Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rau Muống

09:05 25/05/2017

Rau Muống có tên đồng nghĩa: Ipomoea aquatica Forsk.

Tên khác: Phjăc boong (Tày).

Tên nước ngoài: Water cress, water morning glory, swamp cabbage (Anh); iiseron d’eau, ipomée aquatique (Pháp).

Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống ở nước, mọc bò, bén rễ ở những mấu. Thân hình trụ, rỗng giữa, nhẵn, có nhiều đốt, đôi khi hình chữ chi. Lá mọc so le, hình mũi tên, dài 7 - 9cm, rộng 3,5 — 7cm, hai tai nhỏ ở gốc choãi ra, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân gốc 5-7; cuống lá dài 3 — 6cm. Cạm hoa mọc ở kẽ lá gồm 1-2 hoa màu hồng; lá bắc 2; đài hình chén, 5 răng nhọn không đều; tràng hợp hình phễu, 5 cánh hoa hàn liền; nhị không bằng nhau đính ở gốc tràng; bầu nhẵn.

Quả nang, hình cầu; hạt có lông màu hung Mùa hoa quả: tháng 9 — 11.

Rau muống và tác dụng chữa bệnh của nó

.Phân bố, sinh thái

Rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu A (có thể ở Ấn Độ), sau phát triển rộng rãi ra khắp các vùng nhiệt đới khác, bao gồm cả châu Phi và vùng Trung Mỹ. Hiện nay rau muống đã trở thành loại rau ăn quan trọng ở hầu hết các nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Papua New Guinea, Trung Quốc và Đài Loan.

Rau muống trồng có nhiều giống (cultivars), trong đó đáng chú ý nhất là loại rau muống trắng trồng bằng hạt và loại trổng bằng đoạn thân hay ngọn. Trong nhóm rau muống trồng bằng thân hay ngọn cũng có giống màu trắng (thân, cuống lá màu trắng xanh), giống màu xanh (thân, cuống lá và lá màu xanh) và giống màu tía (thân, cuống lá màu nâu tía nhưng lá màu xanh). Cả 3 giống rau muống này, đều ra hoa, kết quả nhưng không có hạt. Hiện nay ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan có những quần thế rau muống tía mọc hoàn toàn hoang dại. Ở Việt Nam, tất cả các giống rau muống kể trên đều được trồng rộng rãi ở khắp các địa phương. .

Riêng rau muống hạt có nhiều ở các tỉnh phía nam. Rau muống là cây ưa nước và ưa sáng. Rau muống hạt mặc đù được trồng trên cạn nhưng đều phải tưới nước thường xuyên. Cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển mạnh từ 23 - 30°C; ở nhiệt độ dưới 20°c, rau muống sinh trưởng kém. Do đó rau muống thường được trồng vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè và đến tận mùa thu. Ở một số vùng núi cao lạnh như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu) không trồng được rau muống kể cả trong mùa hè. Rau muống có khả năng tái sinh vô tính khoẻ. Từ một đoạn thân hay ngọn đem cắm xuống đất ẩm hoặc bùn đều nhanh chóng phát triển thành khóm rau muống mới. Đặc biệt, sau khi bị ngắt ngọn chỉ cần sau 5-7 ngày, rau muống lại tiếp tục một lứa ngọn mới. Ngoài ra, rau muống còn có khả năng sống nổi trên mặt nước là do thân hình ống, rỗng ở giữa và chính nhờ vào khả năng phát triển chồi nhanh như vậy, cây nhanh chóng tạo thành từng mảng gọi là rau muống bè. Rau muống bè thường chỉ được gây trồng từ loại rau muống tía hoặc rau muống xanh. Rau muống là loại rau mùa hè gần như không thể thiếu đối với người dân Việt Nam.

Hiện nay chưa có những số liệu thống kê đầy đủ về diện tích cũng như sản lượng rau muống ở tất cả các địa phương, song chắc chắn đó là con số rất lớn. Ở Indonesia diện tích trồng rau muống năm 1988 là l0.000ha; ở Malaysia là 1100 ha (220.000 tấn/năm). Thái Lan là nước thường xuyên xuất khẩu rau muống cũng như hạt giống rau muống cho Trung Quốc, Singapore và Malaysia (E. Vestphal, 1994).

Cách trồng

Rau muống là một trong những cây rau phổ biến nhất và dễ trồng nhất ở Việt Nam. Có thể nhân giống bằng hạt (ít phổ biến) hoặc bằng nhánh. Rau muống có thể trồng trên cạn, dưới ruộng nước hoặc thành bè trên mặt nước. Thời vụ trồng có thể quanh năm, trừ những tháng mùa đông lạnh, nhưng chủ yếu vào tháng 3-4. Sau khi làm đất, bón lót phân, chủ yếu phân chuồng, chỉ cần trồng hoặc gieo hạt với khoảng cách 20 X 15cm, tưới ẩm là được.

Rau muống tuy dễ trồng, nhưng muốn có rau ngon, cần lưu ý những điểm sau đây:

- Khi thu hoạch, phải thu thành đợt, thu đến đâu hết đến đấy. Cần cắt hết phần trên mặt đất, chi để lại 3 - 5cm sát gốc.

Đối với rau muống bè, phải phạt hết lá.

- Thu xong, làm cỏ, bón phân thúc, chủ yếu dùng nước phân chuồng, nước giải ngâm kỹ, hạn chế dùng phân vô cơ.

- Trưóc mùa đông, thu hoạch xong, cần bón thúc phân chuồng, dùng rơm rác phủ một lớp mỏng cho rau.

Bộ phận dùng

Toàn cây

Tác dụng dược lý

Cao rau muống ức chế sinh tổng hợp leucotrien và prostaglanđin in vừro, do tác dụng của các hoạt chất N - trans và N - cis feruloyltyramin. Ngoài ra, cao phần trên không còn tươi, cho vào dạ dày chuột cống trắng với liều 3,4 g/kg thể trọng, có tác dụng chống tăng đường máu.

Tính vị, công năng

Rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu.

Công dụng

Rau muống được dùng trị táo bón, đái rắt, làm cho mụn nhọt chóng sinh da thịt liền miệng. Khi bị ngộ độc hoặc say sắn, giã rau muống vắt lấy nước cốt uống thật nhiều để giải độc, khỏi say. Ở các nước Đông Nam Á, rễ rau muống được dùng để nhuận tràng. Lá rau muống vò nát đắp trị mụn lở nhọt, loét, trĩ, bệnh áp tơ, sưng tấy và vết thương, ở Indonesia, nước sắc rễ dùng làm thuốc nhuận tràng để giải độc trong trưòng hợp ngộ độc thuốc phiện hoặc thạch tín, hoặc uống nước ô nhiễm và cũng dùng làm nước rửa trị trĩ. ăn nhiều rau muống hoặc uống nước sắc toàn cây có tác dụng an thần trong các trường hợp mất ngủ, stress, nhức đầu, suy nhược cơ thể và chảy máu nhiều. Nưóc sắc lá dùng trị ho. Lá rau muống non cùng với ngọn non vòi voi giã nát đắp tri bệnh nấm da. Thân rau muống giã nát cùng vối ít vôi bột, lá khoai lang và dền gai đắp trị nhọt. Ở Campuchia, cây được giã đắp trị sốt mê sảng, lá non trị nấm đa. Ở Brunei, lá rau muống sao uống để hạ sốt. Ở Ấn Độ, dịch ép rau muống cũng là. thuốc giải độc thuốc phiện và thạch tín. Dịch ép khô để tẩy. Lá và thân có tác dụng làm mát. Rau muống cũng dược dùng trị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể và trĩ. Uống dịch ép rau muống tươi mỗi lần 2 - 5ml, ngày 4 lần, để trị bệnh gan

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC