastava, Preeti tìm thấy trong quả quýt các chất kampferid trimethyl ether và quercetin 3, 7, 3’, 4' tetramethyl ether. Các chất 3 methoxyílavon có tác dụng kháng vừus (CA. 122. 1995, 128669 e).

Mizumo, Mizuo chiết từ lá quýt khô được 2 chất flavon là 7 hydroxy 3', 4', 5, 6 tetramethoxyflavon và 3' hydroxy 4', 5, 6, 7, 8 penta methoxyflavon.

Yayaprakasha s. K, Sing R. p. đã tách được từ hạt quýt 3 limonoid là limonin, nomilin và obakinon (CA.126, 1997, 261502 u).

Ding, Zong V Uan; Li Shusiu đã tách từ tinh dầu hoa quýt rụng dược 16 thành phần, trong đó chủ yếu là linalol 29,68% và citronelal 26,57%.

Từ rễ quýt, Wu Tian Shung đã chiết được citrunobin là một chalcon cùng với citroflavanon. (CA, 112, 1990, 155214 c).

Các tác giả còn tìm thấy trong rễ quýt các chất 2,2 dimethyl furanoflavanol (citrusinol), một sesquiterpen là elemol, các coumarin như suberosin, suberenol, crenulatin, xanthyletin, xanthoxyletin và nordentatin; các acridon alcaloid như citropon A, 5 hydroxynoracronycin, citrusinin I và citracridon I. (CA.108, 1988, 52836 v).

Nhiều chất flavonoid khác đã được phát hiện trong quýt như hesperidin, neohesperidin, tangeretin : 5, 6, 7, 8, 4' penta methoxy flavon, citromitin 5, 6, 7, 8, 3’, 4’ hexamethoxy flavanon, 5,0 desmethyl citromitin;nobiletin. Ngoài ra, còn có sineplorin neoxanthin, violaxanthin, a terpineol glucosid carveol glucosid.

Thành phần tinh dầu quýt gồm a pinen, p. pinen, camphen, myrcen, 3 caren, a phellandren, p phellandren, a terpinen, p terpinen, liinonen, và hydrocarbon thơm. (Trung dược từ hải 11.554, III.1573, 1579, 1581, 1582).

Tác dụng dược lý

- Tác dụng đối với tim mạch : Nước sắc trần bì trên tim ếch cô lập và tim ếch tại chỗ đều có tác dụng tăng cường sức co bóp cơ tim, tăng lượng máu do tim đẩy ra, ảnh hưởng không lớn đến nhịp tim. Với liều cao, nưốc sắc ức chế sức co bóp cơ tim và làm giãn mạch vành, trên tiêu bản tim thỏ cô lập. Nước sắc trần bì thí nghiệm trên chó tiêm tĩnh mạch, có tác dụng gây co bóp mạch máu thận, giảm lượng nước tiểu, trên chó và thỏ lại có tác dụng tâng huyết áp và khi huyết áp trở lại bình thường thì tiếp theo có hiện tuợng hạ huyết áp trong thời gian ngắn, tác dụng giống như adrenalin.

Dịch tiêm chế từ thanh bì với liều lg/kg, tiêm tĩnh mạch đối với mèo, thỏ, chuột cống trắng đều có tác dụng tăng áp rõ rệt, đối kháng với tác dụng hạ huyết áp do thuốc hoặc do mất máu gây nên. Còn hesperidin của trần bì trên tiêu bản tai thỏ cô lập, có tác dụng gây giãn mạch; methylhesperidin có tác dụng giảm tính thẩm thấu thành mạch. Methylhesperidin với liều lượng 0,5 - 1 mg trên tiêu bản tũn thỏ cô lập, gây giãn mạch vành bằng 1/4 - 1/2 tác dụng của theophyllin, nhưng thời gian tác dụng kéo dài; nếu tăng liều lượng thì tác dụng gây giãn mạch vành càng tăng và vẫn không ảnh hưởng đến sức co bóp và nhịp tim. Trên thỏ mèo gây mê, thuốc tiêm bằng đường tĩnh mạch có tác dụng hạ huyết áp từ từ với cơ chế tác dụng là do thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ cơ trơn của mạch máu.

- Tác dụng đối với cơ trơn : Nước sắc trần bì trên tiêu bản ruột cô lập của thỏ và chuột nhắt trắng có tác dụng ức chế co bóp ruột; methylhesperidin đối với ruột cô lập và khí quản chuột lang, giải động mạch chủ chuột cống trắng đều có tác dụng ức chế co bóp, nhưng tương đối yếu, chỉ bằng 1/100 tác dụng của papaverin.

- Tác dụng chống viêm, chống loét, lợi mật : Hesperidin không có tác dụng làm giảm phù chân chuột do formaldehyd gây nên, còn ciscoumarin có trong cam quýt có tác dụng chống viêm. Methylhesperidin có tác dụng ức chế loét dạ dày gây nên do thắt môn vị trên chuột cống tráng; tiêm xoang bụng cho chuột cống trắng có tác dụng lợi mật rõ rệt.

- Các tác dụng khác : Trên chuột cống trắng được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn gây xơ vữa động mạch và hình thành huyết khối, hesperidin có tác dụng kéo dài thời gian sống của súc vật thí nghiệm. Trong thí nghiệm gây đông lạnh tai thỏ bằng cách phun chlorethan, hesperidin làm giảm được các triệu chứng đông lạnh. Trên chuột cống trắng gây tắc nghẽn mạch huyết khối thực nghiệm, các flavonoid của quả quýt như nobiletin, tangeretin có tác dụng ức chế hoạt động men thrombogen, nhưng không ảnh hưởng đến thời gian đông máu. Nobiletin có tác dụng ức chế tốc độ huyết trầm của hồng cầu người với tỷ lệ ức chế là 78,8%. Nó còn có tác đdụng ức chế ngưng tập tiểu cầu và ức chế hoạt tính men phosphodiesteraza.

Sinephrin có những tính chất giống giao cảm, trên những người tình nguyện tiêm truyền tĩnh mạch với liều 4 mg/phút có tác dụng làm tăng huyết áp tâm thu và huyết áp trung bình nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương.

Limonen có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, thí nghiệm trên chuột nhắt và chuột cống trắng bằng đường uống làm giảm hoạt dộng tự nhiên của chuột, hạ thân nhiệt, kéo dài tác dụng của các thuốc gây mê. Ngoài ra, limonen còri có tác dụng giải co thắt, chống viêm, kháng dị ứng.

Tính vị, công năng

Quả quýt có vị ngọt, chua, tính ôn, có tác dụng nhuận phế, tiêu khát, khai vị.

Trần bì có vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh tỳ và phế, có tác dụng lý khí, táo thấp, hóa đờm, kiện vị.

Thanh bì có vị cay, đắng, tính ôn,vào 2 kinh can và đờm, có tác dụng sơ can, phá khí, tán kết (sơ tán can khí uất kết), tiêu đờm.

Hạt quýt có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng lý khí, tán kết, chỉ thống.

Lá quýt, có vị cay, đắng, tính bình, vào 2 kinh can và phế, có tác dụng sơ can, hành khí, hóa đờm.

Công dụng

Quả quýt được dùng để ăn khi chín. Dịch ép từ múi quýt pha với nước và sirô là một loại giải khát thông dụng, mát bổ, dễ tiêu.

Trong y học cổ truyền, trần bì là một vị thuốc thông dụng đối với nam giới, nên có câu "nam bất ngoại trần bì, nữ bất ly hương phụ" nghĩa là chữa bệnh cho đàn ông không thể thiếu trần bì, cho phu nữ không thể thiếu hương phụ. Theo kinh nghiệm dân gian, trần bì chữa ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa ho tức ngực, nhiều đờm. Liều dùng hàng ngày 4 - I2g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Có thể dùng phơi hợp với các vị thuốc khác.

Thanh bì chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn sốt rét với liều dùng : 3 - 9 g/ngày.

Hạt quýt chữa sa ruột, bìu sung đau, viêm tuyến vú, đau lưng với liều dùng 3-9 g/ngày. Lá quýt chữa ngực đau tức, ho, sưng vú, sa ruột vối liều dùng 10-20 lá/ngày.

Bà thuốc có quýt 

1. Chữa đau bụng nôn mửa, ợ hơi, tiêu hóa kém:

Trần bì 8g, hoắc hương 8g, gừng sống 3 lát. sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống trong ngày (Nam dược thần hiệu).

2. Chữa ho mất tiếng: T

rần bì 12 g, sắc với 200 mì nước, còn 50 ml, thêm đường đủ ngọt, uống dần trong ngày.

3. Chữa ho đờm nhiều, đờm đặc, tức ngực:

Trần bì, bán hạ (chế) mỗi vị 6g; phục linh 12g; cam thảo 3g. sắc nưóc uống. 4. Chữa tinh hoàn sưng đau: Trần bì, hạt vải (thái mỏng phơi khô sao vàng), đại hồi. Liều lượng mỗi thứ bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 4 - 8g, chia làm 2 lần, chiêu với rượu.

5. Chữa tỳ vị bất hòa, tám phúc trương mãn (đầy bụng), ợ ra nước chua, đi ngoài, chán ăn:

Thanh bì, tiểu hổi hương (sao), thương truật (ngâm nước vo gạo), trần bì, nhục quế (bỏ vỏ ngoài), cao lương khương, hương phụ, cam thảo (chích) môi vị 30g; cát cánh lOg. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lân uống 6g với ít muối.

6. Chữa sưng vú, sốt cùa phụ nữ trong thài kỳ cho con bú:

Lá quýt 20 lá, qua lâu nhân 1/2 hạt, xuyồn khung, hoàng cầm, chi tử, liên kiều, thạch cao, sài hồ, trần bì, thanh bì, mỗi vị 3g; cam thảo (sống) l,5g. sắc nước uống làm nhiẻu lần trong ngày.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC