Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rau Om

14:05 18/05/2017

Còn gọi là ngổ om, mò om, ngổ, ma am (Cămpuchia), phắp hom pôm (Lào).

Tên khoa học Limnophila aromatica (Lamk.) Merr.

Thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.

A. Mô tả cây

Rau om là một loại cỏ mọc bò, thân dòn, dài 20-30cm, mùi rất thơm. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm vào thân, phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa. Có khi lá mọc thành cụm 3 lá. Hoa hơi không cuống, mọc đơn độc hoặc họp thành 2-3 dạng xim. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ màu đen nhạt, có vân mạng.

Ngoài cây rau om Limnophila aromatica nói trên có mùi rất thơm, còn có rau om Limnophila rugosa Merr. cũng có mùi thơm, rau om An- Limnophila indica (L.) Druce, rau om tầu- Limnophila chinensis (Osb.) Merr. cũng được sử dụng.

Rau om và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Rau om mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta, nhưng được sử dụng nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam làm gia vị nấu canh chua, canh cá. Thường dùng tươi hoặc phơi sấy khô làm thuốc.

Tại các tỉnh phía Nam người ta phân ra rau om xanh và rau om tím. Loại tím hay được tìm dùng làm thuốc nhưng vì hiếm nên vẫn dùng phổ biến loại rau om xanh. Cũng cần lưu ý tránh nhầm lẫn: ở các tỉnh phía Bắc rau om thường được gọi là rau ngổ, nhung ngay tại miền Bắc lại có mấy loại rau ngổ: rau ngổ thuộc họ Hoa mõm chó là loại rau om nói ở đây, còn loại rau ngổ thuộc họ Cúc (Compositae) có tên khoa học Enhydra fluctuans Lour, còn có tên ngổ thơm, ngổ trâu là một loại cây sống nổi hay ngập nước không thuộc loại rau om nói ở đây.

C. Thành phần hóa học

Theo Lưu Thị Thu Cúc và Phó Đức Thuẫn, trong rau om Limnophila aromatica có tinh dầu, flavonoit, cumarin, axit hữu cơ, đường khử (Dược học 4, 1985, 8-10).

Theo Indian Perfumer 21, 135-138, 1977 trích lại trong Miltitzer Berichte 1978, tinh dầu cất từ rau om Limnophila rugosa có tỷ trọng d2l 0,9934; nD21 1,5272; chỉ số xà phòng 1,74; chỉ số este 15,94 chỉ số este sau axetyl hóa 38,36; độ tan trong cồn. 80°: 1/8. Trong tinh dầu có 82,2% metylchavicol; 13,5% anisaldehyt; 3% p.metoxyzimtaldehyt; 0,5% caryophyllenoxyt; 0,4% limonen; 0,2% p.cymol và 0,2% linalot (phân tích bằng sắc ký khí).

D. Tác dụng dược lý

Xuất phát từ những kết quả lâm sàng thực tế đã đạt được ở Hợp tác xã y học dân tộc Hải Thượng, Cần Thơ, Thu Cúc và Phó Đức Thuẩn (Dược học 1985, 4, 8-10) đã nghiên cứu dược lý thấy rau om có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn lớn, có tác dụng lợi tiểu, dãn cơ, chống co thắt, tác dụng dãn cơ giải thích thuốc làm mất cơn đau bụng, dãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu giải thích làm cho viên sỏi bị tống ra ngoài, bệnh nhân đi tiểu ra những viên sỏi bị vỡ nhỏ.

E. Công dụng và liều dùng

Trước đây rau om chỉ là một thứ gia vị dùng nấu canh chua, canh cá ở các tỉnh phía Nam. Chỉ những năm gần đây, mọi người lưu ý tới kinh nghiệm dùng rau om chữa sỏi thận của lương y Lê Quang Tốt (Rau om, một loại rau quý-YHCTDTVN 198, 1986, 23): Một người bạn lương y bị sỏi thận, đã mổ một lần, nhưng sau một năm sỏi xuất hiện lại. Bác sĩ khuyên mổ nữa, nhưng lẳn này sợ có nguy biến. Lương y giới thiệu bệnh nhân lấy rau om giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần. Bệnh nhân nghe theo ngày uống 2 lần, sáng 1 nắm, chiều 1 nắm. Uống liền 5 ngày. Đến ngày thứ 6 bệnh viện đưa đi X quang, để biết rõ vị trí viên sỏi trước khi mổ, thì viên sỏi đã biến mất.

Đối với một số bệnh nhân khác, lương y Tốt cho uống một nắm rau om cùng một số vị lợi tiểu bông mã đề, râu ngô... thanh nhiệt và hành khí cũng đem lại kết quả tốt: Bệnh nhân đái thông, cơn đau giảm và mất hẳn.

Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, còn dùng giã nát đắp lên vết thương, vết loét.

Ngày dùng 10-l6g dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC