Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rái Cá

09:05 23/05/2017

Rái Cá có tên khác: Rái cá thường, tu bổn, tu nác (Tày), tô na pết (Thái).

Tên nước ngoài: Common otter (Anh), loutre (Pháp).

Họ: Chồn (Mustelidae).

Mô tả

Rái cá là một động vật có vú, thân dài 50 - 80 cm, mình thon, dáng thấp. Đầu to, hơi dẹt, mõm hơi ngắn, nhọn. Đuôi mập dài 25 - 40 cm. Chân ngắn mập, ngón chân có màng da dính liền nhau, vuốt phẳng. Lông dài, dày và mượt, màu nâu nhạt hoặc đen, má và cổ màu trắng nhạt. Bụng màu trắng hoặc vàng nhạt. Mũi có lông phủ icín.

Các loài khác như rái cá vuốt bé hay rái cá bé (.Aonyx cinerea Illiger), rái cá lông mượt hay rái cá họng trắng (Lutra perspicillata Geoffroy), rái cá lông mũi hay rái cá chân chó (Lutra sumatrana Gray) cũng được dùng.

Phân bố, sinh thái

Rái cá sống ở rừng núi, vùng có nước và nhiều cây bụi như bờ sông, suối, kênh rạch, hồ ao, bờ biển và cả ở hải đảo. Tổ thường được đào như một cái hang có hai cửa dưới hốc đá, gốc cây to, thông ra mặt nước. Các tổ của từng cá thể có thể thông với nhau thành những đường hang chằng chịt dưới mặt đất trong cuộc sống tập đoàn của chúng.

Rái cá kiếm ăn thành đàn 11 -15 con, chủ yếu về đẽm ở dưới nước và gần bờ. Thức ăn của rái cá gồm cá, tôm, cua, giáp xác, ếch nhái, chim và các loài thú nhỏ. Rái cá đẻ mỗi lứa 2 - 4 con. Trên thế giới, hiện còn khoảng 13 loài rái cá, phân bố ở châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, rái cá có ở các vùng Tây Bắc, Việt Bắc, Khu Bốn, miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Hòa Bình, Quảng Ninh.

Theo các tài liệu cũ, năm 1932, rái cá được tìm thấy ở Trung Bộ và An Giang. Và năm 1977, đoàn điều tra động vật hoang dã thuộc Viện Sinh học Việt Nam đã thu được 2 mẫu rái cá ở Cà Mau và Cần Thơ. Rái cá bị săn lùng ráo riết để lấy bộ da xuất khẩu, một mặt hàng da - lông cao cấp hàng đầu.

Bộ phận dùng

Rái cá có tên thuốc trong Y học cổ truyền là thủy thát. Người ta bắt rái cá về, đập chết, giữ cho bộ lông khỏi rây bẩn và hư hại, rồi lột da, mổ bụng, lấy gan và tủy để riêng. Thịt rái cá (thát nhục) thưòng được dùng tươi. Gan phơi khô, nướng vàng, tán bột. Tủy dùng tươi.

Tính vị, công năng

Thịt rái cá có vị ngọt, mặn, tính mát, không độc, có tác dụng chống ôn nhiệt, tiêu thủy, nhuận tràng, thông huyết. Gan rái cá có vị ngọt, mặn, tính hàn, có tác dụng giải độc, giảm ho, cầm máu. Tủy rái cá có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm se, sát khuẩn.

Công dụng

Thịt rái cá được dùng chữa hư nhược, lao lực, thủy thũng, bế kinh, nóng trong, táo bón. Dạng dùng thông thường là nấu chín ăn. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Gan rái cá chữa cơ thể suy nhược, gan yếu, ho hen, ngộ độc, phổi kết hạch. Liều dùng hàng ngày: 8 - 16 g bột gan, chia làm hai lần, uống vối nưóc đun sôi để nguội. Có thể làm viên uống. Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, gan rái cá sao vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 5 g hòa với ít rượu, chữa hóc xương cá.

Tủy rái cá chưa được dùng chữa bệnh ở Việt Nam, nhưng theo cuốn "Thập di kỷ" thời Tam Quốc - Trung Quốc, người ta lấy tủy con rái cá trộn với chu sa và bạch ngọc pha thành một loại kem, đắp lên vết thương để điều trị bỏng. Thuốc có hiệu quả cao, không để lại sẹo mà còn làm nước da bóng mịn hơn (nếu là ở mặt).

Ghi chú:

- Do bị săn bắt phổ biến để lấy da lông xuất khẩu, nên hiện nay, cả 4 loài rái cá đều đã trở thành những đối tượng thuộc diện quý, cực hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong thiên nhiên và được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ triệt để.

- Hiện nay, một số nước ở châu Âu, châu Mỹ và châu Phi đã nuôi rái cá để lấy da lông và thuần dưỡng nó để đóng góp vào việc vui chơi giải trí và làm xiếc. Hơn nữa, do thức ăn của rái cá chủ yếu là các loại cá, nên người dân nuôi cá ở những vùng núi có rái cá thường rất ghét con vật này. Họ cho rằng "Một con rái cá có thể ăn hết cá trong một ao nuôi chỉ trong một đêm".

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC