Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sâm Việt Nam

14:05 15/05/2017

Sâm Việt Nam có tên khác: Sâm Ngọc Linh, sâm Khu Năm, thuốc dấu (Xê Đăng)

Tên nước ngoài: Vietnamese ginseag.

Họ: Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 40 - 80 cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang như củ gừng, có nhiều đốt, không phân nhánh, dài 30 - 40 cm, có thể hơn, có nhiều vết sẹo do thân khí sinh lụi hàng năm để lại, mặt ngoài màu nâu nhạt, ruột trắng ngà, phần cuối đôi khi có một củ hình cầu. Thân khí sinh mảnh, mọc thẳng, mang 2 - 4 lá kép chân vịt mọc vòng, mỗi lá kép có 5 lá chét hình trứng ngược hoặc hình mác, dài 10 - 14 cm, rộng 3-5 cm, gốc hình nêm, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mép khía răng nhỏ.

Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, có cuống dài; hoa nhiều màu lục vàng; đài có 5 răng dài, nhị 5, chỉ nhị hình sợi, bầu thượng, 1 ô.

Quả hạch, hình trứng, màu đỏ sau đen; hạt hình thận màu trắng, có vân. Mùa hoa : tháng 4 - 7, mùa quả : tháng 9 -10.

Phân bố, sinh thái

Trong số hơn 10 loài và dưới loài (var.) đã biết của chi Nhân sâm (Panax L.), Ở Việt Nam có 3 loài mọc tự nhiên và một loài là cây nhập trồng. Sâm Việt Nam là loài được phát hiện sau cùng nhất (1973) , cho đến năm 1985, nó mới được công bố là loài hoàn toàn mới đối với khoa học (Hà Thị Dụng và Gruskvitzki N., 1985). Đến nay, sâm Việt Nam mói chỉ phát hiện được duy nhất ở vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Đây cũng là giới hạn xa nhất về phía nam (ở 15° vĩ Bắc) của bản đồ phân bố chi Panax L. trên thế giới.

Ngọc Linh là dãy núi cao thứ 2 của Việt Nam; có tọa độ địa lý từ 107°50' - 108°7' kinh độ Đông và từ 15°0'0" -15°10' vĩ độ Bắc); Đỉnh cao nhất là Ngọc Linh 2598 m. Những điểm vốn trước đây có sâm Việt Nam mọc tự nhiên từ độ cao khoảng 1500 m đến 2200 m, chủ yếu tập trung ở 1800 - 2000 m; thuộc địa bàn của hai huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) và Trà My (tỉnh Quảng Nam), về giới hạn cũng như mức độ phân bố của loài sâm này ở núi Ngọc Linh hiện nay đã có nhiều thay đổi.

Sâm Việt Nam là loại cây thảo đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thưòng mọc rải rác hay tập trung thành từng đám nhỏ dưới tán rừng kín thường xanh cây lá rộng, đôi khi xen cả cây lá kim; độ tàn che có thể tới 80% hoặc hơn. Môi trưòng rừng nơi có sâm Việt Nam mọc tự nhiên luôn ẩm ướt, thường xuvên có mây mù. Nhiệt độ không khí trung bình ước tính từ 15 đến 18°C; lượng mưa xấp xỉ 3000 mm/năm. Đất rừng ở đây được tạo thành do lá cây mục lâu ngày; có màu nâu đen, tơi xốp, hàm lượng mùn cao và dường như chứa nhiều nước. Sâm Việt Nam sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè, mặc dù ở miền Nam lúc này đang là cuối mùa khô - đầu mùa mưa, nhưng ở vùng núi Ngọc Linh, do có độ cao và thảm thực vật nguyên sinh nên môi trường luôn ẩm ướt. Mùa hoa quả của sâm Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 10; cây ra hoa quả tương đối đều hàng năm. Sau khi quả chín rụng xuống đất, tồn tại qua mùa đông khoảng trên 4 tháng và sẽ nẩy mầm vào đầu mùa xuân năm sau.

Quan sát quần thể sâm Việt Nam mọc hoang dại, thấy trong cùng một đám có nhiều cây ở các lứa tuổi khác nhau. Điều đó chứng tỏ sâm Ngọc Linh có khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt khá tốt. Sâm Việt Nam có phần thân trên mặt đất lụi hàng năm, để lại các vết sẹo rõ. Thông thường mỗi năm, từ đầu mầm thân rễ (kể cả phần thân rễ phân nhánh) chỉ mọc lên một thân mang lá. Căn cứ vào các vết sẹo trên thân rễ, người ta có thể tính được tuổi của các cây sâm. Theo cách tính này, Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang dã từng thu thập được mẫu sám Việt Nam có chiều dài thân rễ gần 1 m, với 60 vết sẹo thân. Đó là những con số được coi là kỷ lục đối với loài sâm Việt Nam đã từng biết đến ở Việt Nam. Sau nhiều năm điều tra phát hiện, từ năm 1978, sâm Việt Nam bắt đầu được phát động khai thác ồ ạt. Do cách tuyên truyền thái quá về tác dụng bảo vệ sức khỏe của nó, nên sâm Việt Nam đang thời kỳ bị đe dọa tuyệt chủng. Hai tỉnh Quảng Nam (trước dây là Quảng Nam - Đà Nẵng) và Kon Tum đã kiên trì đầu tư để duy trì bảo tồn giống và hiện nay đã có khoảng 200.000 cây sâm Việt Nam ở các lứa tuổi khác nhau. Cây trồng từ hạt bán tự nhiên dưới tán rừng, ở độ cao 1800 m đã tỏ ra có kết quả; sau 3 - 4 năm bắt đầu thu được hạt giống tốt để gieo trồng. Trong khi đó, cho đến nay mọi nỗ lực nhân giống in vitro sâm Việt Nam vẫn chưa có kết quả.

Việc bảo vệ cây sâm Việt Nam và nghiên cứu nhân trồng tại chỗ loài cây thuốc đặc biệt quý hiếm này, hiện vẫn là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam.

Cách trồng

Sau khi phát hiện, sâm Việt Nam đã được nghiên cứu trồng tại chỗ và đang thử phát triển ở Sa Pa, Đà Lạt. Cày được nhân giống bằng hạt, Khi quả chín thu về, xát hết phần thịt quả, rửa sạch, xử lý với thuốc chống nấm và đem gieo ngay. Đất vườn ươm cần làm thật kỹ, để ải, xử lý đất diệt sâu bệnh, lên luống rồi gieo hạt. Có thể gieo vãi, gieo rạch hoặc chọc lỗ, sao cho cây con mọc lên có khoảng cách 5 X 10 cm là vừa. Gieo xong, phủ nhẹ đất, tưới nước và làm giàn che, chỉ để 25 - 30% ánh sáng lọt vào. Hạt nảy mầm sau 2-3 tháng. Để hạn chế nấm bệnh, giun, dế hại hạt, không nên bón lót cho vườn ươm mà chỉ bón sau khi cây mọc. Cần bón cân đối NPK để cây đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh. Nếu bón phân chuồng phải dùng phân thật hoai mục.

Vườn ươm luôn thoáng, đủ ẩm, thoát nước và sạch cỏ dại. Sau khoảng một năm, đánh cây con đi trồng lúc mầm còn đang ngủ. Đất ở những vùng trồng sâm Việt Nam là đất bazan, đất mùn núi, tơi xốp, giữ ẩm nhưng thoát nước. Đất cần cày bừa kỹ, để ải, đập nhỏ, lên luống, cỏ, rác, lá khô (và rơm rạ nếu có) cần rải trên mặt luống rồi đốt. Luống đánh cao hay thấp tùy theo địa hình, sao cho tiện thoát nước và chăm sóc. Đất quá dốc cần làm luống theo đường đồng mức. Mạt luống rộng 60 - 70 cm là vừa. Mỗi hecta cần bón lót 20 - 25 tấn phân chuồng trộn với tro bếp ủ thật hoai mục. Bón theo hốc với khoảng cách 15 X 20 cm hoặc theo rạch, mỗi rạch cách nhau 20 cm. Trộn đều phân với đất, sau đó đánh cây con ra trồng.

Cần trồng nhẹ tay, không để rễ cong, phủ đất đến cổ rễ. Trồng đến đâu tưới ngay đến đó. Che bóng là yêu cầu bắt buộc đối với sâm Việt Nam. Trổng xong, cần làm giàn che ngay. Giàn phải làm chắc chắn, cao 1,5 m trở lên, xung quanh che chắn chống gió. Mái giàn phải dùng những vật liệu chịu được mưa nắng tương đối lâu, khi khô lá không rụng, che bớt 70 - 75% ánh sáng. Cần thường xuyên làm cỏ, xới xáo nhẹ, đảm bảo đất luôn tơi xốp, thoáng, đủ ẩm. Hàng năm, bón thúc 3-4 lần vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (tháng 4 đến tháng 8). Chủ yếu dùng phân chuồng thật hoai mục, tro bếp. Có thể bón thêm phân vi sinh hoặc khô dầu.

Sâm Việt Nam bị khá nhiều sâu bệnh phá hại. Sâu hại có sâu xám hại mầm, sâu xanh, sâu đo, rộp, nhện hại thân lá. Ngoài ra, còn có dế, chuột, sên hại mầm non, thân rễ. Cần kiểm tra để phòng trừ kịp thời, ít có thể dùng tay, nhiều thì đùng thuốc, đánh bả. Thuốc hiện nay có nhiều, cần dùng đúng chủng loại, pha đúng nồng độ.

Bệnh của sâm Việt Nam cũng nhiều như ri sắt, khô lá, phấn trắng, xoăn lá, bạch tạng, thối loét củ... Phòng bằng cách xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng và dùng các thuốc đặc hiệu để diệt trừ. Sâm Việt Nam trồng sau 4 - 7 năm mới dược thu hoạch. Thường thu củ vào vụ đông, sau khi thu hạt để làm giống. Nếu không thu hạt, có thể thu củ vào lúc cây ra nụ.

Bộ phận dùng

Thân rễ và rễ củ.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: Sâm Việt Nam liểu thấp có tác đụng kích thích thần kinh, làm tăng hoạt động vận động và trí nhớ, nhưng liều cao lại ức chế thần kinh.

2. Tác dụng chống trầm cảm: Sâm Việt Nam có tác dụng chống trầm cảm ở liều uống một lần 200 mg/kg hoặc liéu 50 - 100 mg/kg dùng luôn 7 ngày ở chuột nhắt trắng, majonosid R2 tiêm trong màng bụng có tác dụng chống trầm cảm ở cả 3 liều 3,1; 6,2 và 12,5 mg/kg.

3. Tác dụng tăng sinh lực: Sâm Việt Nam có tác dụng tăng lực trong thí nghiệm chuột bơi, làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp phục hổi sức lực.

4. Tác dụng sinh thích ứng:

- Trong stress vật lý, cho chuột nhắt trắng uống sâm Việt Nam liều 100 mg/kg có tác dụng làm tăng khả năng chịu đựng đối với nóng (37 - 42°C) và lạnh (- 5°C), làm kéo dài thời gian sống thêm của chuột thí nghiệm.

- Trong stress cô lập, chuột nhắt trắng được nuôi riêng từng con trong 4 tuần, thời gian ngủ khi tiêm natri barbital giảm đi 30%. Sâm Việt Nam liều uống 50 -    200 mg/kg hoặc hoạt chất majonosid R2 tiêm trong màng bụng liều 3,1 - 12,5 mg/kg làm cho thời gian ngủ trở lại gần bình thường.

5. Tác dụng chống oxy hóa: Trên thí nghiệm in vitro dùng dịch nổi của mô não, gan và phân đoạn vị thể gan của chuột nhắt trắng, saponin sâm Việt Nam ở nổng độ 0,05 - 0,5 mg/ml có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự hình thành MDA (malonyl dialdehyd) là sản phẩm của quá trình oxy hóa lipid màng sinh học.

6. Tác dụng kích thích miễn dịch:

- Bột chiết sâm Việt Nam liều uống 500 mg/kg và majonosid R2 tiêm trong màng bụng có tác dụng làm tăng chỉ số thực bào trong thí nghiệm in vitro và in vivo ở chuột nhắt trắng.

- Dùng liều Escherichia coli gây chết chuột nhắt trắng. Nếu kết hợp dùng sâm và majonosid R2 với liều như trên sẽ làm tăng tỷ lệ số chuột sóng sót. Có lẽ do thuốc làm tăng tác dụng thực bào với E. coỉi.

7. Tác dụng hồi phục máu: Trong thí nghiệm làm giảm hồng cầu và bạch cầu ở động vật thí nghiệm, sâm Việt Nam có tác dụng làm phục hồi số lượng hồng cầu và bạch cầu dã bị giảm.

8. Các tác dụng dược lý khác: Sâm Việt Nam còn có tác dụng tăng cường nội tiết tố sinh dục, điều hòa hoạt động của tim, tác dụng chống tăng Cholesterol máu, tác dụng bảo vệ gan do các yếu tố gây độc với gan, có tác dụng chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh viêm họng ở người.

Tính vị, công năng

Sâm Việt Nam có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kích thích hoạt động, tăng trí nhớ, tăng lực, giúp hồi phục chức năng các cơ quan của cơ thể, làm tăng sự thích nghi của cơ thể với các yếu tố độc hại.

Công dụng

Thân rễ và rẽ củ sâm Việt Nam được dùng làm thuốc bổ toàn thân, chữa suy nhược, mệt mỏi, xơ vữa động mạch, ngộ độc gan, viêm họng, và hen phế quản mạn tính. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc bố khí hoặc bổ huyết khác như sám quy dưỡng lực gôm sâm Việt Nam, đương quy và một số vị thuốc khác. Viên và chè sâm - đinh lăng là dạng thuốc có 2 phân sâm Việt Nam và 1 phần đinh lăng. Sâm cốt giao gôm sâm Việt Nam và cao xương động vật.

Gần đây, có một số chế phẩm mói như viên ngậm sâm Việt Nam (Vinaginseng pastiUes) mỗi viên 0,5g chứa 12 mg saponin sâm Việt Nam, mỗi lần ngậm 1 viên, ngày 4 viên; viên sâm Việt Nam (Vinapanax) mỗi viên có 10mg saponin; rượu ngọt Vinapanax (hoặc tinh sâm Ks) 100 ml, độ rượu 20°, mỗi lần uống 10 ml, ngày 2 lần.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC