Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sam Trắng

09:05 11/05/2017

Sam Trắng có tên đồng nghĩa: Herpestis monnierỉ (L.) Rothm.

Tên Khác: Rau sam trắng.

Tên nước ngoài: Thyme - leaved gratiola (Anh).

Họ: Hoa mõm chó (Scrophuiariaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 10 - 20 cm. Thân nhẵn, phẩn gốc mọc bò, bén rễ ở những mấu, phần trên mọc đứng. Lá mọc đối, không cuống, hình trái xoan, mọng nước, dài 0,8 - 1,2 cm, rộng 3-5 mm, gốc thuôn, đầu tù, hai mặt nhẩn, chỉ gân giữa rõ.

Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá trên một cuống dài; lá bắc dạng lá, lá bắc con hình sợi; đài 5 răng không bằng nhau, 3 cái hình trái xoan, 2 cái hình chỉ; tràng dài gấp hai lần đài, 5 cánh gần bằng nhau; nhị 4, chỉ nhị nhẵn.

Quả nang, hình trứng nhẩn, có đài tồn tại; hạt nhỏ, có cạnh. Mùa hoa quả : tháng 4-9.

Phân bố, sinh thái

Bacopa Aubl. là chí tương đối lớn, có khoảng 70 loài, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; song tập trung nhiều ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Ở Việt Nam chỉ có 2 loài. Loài sam trắng được coi là cây liên nhiệt đới, đồng thời cũng có thể thấy ở vùng cận nhiệt đới. Ở châu Á, sam trắng phân bố rộng rãi từ vùng Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào đến các nước khác ở Đông Nam châu Á.

Ở Việt Nam, sam trắng phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và trung du miền Bắc và miền Nam. Cây ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm, pha cát lẫn với các loại cỏ thấp ở bờ ruộng, bãi sông, bờ kênh mương... Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu tù hạt. Cây còn có khả năng mọc chồi khỏe từ kẽ lá, kể cả phần còn sót lại sau khi cắt. Do đó, sam trắng cũng bị coi là loại cỏ dại ảnh hưởng tới cây trồng.

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng trên huyết áp : Alcaloid brahmin chiết từ cây sam trắng với liều 0,5 mg/kg ở mèo có tác dụng làm hạ huyết áp. Tuy nhiên, liều nhỏ hơn lại gây tăng huyết áp nhẹ do co mạch và kích thích cơ tim.

2. Tác dụng trên hô hấp : Brahmin với liều nhỏ, có tác dụng kích thích hô hấp.

3. Tác dụng trên cơ trơn: Ở nồng độ rất loãng 1/200000 đến 1/500 000, brahmin có tác dụng tăng co bóp ruột và tử cung cô lập.

4. Tác dụng kích thích hệ thần kinh: Brahmin cũng giống như strychnin có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, gây hưng phấn các cơ quan, đặc biệt là kích thích tủy sống. Ngoài ra, nó có tác dụng kích thích trực tiếp trên tim, khác vói strychnin chỉ gián tiếp kích thích tim

5. Tác dụng chống ung thư: Cao khô chiết cổn của toàn cây sam trắng có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư Walker carcinosarcoma 256 khi tiêm bắp cho chuột cống trắng.

6.  Độc tính: Brahmin có độc tính cao. Ếch bị chết trong vòng 10 phút với một liều 5 mg/kg thể trọng, còn chuột cống trắng và chuột lang chết trong vòng 24 giờ khi dùng liều 25 mg/kg. Cao khô chiết cồn 50° rồi cô chân không có LD5U là 50 mg/kg khi tiêm trong màng bụng cho chuột nhắt trắng.

Tính vị, công năng

Sam trắng có vị đắng, tính mát, có tác dụng kích thích thần kinh, trợ tim, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, nhuận tràng.

Công dụng

Toàn cày sam trắng được dùng chữa suy nhược thần kinh, mất trương lực cơ, động kinh, thao cuồng, mất tiếng, khản tiếng, viêm phế quản cấp, ho, hen. Còn chữa bí đái, viêm gan, thấp khớp, rắn cắn và bệnh ngoài da như da sưng dày lên như da voi, lở, nhọt độc, ghẻ. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Ngọn lá sam trắng có thể được dùng như rau sống hoặc nấu chín ăn.

Bài thuốc có sam trắng

1. Chữa động kinh, thao cuồng, suy nhược thần kinh, mất tiếng, khản tiếng (Bài thuốc Brahmi ghrita ở Ấn Độ) : Dùng 4 lít dịch ép sam trắng tươi, 4 lít bơ, các vị thủy xương bồ, mộc hương và rễ cỏ bươm bướm (Canscora decussata (Roxb.) Roem. et Schult., Gentianaceae) mỗi vị 120g đã tán thành bột mịn. Tất cả cho vào cíánh kỹ rồi đun nhỏ lửa cho đốn khi bốc hết hơi thành bột nhão. Liều dùng 5 - 10g, ngày 2 lần, uống với sữa, sau khi ăn. Có thể chế thành sirô rồi uống.

2. Chữa khàn tiếng do lao phổi (tài liệu Ấn Độ)- Sam trắng, thủy xương bồ, rỗ cang mai, quả chiêu liêu, tất bát (Piper longum L., Piperaceae). Các vị phơi khô tán bột với lượng bằng nhau. Ngày uống 2 - 3 lần mỗi lán 10g với mật ong.

3. Chữa rắn cắn: Sam trắng 30g, đây mơ lông 30g, lá mướp đắng 30g, đọt cây sậy 20g, rau cần tươi 20g, rau má 20g Tất cả dùng tươi, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp (kinh nghiệm của nhân dân Minh Hải).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC