Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rau đay

14:05 04/05/2017

Còn gọi là rau đay quả dài, Corète potagère.

Tên khoa học Corchorus olitorius L,

Thuộc họ Đay Tiliaceae.

A. Mô tả cây

Cây rau đay hay rau đay quả dài là một loại cỏ cao chừng 1-2 mét, thân màu đỏ nâu, ít phân cành. Lá hình trứng dài nhọn, phía gốc lá tròn hay tù, mép có răng cưa, dài 5 đến 10cm, rộng 2-4cm, có 3 đến 5 gân ở phía dưới. Lá kèm hình sợi. Hoa nhỏ màu vàng mọc ở kẽ lá, họp từng 3 hoa một trên một cuống ngắn. Đài 4-5, tràng 4- 5, nhị 45-50 xếp thành nhiêu vòng. Quả hình trụ có 5 sống dọc, nhẵn, dài 5cm. Hạt hình lẽ khi cắt ngang có hình 5 cạnh

Rau đay và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Ở ta cây rau đay được trồng ở nhiều nơi để lấy lá non nấu canh ăn cho mát và nhuận tràng. Lá non hái sau khi trồng cây chừng hơn 1 tháng. Đay còn là cây công nghiệp cho sợi dệt túi, xe dây. Còn được trồng ở các nước khác thuộc châu Phi, châu Á và châu Mỹ cũng để lấy lá non ăn làm rau, làm thuốc và lấy sợi, có khi người ta dùng hạt làm thuốc.

C. Thành phần hóa học

Trong lá có một chất nhầy, có tác dụng chữa táo bón, chữa ho và làm thuốc bổ. Hạt cây rau đay được nghiên cứu nhiều: Nărn 1952 tại Ấn Độ, Sen N. K. đã nghiên cứu các sterol chứa trong hạt cây đay. Meara M. L. và Sen N. K. đã nghiên cứu chất dầu chứa trong hạt cây rau đay thì thấy rằng chất dầu này giống như dầu hạt cây hoa hướng dương. Tỷ lệ các axit béo trong dầu là axit panmitic 15,65%; axit stearic 4%; axit behenic 1,66%; axit Iignoxeric 1,12%; axit linolenic 59,67%; tỷ lệ chất không xà phòng hóa được là 3,05% (theo/. Indian Chem. Soc. 46 (II), 1952).

Cùng năm 1952, các tác giả Ân Độ Khalique M. A. và Ahmel M. đã tìm thấy trong hạt cây rau đay một chất đắng mới gọi là corchsularin, chất này thủy phân cho một chất đường gọi là corchsularoza. Trước đây Kundu A. K. và Sen N. K. (1951) có chiết được hai chất đắng khác gọi là corchorin và corchoritin. Những năm tiếp theo (từ năm 1956), hạt rau đay (sau khi mất hết khả năng mọc, trước đây chỉ dùng làm phân) đã được một số nước như Liên Xô cũ dùng chiết heterozit chữa tim với tên là olitorizit và corchorozit. Olitorizit C35H52014 có độ chảy 202-207°C (khan). Khi thủy phân cho một đường đôi gồm boivinoza và glucoza: Phán genin có tinh thể, độ chảy 178°c, aD +40,3° (trong metanol), có cấu trúc giống strophantidin là phần genin của nhiều heterozit chữa tim khác như Strophantin, ximarin, convalotoxin v.v... Theo Turova A. D. (Liên Xô cũ) lg olitorozit tinh thể chứa 63.750 đơn vị ếch hoặc 7.104 đơn vị mèo. Corchorozit là một bột trắng có tinh thể, độ chảy 180°c, aD + 11° rất tan trong etanola, metanola, khó tan trong nước và clorofoc, rất ít tan trong ête etylic, benzola và hầu như không tan trong ête dầu hỏa.

Thủy phân cho một đường desoxymetylpentoza và phần genin là strophantidin. lg corchorozit chứa 72.000 đơn vị ếch hoặc 10.960 đơn vị mèo (theo Turôva). Olitorozit và corchorozit đã được thí nghiệm trẽn súc vật và ừên lâm sàng ở Liên Xô cũ làm thuốc chữa tim. Từ hạt đay ở Việt Nam, năm 1970, Đoàn Định Chính và cộng sự đã chiết được 3% glucozit đặt tên là daycozit có tác dụng trên tim (1971, Trav. Sc. Edit. Med. Hà Nội: 53-58).

D. Công dụng và liều dùng

Nhân dân ta và nhân dân một số nước khác thường dùng rau đay để nấu canh ăn hoặc làm thuốc mát, chữa táo bón, ho, bổ. Người ta còn thấy rau đay là một loại thuốc lợi sữa: Nếu tuần đầu tiên sau khi đẻ, ăn hàng ngày 150 đến 200g vào mỗi bữa ăn chính, các tuần lễ sau, mỗi tuần ăn 2 lần với liều 200 đến 250g thì lượng sữa tăng. Trong sữa tỷ lộ chất béo tăng hơn mức trung bình. Gần đây, ở Việt Nam đã dùng hạt đay đã hết khả năng mọc làm nguyên liệu chế đay cozit để chữa các bệnh tim.

Chú thích:

Ngoài cây rau đay nói trên còn có cây rau đay quả fron (Corchorus capsularìs L.) cùng họ. Nhân dân ta ít dùng để ăn hay làm thuốc, nhưng tại các nước khác, người ta đùng như cây rau đay của ta. Cây này sống hàng năm, cao 1 đến 3m. Lá hình trứng dài và hẹp, đầu rất nhọn, phía gốc lá tròn, mép có răng cưa, dài 6-12cm, rộng l,5-3,5cm, hai răng cưa cuối cùng có lông dài. Hoa mọc từng cụm 2 hay 3 hoa có cuống ngắn. Đài 4-5, tràng 4-5, nhị 18, bao phấn hình vuông. Quả hình cầu hay hình lê, dài 12mm, rộng 10-11mm, có sống hơi rõ, trong chứa 2 hàng hạt, mỗi hàng 5 hạt Nhân dân ta có trồng cây này nhưng chủ yếu để lấy vỏ làm sợi dệt bao tải. Đôi khi cũng hái lấy rau ăn. Nhân dân Ấn Độ dùng lá sắc uống làm thuốc bổ, nhân dân Malaixia dùng chữa lỵ, chữa trẻ em. Trong lá, Kobert (1906) thấy một glucozit gọi là capsulin có vị đắng và bổ, tác dụng trên tim như lá Digitalis. Từ hạt cây này, Karrer và P. Baneijea (1949) đã lấy ra được một glucoát rất đắng gọi là corchotồxin, đồng phân với chất strophantidin và calotropagenin, có tác dụng giống như digitalin. Dầu chiết từ hạt cây đay giống như dầu hạt bông. Ta có thể phân tích dầu này thành hai phần dầu khô và dầu không khô. Một số tác giả khác cho rằng trong hạt cây đay còn có 2 chất đắng gọi là corchorin và corchoritin.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC