Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sa Sâm

11:05 11/05/2017

Sa Sâm Còn gọi là pissenlit maritime, salade des dunes.

Tên khoa học Launaea pinnatifida Cass (Microrhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd.)

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Sa=cát, sâm= sâm vì vị thuốc có công dụng như sâm mà lại mọc ở cát.

Tên sa sâm dùng để chỉ rất nhiều vị thuốc lấy từ rễ ở nhiều cây khác nhau, thuộc họ thực vật khác hẳn nhau. Ở đây trước hết chúng tôi giới thiệu một loại sa sâm đang được ta khai thác, sau đó giới thiệu các vị thuốc sa sâm khác.

Khi nghiên cứu và sử dụng cần đặc biệt chú ý tránh nhầm lẫn.

A. Mô tả cây

Sau đây là mô tả cây sa sâm đang được khai thác tại Nam Định, Hà N?m, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Loại cỏ sống lâu năm, có rễ mềm mọc thẳng, dài 15-25cm màu vàng nhạt. Mỗi gốc có thể mọc ra 2 hay 3 thân bò hình sọi dài. Thân bò như những cây khác, cứ như vậy mọc lan chạy dài mãi. Lá mọc ỏ gốc xếp thành hoa thị ở quanh gốc, lá dài 5- 8cm xẻ lông chim gồm 7-8 thuỳ, các thuỳ dưới thon lại thành cuống. Mép lá có răng cưa thưa và không đều trông giống lá cải cúc hay bồ công anh (tên Pháp gọi là bồ công anh ở biển=pissenlit gốc. Cuống ngắn, mọc đơn độc, thành ngù ít hoa. Quả bế hình trụ, đầu hơi thon lại, dài 4mm có chùm lông sớm rụng

Sa sâm và tác dụng chữa bệnh của nó

 B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này mọc hoang phổ biến ở các bờ biển Việt Nam, vùng Quảng Ninh', Nam Định, Hà Nam, Nghệ An,. Hà Tĩnh, Quảng Bình. Vào các tháng 3-4 và 8-9, nhân dân đào về rửa sạch bằng, nước vo gạo, đồ chúi rồi phơi khô. Có nơi hái về rửa sạch, ngâm nước phèn chua 1/5 hoặc 2/5, phơi cho se, xông diêm sinh hơn 1 giờ rồi mới phơi khô hẳn.

C.Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ tìm thấy có chất đường, tanin, ít chất béo. (Nguyễn Văn Chi, 1/1961, Bộ môn dược liệu Hà Nội).

D. Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu

E. Công dụng và liều dùng

Hiện nay ò một số nơi các vị đông y dùng thay vị sa sâm trước đây nhập, của Trung Quốc (xem ở những vị sa sâm khác) làm thuốc chữa bệnh ho, trừ đờm, chữa sốt. Liều dùng 6-12g một ngày dưới dạng thuốc sắc, phối hợp với các vị thuốc khác. Có ncri nhân dân hái lá ăn sống như rau xà lách và chữa bệnh tạng bạch huyết (lymphatisme). Có khi người ta dùng rễ phơi khô sao vàng sắc đặc uống cho mát phổi (giải nhiệt) có tác dụng nhuận và thông tiểu. Vùng Nha Trang những người đi bể dùng cây này giã nhỏ chữa những chỗ cá mực cắn.

Những vị sa sâm khác.

1. Theo A. Pelelot, ở nước ta có hai loại sa sâm nữa:

a. Rễ cây Adenophora verticillata Fisch (Adenophora tetraphylla (Thunb) Fisch.). Thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae. Loại cỏ sống lâu năm, rễ to mập, thân mọc thẳng đứng, nhẵn, có khía dọc, cao 0,3-l,4m. Lá ờ phía gốc có cuống, hơi tròn, mép khía tai bèo, lá ở thân mọc vòng hay mọc đối gần như không cuống, mép có răng cưa, tuỳ thèo ở vị trí cao thấp có hình bầu dục hơi hình mác, dài 3-10cm, rộng l-2cm. Hoa màu xanh, mọc thành chùm nhỏ, có ít hoa, cuống hoa rất nhỏ. Qúả mọc treo là một nang hình trứng hoi phẳng ở phía đỉnh, quanh đỉnh có đài tồn tại. Quả có 3 ngăn. Hạt dẹt, bóng, màu vàng nhạt, dài l,5mm.

Theo A. Pételot và Ch. Crévost cây này mọc hoang khá nhiều ờ các ruộng bỏ hoang miền Bắc Việt Nam nhất là vùng chợ Ghềnh (Nam Hà) (Hình 627). . Trung Quốc có dùng rễ cây này với tên là nam sa sâm (nam sa sâm ở đây không có nghĩa là sa sâm của Việt Nam) hay luân diệp sa sâm (luân diệp là lá mọc vòng vì cây có lá mọc vòng) hay cátsâm vì mọc ở tỉnh Cát Lâm.

Cây này mọc ờ Trung Quốc tại các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam, An Huy, Giang Tô, Triết Giang, Quảng Đông, Giang Tây... Theo Trung Hoa dược học tạp chí (1936) trong rễ nam sa sâm này có một chất saponin vói công thức thô C36H5804. Đông y dùng sa sâm làm thuốc chữa sốt, miệng khô, khát nước, phổi nóng mà ho, ho ra máu. Liều dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

b. Tế diệp sa sâm (sa sâm lá nhỏ) là rễ phơi khô của cây Wahlenbergia gracilis A.DC. hay Campanula vincaeflora Vent, thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae. Loại cỏ có nhiều dạng, cao 10-60m, thân không chia hoặc có cành nhẩn hoặc có lông, lá mọc so le, mỏng hình bầu dục hay hình mác, mép có răng cưa, phía cuống hẹp lại, dài 3-5cm, rông 3-6cm. Hoa màu xanh hay trắng mọc ở đầu cành hoặc mọc thành xim. Quả rang, hình trứng dài 3-8mm, đình còn đài sót lại. Hạt nhiều, rất nhỏ, màu vàng nhạt.

Theo A. Petolot cây này rất hay gặp ờ những ruộng bỏ hoang ở toàn Việt Nam, Lào và Cảmpuchia. Nhung cho đến nay chúng ta chưa phát hiện lại được. Rễ phơi khô dùng như nam sa sâm.

2. Ta cũng nhập của Trung Quốc vị bắc sa sâm còn gọi là hải sa sâm, liêu sa íâ/71-Radix Glehniae- là rễ phơi hay sấy khô của Glehnia littoralis F. Schmidt (Phelỉopteris ỉittoralis Benth), thuộc họ Hoa tán Umbelliferae. Cây này là một loại cỏ sống lâu năm, cao 7- 35m, rẽ dài và nhỏ, dài tới 30cm, đường kính 0,5- l,5cm. Lá mọc so le, cuống dài tới 12cm, lá kép hai lần lông chim. Cụm hoa tán kép, mỗi tán có tới 15-20 hoa nhỏ màu trắng.

Cây này mọc ở Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Triết Giang, Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Đài Loan. Qua sự phân bố ở các tình của Trung Quốc, ta có thể thử tìm ở các tinh ven biển của ta vùng Quảng Ninh. Vào các tháng 6-7 hoặc 8-9 người ta đào' rẽ, cắt bỏ thân, rễ con, rửa sạch đất, cạo bỏ vỏ ngoài phơi khô. Đấy mới là vị sa sâm chính thức, có rễ nhỏ, dài 15-30cm, đưòng kính 3-8mm màu vàng trắng nhạt mà ta vẫn dùng trước đây.

Thành phần hoá học và tác dụng dược lý chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Thường dùng chữa sốt, khát nước, cổ khô, ho, hư lao. Liều dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc. Thường uống phối hợp với các vị thuốc khác. Theo tài liệu cổ sa sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, vào kinh phế. Có tác dụng dinh dưỡng và thanh phế, trừ hư nhiệt, trừ ho, khử đờm. Bắc và nam sa sâm công dụng như nhau, nhưng bắc sa sâm có tác đụng dinh dưỡng mạnh hơn, nam sa sâm khử đờm mạnh hơn.

Dùng chữa phế âm không đủ, hư nhiệt sinh ho, ho khan, ho đờm. Tóm lại vị sa sâm hiện nay nguồn gốc rất phức tạp. Sa sâm ta đang dùng và khai thác thực ra chỉ là sáng kiến của ta, là một cây thuộc họ Cúc, trong khi sa sâm nhập của Trung Quốc cũng rất khác nhau hoặc là thuộc họ Hoa tán hay Hoa chuông. Nên chú ý nghiên cứu phân biệt. Cần chú ý để tránh nhầm lẫn và theo dõi hiệu lực.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC