Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rau Diếp

09:05 11/05/2017

Lactuca sativa L.

Tên nước ngoài: Lettuce (Anh), laitue (Pháp).

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hàng năm. Thân mọc đứng, hình trụ, phân cành ở ngọn. Lá ở gốc mọc tụ họp rất dày thành hình hoa thị, có cuống; lá trên thân không cuống, gần như chia thùy, hai mặt màu xám nhạt, lá ở gần ngọn tiêu giảm rất nhỏ.

Cụm hoa là một chùy dài phân nhánh gồm nhiều đầu; lá bắc xẻ tua, cái ngoài lớn hơn cái trong; mỗi đầu có hơn 20 hoa màu vàng, mào lông màu trắng; tràng hình lưỡi nhỏ; nhị 5.

Quả bế, màu nâu, có khía dọc.

Phân bố, sinh thái

Rau diếp chỉ là một thứ (var.) trong loài xà lách. Cây có nguồn gốc ở vùng Trung Á và Tiểu Á. Cách đây khoảng 4500 năm trước Công nguyên, các bộ tộc ở Trung Á đã biết dùng rau diếp làm rau ăn hoặc làm thuốc. Những người Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng sớm biết sử dụng và gieo trồng loại rau xanh này. Đến thế kỷ thứ 14, xà lách và rau diếp được nhập trồng ở Tây Âu. Ngày nay, rau diếp đã được trồng khắp thế giới, từ những vùng ôn đới ấm của châu Âu, châu Mỹ, đến các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới thuộc các châu lục. Mỗi vùng khí hậu khác nhau có những loại rau diếp khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào hình dạng, kích thước, người ta thưồng chia ra 3 nhóm giống rau diếp sau:

- Nhóm rau diếp lá: lá dài, hoặc hơi cuộn lại vào giữa, trồng nhiều ở Nam Âu, châu Á nhiệt đới dùng làm rau sống hay nấu canh ăn.

- Nhóm rau diếp thân: nguồn gốc ở Trung Quốc, có thân cao từ 30 đến 50 cm, đường kính thân 3 5cm, mang nhiều lá dài màu xanh; dùng ăn sống, luộc hay xào ăn; trồng nhiều ở Trung Quốc và Đông Nam Á.

- Nhóm rau diếp latinh: cây nhỏ, lá xanh, các la trong cuộn lai với nhau, thường để ăn sống, trồng nhiều ở Pháp và châu Âu. Trong nhóm này có giống chịu được ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm.

Rau diếp được gieo trồng ở Việt Nam có thể chỉ khoảng vài trăm năm trở lại đây. Các giống đang được gieo trồng dường như có đủ đại diện của cả 3 nhóm giống trên. Ở các tỉnh phía bắc, trước đây giống thuộc nhóm lá dài và nhóm rau diếp thân thường được trồng. Cây ưa khí hậu ẩm mát của vụ đông - xuân. Hạt gieo đươc 4-5 ngày bắt đầu nảy mầm; ở giai đoạn đầu (khoảng 10 ngày) cây mầm sinh trưởng chậm. Sau khi nhổ cây non đem trồng, cây sẽ sinh trưởng nhanh. Cây trồng sau 3 tháng bắt đầu có hoa quả; khi quả già cũng là lúc cây bắt đầu tàn lại.

Cách trồng

Rau diếp là cây rau vụ đông ngắn ngày, được trồng phổ biến khắp nơi, nhất là các vùng rau.

Cây được gieo trồng bằng hạt. Cần chọn các cây to mập, lá dày, đốt ngắn và chăm bón tốt để thu hạt. Khi quả chuyển sang màu vàng, cắt lấy cành quả, phơi khô vò lấy hạt, phơi lại cho thật khô, bảo quản kín nơi khô mát để làm giống. Thời vụ gieo hạt vào tháng 8 - 9, khi cây con có 3 - 4 lá thật thì nhổ ra trồng. Có thể trông xen với nhiều loại rau, đậu hoặc trồng thuần loại.

Nếu trồng thuần loại, cần làm đất tơi, nhỏ, lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 1 - 1,2 m. Dùng phân chuồng ủ kỹ bón lót hoặc nước phân, nước giải ngâm kỹ để tưới thúc. Khoảng cách trổng 15 X 20 cm hoặc 20 X 20 cm. Rau diếp là cây rau ăn sống, vì vậv cần chú ý dùng phân thật hoại, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật và phải tuân thủ quy phạm sử dụng.

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

Rau diếp chứa 1,7% protid, 0,5% lipid, 9% celulose, 3,2% dẫn xuất không protein và 1% các chất khoáng toàn phần, 0,023 mg% asen và 0,071% acid oxalic, các chất lactucin, lactupicrin, 8ị3 - deoxylactucin; lip - 13 dihydrolactucin; 3p hydroxy 11 p, 13dl hydro (X icanthopermolid; 3(3-14 dihyđroxy - 11Ị3, 13dl - hydrocostunolid; Iactusid A và c maclinisid.

Ngoài ra, rau diếp còn có lupeol, lactucaxanthin và các nguyên tố vi lượng như Ca, Fe, Mn, Zn, I và p.

Tác dụng dược lý

1. Tấc dụng trên hoạt động vận động tự nhiên: Hạt rau diếp chín ép nguội được 20% dầu, cho chuột nhắt trắng, uống với các liều 1,25; 2,5; 5 ml/kg có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột. Liều càng cao, tác dụng càng rõ. Đến liều 10 ml/kg, chuột ở trạng thái mất điều hòa, nhưng không mất phản xạ điều chỉnh. Thí nghiệm này chứng tỏ rau diếp có tác dụng an thần.

2. Tác dụng trên thời gian ngủ do thiopental natri: Ở chuột nhắt trắng bình thường, tiêm tĩnh mạch đuôi thiopental natri với liều 35 mg/kg, thời gian ngủ là 10,0 ± 0,8 phút. Cho chuột uống dầu hạt cây rau diếp với liều 2,5 ml/kg, liền trong 21 ngày, rồi cũng tiêm thiopental như trên, thời gian ngủ là 311 ± 38 phút, tăng rất nhiều so với nhóm đối chứng.

3. Tác dụng trên đau do acid acetic: Tiêm phúc mạc dung dịch acid acetic cho chuột nhắt trắng để gây đau, biểu hiện bằng các cơn đau, 2 chân sau choãi ra, bụng sát xuống sàn, mình xoắn vặn. Cho chuột uống liều 2,5ml/kg dầu hạt rau diếp, rồi gây đau bằng acid acetic như trên, số cơn đau giảm 45%. Aspirin liều 10 mg/kg làm giảm số cơn đau 56%. Nếu phối hợp aspirin và dầu, số cơn đau giảm 68%.

4. Tác dụng trên co giật do pentylentetrazol: Tiêm dưới da pentylentetrazol liều 80 mg/kg cho chuột nhắt trắng làm chuột co giật 100%. Nếu dùng valproat natri là một chất chống co giật với liều 200 mg/kg, sau 2 giờ, tiêm pentylentetrazol như trên, 100% các con vật đều không bị co giật. Nếu cho uống dầu hạt rau diếp liều 2,5 ml/kg trước pentylentetrazol 2 giờ, hoặc uống dầu liều 1,5 ml/kg liền 21 ngày thì không bảo vệ được, chứng tỏ dầu hạt rau diếp không có tác dụng chống co giật do pentylenletrazol.

5. Các tác dụng khác: Lactucin trong rau diếp có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm ho, và đối kháng với cafein (cafein là chất có tác dụng kích thích thần kinh trung ương). Thử in vitro, lactucin có tác dụng độc đối với tế bào HELA, là tế bào ung thư cổ tử cung.

6. Độc tính cấp: Dùng 5 nhóm chuột nhắt trắng, mỗi nhóm 6 con, cho uống dầu hạt rau diếp với 5 liều khác nhau (ml/kg): 6,25; 12,5; 18,75; 25 và 30. Theo dõi chuột chết trong 24 giờ, theo cách tính của Litchfield - Wilcoxon, đã xác định được LD50 = 19,8 ml/kg với giới hạn tin cậy 95% là (15,2 - 25,7) ml/kg. Cao khô toàn cây rau diếp, chiết bằng cồn 50°, tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng liều 100 mg/kg, chuột không chết.

Tính vị, công năng

Thân lá rau diếp có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, vào kinh đại tràng, vị, có tác dụng lợi niệu, thông sữa, lợi ngũ tạng, thanh đờm thủy, lợi khí, dễ ngủ, sáng mắt, giải độc rượu. Hạt rau diếp có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, thông sữa.

Công dụng

Rau diếp được dùng chữa lo âu, mất ngủ đái khó đái ra máu, thiếu sữa, ho. Liều hàng ngày: .20 - 30 g hạt. Lá và thân (100 g) ăn sống hoặc sắc uống chữa háo khát, đầy chướng. Dùng ngoài, trị bỏng, viêm da trĩ, áp xe. Trong nhân dân, rau diếp thường được dùng làm rau, ăn sống, trộn dầu, giấm hoặc làm cuốn diếp

Bài thuốc có rau diếp

1. Chữa sữa không thông:

Hạt rau diếp 30 g, cam thảo sống 9 g, gạo nếp 15g nấu cháo ăn. Hoặc lấy hạt rau diếp và cam thảo sắc nước, rồi thêm gạo nấu cháo ăn vào sáng và tối. Một đợt điều trị là 3 - 5 ngày. Có thể dùng thân lá rau diếp 100 g, sắc lấy nước, thêm ít rượu, uống.

2. Chữa viêm da:

Lá rau diếp, nghiền với dầu ô liu, bôi xoa hàng ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC