Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sắn Dây

11:05 08/05/2017

Săn Dây còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây.

Tên khoa học Pueraria thomsoni Benth. (Pueraria iriloba Mak., Dolichos spicatus Grah.)

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papỉlionaceae). Cắt căn (Radix Puerariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây sắn dây. Cát là sắn, căn là rễ, vị thuốc là rễ một loại sắn.

A. Mô tả cây

Sắn dây là một loại dây leo, có thể dài tới 10m, rễ phát triển to lên thành củ, nhiều bột. Thân cây hơi có lông. Lá kép gồm 3 lá chét; lá ,chét hình trứng, bản thân lá chét lại chia thành 2-3 thuỳ rõ rệt phiến lá chét dài 7-15cm, rộng 5- 12cm có lông nằm rạp trên 2 mật lá, cuống lá chét giữa dài, cuống 2 lá chét hai bên ngắn hơn. Hoa màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ láí Qủả giáp dài 9-10cm, rộng lOmm, màu vàng nhạt, rất nhiều lông

Sắn dây và tác dụng chữa bệnh của nó

 B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta tuy nhiên không thấy khai thác cây mọc hoang. Được trồng tại khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột sắn dây làm thuốc. Từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau, người ta đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô), cắt thành từng khúc dài 10-15cm, nếu đường kính quá to thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi thái thành từng miếng dày 0,50-1 cm, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn chế bột sắn dây thì giã nhỏ, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô.

C.Thành phần hoá học

Trong sắn dây, hiện nay người ta mới chỉ thấy có tinh bột với tỷ lệ 12-15% (tính trên rễ tươi). Mới đây hệ dược của Viện y học Bắc Kinh có tìm thấy trong cát căn có chất saponozit.

Trong sắn dây, còn thấy puerarin là một flavonozit:

Trong lá sắn dây có asparagin, adenin và axit amin. Trong loài sắn dây Pueraria lobata (Wild) Ohwi có daidzein C|5H10O4 chừng 0,13%, daidzein C21H20O9 chừng 0,13%, daidzein-4’7- diglucozit C27H3ũ014 (Trung hoa y học tạp chí, 1974, 54, (5) 271).

Theo Murakani T. {Chem. Pharm. Bull., 1960, 8, 688), trong cát cãn có puerarin C2]H20O9, puerarin-7-xylozit; người ta còn thấy có 4’6"-0- diaxetyl-puerarin.

D.Tác dụng dược lý

1. Bảo vệ thiếu máu cấp tính cơ tim: Tiêm dưới da hoặc vào xoang bụng hoạt chất cát căn trong cồn êtylic với liều lOg/kg thể trọng chuột bạch đã được gây thiếu máu cơ tim cấp tính và theo dõi bằng điện tâm đồ sẽ thấy có tác dụng bảo vệ rõ rệt (Trung Quốc y học khoa học viện được vật nghiên cứu sở; Y học nghiên cứu thông báo, 1972 (2), 14).

2. Tác dụng giải nhiệt: Cho thỏ gây sốt uống dịch chiết cát căn bằng cồn êtylic với liều 2g/kg thể trọng thấy tác dụng giảm sốt rõ'rệt ợ rung Hoa Ỵ học tạp chí, 1956 (10), 964).

E. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ: Cát căn vị ngọt, cay, tính bình. Hoa sắn dây vị ngọt tính bình. Vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát.

Hoa sắn dây giải độc. Dùng chữa biểu chứng miệng khát, đầu nhức, tiết tả, lỵ ra máu, đậu chẩn sơ khởi. Cát căn là một vị thuốc chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa bệnh sốt khát nước, nhức đầu, lỵ ra máu. Ngày dùng 8-20g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với những vị thuốc khác. RO r^N^'ơ's QJLQ« DaùừeiìiR = H . Daùkìn R = gốc gìucoỉa Bột sắn dây (tinh bột) được dùng để pha nước uống cho mát, giảm nhiệt hoặc dùng trong việc chế thuốc viên vì nó có tính chất giúp cho viên dính đồng thời lại dễ tẽ ra để thuốc chóng tác dụng.

Đơn thuốc có cát căn

1. Chữa cảm mạo sốt: Cát căn thang (Đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh): Cát căn 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

2. Bột rắc những nơi mổ hôi ẩm ướt: Bột sắn dây 5g, thiên hoa phấn 5g, hoạt thạch 20g, ưộn đều rắc lên những nơi ẩm ngứa.

3. Đơn thuốc chữa sốt trẻ con: Cát căn 20g, thêm 200ml nước, sắc còn lOOml, cho trẻ con uống trong ngày.

4. Lá sắn dây chữa rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn 

Chú thích: Tại Trung Quốc người ta còn dùng cả hoa cây sắn dây làm thuốc chữa say rượu.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC