Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sài Hồ

11:05 08/05/2017

Sài Hồ còn gọi là bắc sài hồ, sà diệp sài hổ, trúc diệp sài hồ.

Tên khoa học Bupleurutn sinense DC.

Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

Sài hồ(Radix Bupleuri) là rễ phơi hay sấy khô của cây sài hồ Bupỉeuritm sinense DC. và một số cây khác cùng chi cùng họ. Tại Việt Nam hiện nay một sô' nơi dùng một loại cúc tần làm sài hồ, cấn chú ý tránh nhầm lẫn (xem chú thích). Sài là củi. Cây non thì ăn, già thì làm củi do đó có tên này.

A. Mô tả cây

Sài hồ là một cây sống lâu năm, cao 45-70cm, rễ nhỏ, hình trụ, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Thân mọc thẳng, phân cành hình chữ chi. Lá mọc cách, mép nguyên, hình mác, dài 3-6cm, rộng 6-13mm, đầu lá nhọn, có 7-9 đường gân song song. Lá phía dưới có cuống ngắn, phía trên không có cuống. Cụm hoa hình tán kép, mọc'ở kẽ lá hoặc đầu cành. Trục cụm hoa chung, nhỏ và dài, có từ 4-10 cụm hoa phụ không dài bằng nhau. Hoa nhỏ màu vàng. Quả hình bầu dục, dài độ 5mm, nhưng góc quả rất rõ, 3 ống tinh dầu nằm ở mặt tiếp giáp.

Sài hồ và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Hiện chưa thấy mọc Việt nam; tại Trung Quốc mọc ở Nội Mông, Hà Bắc, Sơn Tây, Tứ Xuyên. Mùa thu hay mùa xuân đều thu hoạch được, đào lấy rễ về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được.

C.Thành phần hoá học

Trong sài hồ có chừng 0,50% chất saponin, một chất rượu gọi là bupleurumola C37HM02 độ chảy 163-164°c, phytosterola C30H48O2 và một ít tinh dầu. Trong thâp và lá có chứa rutin C20H30OI6. D. Tác dụng dược lý Sài hồ đã được nghiên cứu về mặt dược lý. Chủ yếu có hai tác dụng.I.

1.Tác dụng chữa sốt: Năm 1928, theo nhà nghiên cứu Nhật Bản là Cận Đăng Đông Nhất Bộ báo cáo đã dùng phương pháp kích thích bằng nhiệt để gây sốt cho thỏ rồi cho thỏ uống nước sắc sài hồ 20%, cứ lkg trọng lượng cho uống 25ml. Sau khi uống thuốc 1 giờ đến 1 giờ rưỡi thì nhiệt độ hạ xuống bình thường hoặc dưới bình thường, sau đó lại tăng tới nhiệt độ bình thường.

Năm 1935, Mã Văn Thiên báo cáo đă dùng dung dịch 0,03% trực trùng côli tiêm vào tĩnh mạch thỏ với liều 2ml cho lkg trọng lượng để gây cho thỏ sốt, sau đó tiêm dưới da dung dịch 5% cao rượu sài hồ trong nước (lml tương đương với l,lg sài hồ) thì thấy với liều 0,5ml trên lkg thể trọng thì không thấy tác dụng chữa sốt; với liều 2ml cho lkg thể trọng thì hơi có tác dụng giảm sốt, nhưng nhiệt độ không hạ tới mức bình thưòng; với liều 2,2ml trên lkg thể trọng thì có tác dụng hạ sốt rõ rệt. Độc tính của sài hồ rất thấp, dùng dung dịch nước 10% sài hồ tiêm dưới da chuột nhắt thì thấy Iiểu tối thiểu gây chết đối với chuột nhắt là 1,1 ml trên lOg thể trọng.

Năm 1935, Kinh Lợi Bân và Lý Đăng Bản cũng đã tiến hành thí nghiệm như trên, tiêm dưới đa dung dịch 0,03% trực trùng côli với liều 2,3ml trên lkg thể trọng đồng thời tiêm dưới da 4ml dung dịch nước của rượu sài hồ (mỗi mililit tương đương với l,lg sài hồ) thì thấy có thể cản trở không cho vi trùng gây sốt đối với thỏ.

2. Tác dụng chữa sốt rét: Theo Chu Mộc Triều và Hoàng Đăng Vân (1940), thì hằng ngày uống 40g thuốc sắc sài hổ có thể chữa sốt rét rất tốt.

D. Công dụng và liều dùng

Sài hồ là một vị thuốc chữa sốt dùng trong đông y. Còn dùng chữa sốt rét, nhức đầu chóng mặt, sốt thương hàn, kinh nguyệt không đều. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Ngày dùng trung bình 4-10g. Có thể tăng giảm tuỳ theo tình hình bệnh tật cụ thể. Theo tài liệu cổ sài hồ vị đắng, tính hơi hàn, vào 4 kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu. Có tác dụng phát biểu, hoà lý, thoái nhiệt, thăng dương, giải uất, điều kinh.

Dùng chữa bệnh thiểu dương, hàn nhiệt vãng lai (khi nóng, khi lạnh) miệng đắng, tai ù, hoa mắt, đẫu váng, nôn mửa, sốt rét, kinh nguyệt không đều.

Đơn thuốc có sài hồ Chữa sốt, hư lao phát sốt, tinh thần mệt mỏi: Tỉểu sài hồ thang (bài thuốc thông dụng trong đông y do Trương Trọng Cảnh dùng đầu tiên): Sài hồ 15g nhân sâm 4g, sinh khương 4g, bán hạ 7g, nước 600ml sắc, còn 300ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Chữa hư lao phát sốt, cảm mạo phát sốt: Sài hồ 160g, cam thảo 40g. Hai vị tán nhỏ, mỗi ngày dùng 8g bột này , sắc với 1 bát nước.

Chú thích

Tại Trung Quốc, người ta dùng các vị sau đây với tên sài hồ.

1. Nam sài hồ là rễ phơi khô của cây Bupleurum sachalỉnense Fr. Schmid hay cây B.ỷalcatum L. var. scozoneraefolium Willd.

2. Ngân sài hồ là rễ phơi khô của cây ngân sài hồ Stellaria dichotoma L. var. lanceolata Bunge (Steỉỉaria dỉchotoma L. var. heterophylla Fenzl.) thuộc họ cẩm chướng Caryophyllaceae.

Tại Việt Nam không rõ nguyên nhân từ đâu, người ta dùng rẽ phơi khô của cây gần giống cây cúc tần, Pluchea pteropoda Hemsl. thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Có người lại dùng rễ cây cúc tần Pỉuchea indica Less. cùng họ làm vị sài hồ.

Sài hồ Việt Nam là một loại cỏ sống lâu năm, thân mẫm chắc, cao 30-40cm, có thể cao tới 70cm, mang nhiều cành ở phía trên. Lá mọc cách, hình thìa, phía cuống hẹp lại, mép có răng cưa, lá dày, vò có mùi thơm, mặt trên xanh hcm mặt dưới, dài 3-5cm, rộng l,5-2,5cm. Cụm hoa hình đấu, màu đỏ nhạt, gần như không cuống, họp thành 2-4 ngù. Lá bắc rất nhẩn, hình bầu dục, lá bắc phía trong hẹp hơn. Quả bế có 10 cạnh, có mào lông. Cây sài hồ Việt nam mọc hoang tại miền nước mặn như Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình (vùng chợ Cồn đi Hải Triều). Trong rễ cây sài hồ Việt nam có tinh dầu, các chất khác chưa rõ. Nhân dân dùng vị sài hồ này chữa sốt thay cho sài hồ bắc.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC