Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rau Má Lá To

10:05 25/05/2017

Rau Má Lá To có tên đồng nghĩa: Hydrocotyle javanìca L., H. polycephala Wight et Arn.

Tên khác: Rau má rừng, rau má núi, nhả sạp (Thái).

Họ: Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm. Thân mọc bò nhẵn hoặc hơi có lông, bén rễ ở các mấu, sau đứng thẳng. Lá mọc tụ tập 2 - 3 cái ở gốc và so le ở ngọn, có cuống dài, phiến lá hình tim, rộng 5-8 cm, chia thuỳ không đều, mép khía răng tròn, hai mặt nhẵn, chỉ có lông ở gốc các gân, cuống lá dài 10 - 30cm.

Cụm hoa ngắn hơn lá, mọc ở kẽ lá, đôi khi mọc đối diện với lá, gồm nhiều tán đơn, dài ngắn không đều, mỗi tán có 15-20 hoa nhỏ màu trắng nhạt; lá bắc hình trái xoan tù, có đốm đỏ.

Quả dẹt có cuống ngắn, nhẵn hoặc hơi có lông, mang nhiều tuyến màu đỏ. Mùa hoa quả : tháng 6-10.

Rau má lá to và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Hydrocotyle L. là một chi lớn gồm các loài là cây thảo, phân bố rải rác từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 9 loài.

Rau má lá to phân bố chủ yếu ở vùng núi thuộc khu vực có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Á, bao gồm Nepal, Mianma, Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một số nước khác. Ở Việt Nam, cây cũng chỉ thấy ở vùng núi với độ cao 400 m - 1500 m, ở các tỉnh Kon Tum Quàng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá và hầu hết các tinh thuộc vùng tây bắc và đông bắc giáp biên giới Việt - Trung. Cây đặc biệt ưa ẩm, có thể mọc cả trên đất ướt dọc theo các bờ khe suối, hốc đá dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, nhất là ở kiểu rừng cây lá rộng núi đá vôi, có nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn... Cây thường xanh tốt quanh năm, ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và có khả năng mọc chồi khỏe ờ tất cả các đốt của phần thân bò sát mặt đất. Cây trồng được bằng các đoạn thân.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Tác dụng dược lý

Theo Foucaud, dịch hãm từ rau má lá to có tác dụng gây ngủ. Dùng ngoài, có tác dụng kích thích cục bộ, nhựa từ cây lá có thể gây viêm màng kết hợp mắt khi tiếp xúc.

Tính vị, công năng

Rau má lá to có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh phế nhiệt, tán huyết nhiệt.

Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, rau má lá to được dùng trong các trường hợp sau:

- Chữa ho hen, khí hư, kinh nguyệt không đều, chảy máu: Cây tươi rửa sạch giã nát, thêm nước gạn uống.

- Chữa vàng da: Rau má lá to 30g, thân và lá cây mào gà hoa vàng 20g. Hai vị thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Thuốc cai đẻ: Rau má lá to 100g, cả cây cứt ngựa 100g. Thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày. Dùng 7 ngày trước khi hành kinh. Ngoài công dụng chữa bệnh, lá non chần qua nước sôi có thể làm rau ăn. Đồng bào Dao dùng toàn cây giã nát rắc xuống nưóc để ruốc cá.

Ở Ấn Độ, Srilanka, rau má lá to có thể được dùng thay thế rau má. Lá chữa ăn uống khó tiêu, bồn chồn lo lắng, lỵ; cuống lá có mùi thơm cay, chữa đau răng. Ở Trung Quốc, rau má lá to (hồng mã đề thảo) được dùng chữa vết thương ngoài da, ho đờm có máu, cảm cúm. Ở Indonesia, đảo Solomon, rau má lá to cũng được dùng để ruốc cá.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC