Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sâm Cuốn Chiếu

10:05 11/05/2017

Sâm Cuốn Chiếu có tên đồng nghĩa: Spiranthes australis Lindl.

Tên Khác: Bàn long sâm, mễ dương sâm.

Họ: Lan (Orchidaceae).

Mô tả

Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm. Rễ mập, hình trụ, mọc thành chùm. Lá mọc so le, thường tụ họp thành túm ở gốc, hình mác, dài 4 - 10 cm, rộng 6-8 mm, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, gân song song rất rõ, lá ở phía trên thường giảm.

Cụm hoa tụ họp thành bông xoắn ốc, dài 5 - 10cm, có khi đến 20 cm; hoa màu trắng, hồng hoặc đỏ; lá bắc dài; lá đài 1 hàn liền với cánh hoa thành mũ đứng có 3 thùy; cánh môi tỏa rộng, thắt lại ở giữa, gốc có 2 mụn nhỏ; bao phấn hình bầu dục.

Quả có lông mịn. Mùa hoa quả : tháng 5-6.

Phân bố, sinh thái

Spiranthes Rich. là chi đơn loài ở Việt Nam. Sâm cuốn chiếu là một trong những loài có kích thước nhỏ nhất trong họ Orchidaceae, phân bố rộng rãi từ vùng núi có độ cao 1500m đến vùng trung du và đồng bằng. Trên thế giới, loài này cũng được ghi nhận ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Ân Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philippin, Australia, Tasmania, Lào và một số đảo khác ở Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, sâm cuốn chiếu thường gặp nhiêu ở các tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây v.v... ở phía nam, cây phân bố ở Lâm Đông (Đà Lạt), Kon tum (Ngọc Linh)... và một vài nơi khác.

Sâm cuốn chiếu là cây đặc biệt ưa ẩm, thưòng mọc vào mùa mưa ẩm, với nhiệt độ trung bình trong năm còn thấp. Ở các tỉnh vùng núi, do thời tiết mát, nên cây xuất hiện muộn và thời gian sống kéo dài hơn. Đến mùa hè, sau khi qùả già, phần trên mặt đất thường tàn lụi. Nơi sống thích nghi của sâm cuốn chiếu là các đồng cỏ thấp, như ở Phú Bình, Đồng Hỷ (Thái Nguyên); Ba Vì (Hà Tây). Ở vùng đồng bằng, cây mọc lẫn với các loài cỏ thấp ở bờ ruộng, đôi khi cả trên bờ đê hay các bãi hoang quanh làng.

Sâm cuốn chiếu ra hoa quả hàng năm. Trên mỗi khóm, có nhiều quả; mỗi quả chứa nhiều hạt nhỏ; tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Tuy nhiên, sâm cuốn chiếu cũng là loại cây có sức chịu được nắng nóng (về mùa hè), hoặc tồn tại qua các vụ cháy đồng cỏ, do phần gốc và hệ thống rễ củ mọng nước nằm dưới mặt đất. Sâm cuốn chiếu được coi là loại cây cảnh nhỏ có dáng lá và hoa đẹp; trồng được dễ dàng ở chậu và trên các hòn non bộ ở gia đình.

Bộ phận dùng

Cả cây, chủ yếu là rễ, thu hái vào mùa thu, phơi khô.

Tính vị, công năng

Sâm cuốn chiếu có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng tư âm, dưỡng khí, lương huyết, giải độc, nhuận phế, chỉ khái.

Công dụng

Ở Việt Nam, sâm cuốn chiếu chưa được sử dụng phổ cập. Ở một số địa phương, người dân coi sâm cuốn chiếu là một vị thuốc bổ như sâm, có thể thay thế sa sâm. Theo kinh nghiệm dân gian, sâm cuốn chiếu được dùng trong trường hợp cơ thể suy nhược, ho, thổ huyết, họng sưng đau, bệnh ôn nhiệt mùa hè thu. Ở Trung Quốc, sâm cuốn chiếu chữa cơ thể suy yếu khi mới ốm dậy, thần kinh suy nhược, lao phổi ho ra máu, họng sưng đau, trẻ em sốt về mùa hè, bệnh tiểu đường, bạch đới, rắn cắn. Liều dùng 15 - 30g dược liệu tươi, sắc nước uống. Dùng ngoài, rễ giã nát đắp.

Chú ý : Bệnh nhân có thấp nhiệt ứ trệ không được dùng.

Bài thuốc có sâm cuốn chiếu

1. Chữa bệnh tiểu đường: Sâm cuốn chiếu, ngân hạnh mỗi thứ 30g; tụy tạng lợn 1 cái. Sắc nước uống.

2. Chữa cơ thể suy nhược khi mới ốm dậy: Sâm cuốn chiếu 30g, hồng đậu căn 15g, thịt lợn nạc 250g, hoặc gà con một con. Nấu chín lấy nưóc uống. Cứ 3 ngày uống 1 thang (tài liệu Trung Quốc).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC