Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sa nhân

14:05 04/05/2017

còn gọi là súc sa mật

Tên khoa học Amomum xanthioides Wall.

Thuộc họ Gừng zingiberaceae. Sa nhân (Fructus et Semen Amomi xanthioidis) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây sa nhân (Amomum xanthioides). Người ta còn phân biệt xác sa là quả còn cả lớp vỏ và sa nhân là khối hạt còn lại sau khi đã bóc lóp vỏ ngoài. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên sa nhân, sa là cát, sỏi.

A. Mô tả cây

Sa nhân là một loại cỏ có thể cao tới 2-3m, gần giống cây riềng nhưng thân rễ không phát triển thành củ như riềng. Lá xanh thậm, mặt nhẵn bóng, dài 15-35cm, rộng 4-7cm. Hoa màu trắng đốm tía, mọc thành chùm ở gốc; từ rễ nảy ra một mầm, ngọn mang hoa gần sát mặt đất, mỗi gốc 3-6 chùm hoa, mỗi chùm 4-6 hoa. Quả là một nang 3 ngăn, đậu vào tháng 5, chín vào tháng 7-8 (6-7 âm lịch), hình trứng, to nhất bằng đầu ngón tay cái, trung bình bằng đầu ngón tay giữa, dài 1,5 -2cm, đường kính 1- l,5cm. Mặt ngoài vỏ có gai rất đều, không có cái cao cái thấp, kẽ gai cũng đều nhau, bóp mạnh sẽ vỡ thành 3 mảnh. Hạt dính theo lối đính phôi trung trụ. Mùa hoa: tháng 4-5

Sa nhân và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Sa nhân mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta, miển Bắc cũng như miền Trung. Còn mọc ở Cămpuchia, Lào, Thái Lan, Ấn Độ. Hằng năm trước đây toàn Việt Nam xuất chừng 250 đến 400 tấn. Việc trồng sa nhân đã được chú ý. Ngưòi ta phát nương như để trồng ngô, trồng sắn, rồi nhổ tỉa những cây sa nhân mọc ờ rừng đem về cắt bót ngọn đi, đặt nằm gốc xuống hố, mỗi hố cách nhau chừng 0,70-0,80cm, lấp đất lên, giẫm chặt gốc, để hở ít ngọn như ta ưồng mía Đối với sa nhân mọc hoang, muốn thu hoạch nhiều cần phát quang những khu sa nhân già để sa nhân mọc lại, đồng thời phát quang bớt những cây che kín bên trên làm cho sa nhân tốt hơn và sai quả. Sa nhân thu hoạch vào khoảng tháng 8 dương lịch (từ 1 đến 15 tháng 7 âm lịch), có thể sớm hơn một ít. Vì thời gian thu hoạch rất ngắn, mà hái sớm hay muộn quá đều ảnh hường đến chất lượng của sa nhân cho nên cần theo dõi để kịp thời thu hái. Khi vỏ ngoài đã vàng thẫm, kẽ gai đã thưa, bóc ra thấy róc vỏ, bóp quả thấy còn cứng, lúc bóc ra thì hạt hơi có màu vàng, ờ giữa mỗi hạt có chấm đen hay màu hung hung, nhấm thấy chua và có chất cay nồng là sa nhân đúng tuổi hái được. Loại này người ta gọi là sa nhân hạt cau (loại tốt nhất). Nếu để quá 5-7 ngày mói hái, quả bóc ra đã mềm, nhấm thấy ngọt chất cay đã hết, đó là sa nhân đường, kém giá trị hơn vì ít tinh dầu, khó bảo quản vì dễ ẩm mốc, cứ phơi khô để vài ngày lại bị ẩm, hạt rời vụn ra màu đen như cứt gián. Nhưng nếu vội hái non quá, khi bóc ra hạt vẫn còn non trắng hay hơi vàng, nhấm thấy cay nhưng không chua, gọi là sa nhân non cũng kém giá trị.Sa nhân hái về phải tãi ra phơi khô ngay, nếu không gặp nắng, phải dùng củi sấy kịp thời, tốt nhất là ngày phơi, đêm sấy, chừng 4-5 ngày thì khô. Thường mùa thu hái sa nhân hay trùng với mùa mưa cho nên cần chuẩn bị củi để sấy cho khỏi hỏng. Thường 10kg sa nhân đầu mùa phơi được 1.800kg sa nhân vỏ (sa nhân xác), nếu hái đúng tuổi có khi được tới 2kg. Nếu sa nhân hái về không kịp phơi khô ngay sẽ đẽ bị thối nát, màu ngả đen như cứt gián. Khi sa nhân khô kiệt rồi nếu bóc vỏ trước khi phơi sấy thì tinh dầu bốc đi mất, dễ vỡ vụn và cũng kém giá trị. Muốn bóc vỏ, dùng dao con hay dùi nhỏ chọc mũi vào vỏ sa nhân, cho đỡ đau tay. Mỗi kg sa nhân vỏ bóc được từ 0,700 đến 0,800 kg sa nhân hạt.

Tùy theo thời kỳ thu hái và phơi sấy, thường người ta phân ra làm nhiều loại:

1. Sa nhân hạt cau là loại tốt nhất, có hạt to mẩy, khi hạt khô không bị nhăn nheo. Màu nâu sẫm, cứng, nhấm cay nhiều, nồng. 2. Sa nhân non là loại 2, hạt không mẩy, có vết nhăn nheo, màu vàng răng ngựa, nhấm ít cay. 3. Sa nhân vụn là loại 3, gồm những quả sa nhân đường, non vỡ ra hoặc do không được phơi sấy đúng phép, còn gọi là sa nhân cứt gián, kém cay. 4. Sa nhân đường là loại 4, sờ tay thấy ẩm hơi dính, nhấm hơi ngọt, mềm, màu đen.

C. Thành phần hóa học

Trong sa nhân có chừng 2-3% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là d. bocneola (19%), d.campho (33%), axetat bocnyla (26,5%), d.limonen (7%), camphen (7%), phelandren (2,3%), parametoxyetylxinamat (1%), pinen (1,8%), linalola, nerolidola... Năm 1958, hệ dược Viện y học Bắc Kinh có nghiên cứu trong loài sa nhân amomum villosum lour có saponin với tỷ lệ 0,69%.

D.công dụng và liều dùng

Sa nhân là một vị thuốc kích thích và giúp sự tiêu hóa, thường dùng làm gia vị và chế rượu mùi. Về căn bản, sa nhân mới thấy dùng trong phạm vi đông y. Theo tài liệu cổ, sa nhân có vị cay, tính ôn, vào các kinh tỳ, thân và vị, có tầc dụng hành khí, điều trung, hòa vị, làm cho tiêu hóa được dễ dàng. Dùng trong những trường hợp đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ. Hiện nay ngoài công dụng như trên, sa nhân được xuất sang một số nước dùng làm gia vị. Liều dùng hàng ngày: 1 đến 3g dưới dạng thuốc viên, thuốc sắc.

Đơn thuốc có sa nhân dùng trong đông y Răng đau nhức: Ngậm sa nhân. Bài thuốc chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa, bụng đẩy, đau (hương sa chi truật hoàn): Sa nhân 4g, mộc hương 6g, chỉ thực 6g, bạch truật 4g, các vị tán nhỏ, dùng nước sắc bạc hà nấu với gạo làm hồ viên thành viên, mỗi viên nặng 0,25g; ngày uống 2 hay 3 viên. Ở miền Bắc nước ta chỉ khai thác để dùng trong nước và xuất loại sa nhân nói trên. Ngoài 2 cây dương xuân sa và sa nhân nói trên, tại Trung Quốc người ta còn khai thác một số cây khác với tên sa nhân,

ví dụ: 1. Sa nhân Hải Nam là quả của một loài Amomum sp. ở đảo Hải Nam. 2. Thổ sa nhân ỏ Hải Nam là quả của một loài Amomum sìnensis Rosc. 3. Thổ sa nhân ỏ Phúc Kiến là quả của loài Alpinia japónica Miq. Tên gọi ở địa phương là hòa sơn khương, có quả ở trên ngọn của thân mang lá, khác những cây trên có quả trên một trục riêng ờ sát mặt đất.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC