Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sì To

11:05 11/05/2017

Còn gọi là valerian.

Tên khoa học Valeriana jatamansi Jones.

Thuộc họ Nữ lang Valerianaceae.

Thuốc an thần hiện là một loại thuốc có nhu cầu lớn ờ các nước châu Âu. Sau khi phát hiện sự nguy hiểm của thuốc  an thần tổng hợp (thuốc thalidomide), người ta quay trờ lại sử dụng thuốc an thần valerian có ưu điểm là ít độc, không gây những phản ứng phụ tai hại cho người bệnh và có thể dùng cho trẻ em.

Sì to là một loài valerian mọc hoang dại và được dân tộc Mèo sử dụng gần như Valeriana officinalis L. ở châu Âu. Nhưng hiện nay chúng ta còn ít chú ý nghiên cứu và khai thác.

A. Mô tả cây

Sì to là tên gọi cây này của dân tộc Mèo vùng Sapa (Lào Cai). Cây thuộc thảo, sống lâu nãm, cao 25-30cm. Rẽ mập có những khoanh tròn đỏ do vết tích của cuống lầ, có nhiều rễ con. Lá mọc từ gốc, phiến lá hình tim, hai mặt có lổng mịn, cuống lá dài 20-25cm, có lông mịn. Cụm hoa hình xim ngù, cuống dài 30-40cm.

Hoa nhỏ màu trắng, quả bết dẹt ( Hình 614).

Sì to và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây học hoang dại ở những vùng núi cao lạnh ẩm độ cao trên 1 .OOOm của nước ta. Một số gia đình đồng bào Mèo biết đưa về trồng quanh nhà để dùng làm thuốc.

Người ta đào lấy rễ hay toàn cây, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy cho khô.

Ở nước ta nhu cầu chưa đáng kể và chỉ mối có tính chất gia đình tại vùng đân Mèo. Nhưng để có một khái niệm về nhu cầu của cây này, điúng ta biết rằng chỉ riêng Pháp, mỗi năm tiêu thu hết 40 đến 50 tấn rễ tươi, đổng thời 40 đến 50 tấn rễ khô nữa của cây Valeriana officinalis L.

C. Thành phần hoá học

Thành phần sì to chưa thấy được nghiên cứu ở nước ta. Nhưng mùi tinh dầu của sì to rất giống mùi của cây Valeriana officinalis ở châu Au. Và chính nhờ mùi của cây đã giúp cho A. Pételot- một nhà thực vật học Pháp xác định tên khoa học của cây này ở Sapa: Vào năm 1939-1944, A. Pételot thu thập được một số tiêu bàn cây ở Sapa đưa về Hà Nội. Nhiều cây chưa được định tên. Một người đổng nghiệp vào phòng tiêu bản, phát hiện thấy mùi của cây Valerian (mùi này chỉ xuất hiện khi cây từ tươi chuyển sang khô) hỏi Ạ. Pételot. Nhờ sự gợi ý đó, A. Pételot tìm lại đống tiêu bản và xác định được tên khoa học của  cây này.

Trong cây Valeriana officinalis L. có từ 0,5 đến 1% tinh dẳu (tính trên cây khô) vì cây tươi chi có không đáng kể. Thành phần chủ yếu của tinh dẩu là pinen, camphen, bocneol quay trái có trong cây dưới dạng este (của axit focmic, axetic, butyric và valeric, izovalerianat bocnyl.

Ngoài tinh dầu, trong Valeriana officinalis còn có 5-10% chất vô cơ, rất nhiều gluxit (tinh bột, sacaroza, đường khử) các axit hữu cơ (ben- zoic, salixylic, cafeic, clorogenic), một ít lipit, sterol (sitosterol), nhựa, một ít tanin, protit, axit amin, men enzym (glucozidaza, oxydaza).

Tuy nhiên hoạt chất của Valeriana officinalis là gì thì mặc dù đã được nghiên cứu từ 1830 (năm phát hiện thấy trong Valeriana officinalis có axit izovalerianic, hiện nay đuợc gọi thống nhất là izovaleric) đến nay vẫn còn được nhiều người nghiên cứu và chưa đến kết luận thống nhất.

Năm 1966, Thies và Funkes cTetrahedron let- ters 1966, 1155-1970) đã chiết được những este đãc biệt có tác dụng gọi là valepotriate hay valtratum (valepotriate để nhắc rõ nguồn gốc từ cây Valeriana có một chức epoxyde, 3 chức este-2 este izovaleric và 1 este axetic), chất axetoxy-valepotriate và dihydro-5, 6 valepotriate; Tất cả được 0,50% trong dược liệu khô). Trên thực nghiệm những este valepotriate này có tác dụng an thần.

Truớc đó người ta đã chiết được từ Valeriana officinalis các ancaloit như chatinin, valerin và actinidin, một ít heterozit nhưng chưa phải là hoạt chất.

D. Tác dụng dược lý

Trong y học cổ truyền phương tây, Valeriana officinalis được đùng làm một vị thuốc lợi tiểu, giảm đau và chữa hen, ho. Chỉ từ thế kỳ 18 một thầy thuốc Anh tên là Hill mới phát hiện tính chất an thần của vị thuốc.

Trên lâm sàng cũng như trên thực nghiệm đối với súc vật đã chứng minh là Valeriana officinalis có tác dụng chống co thắt thuốc ngủ nhẹ và dịu hệ thần kinh trung ương. Ưu điểm của vị thuốc là rất ít độc.

Trên người, Valeriana officinalis là một vị thuốc làm giảm hiện tượng “lo âu” “bồn chồn” cùng loại với những thuốc reserpin và phenothiazin. Người ta cho rằng toàn vị thuốc có tác dụng hiệp đồng của các chất: Tinh dầu riêng ít tác dụng, tác dụng dịu thần kinh chủ yếu là do các chất valepotriate.

E. Công dụng và liều dùng

Theo sự điều tra sưu tầm của Bùi Xuân Chương (Dược học 1974, 6,18-19), thì dân tộc Mèo vùng núi cao lạnh đã biết sử dụng cây sì to chũa đau dạ dày do co thắt và an thần, động kinh, sốt cuồng nghĩa là tác dụng dịu thần kinh, chống co thắt như Valeriana officinalis bên châu Âu. Cho nên chúng ta có thể đặt vấn đề nghiên cứu sử dụng cây này theo những kinh nghiệm sử dụng đối với Valeriana officinalis.

Cây này được sử dụng làm thuốc chống co thắt, an toàn nhất là gần đây chữa những trường hợp bồn chồn, lo âu, dưới hình thức thuốc hãm 10% nước cất, hoặc dưới dạng thuốc bột (ngày uống l-4g), cồn thuốc (ngày dùng 2-10g cổn 1/ 5 với cổn 60°), cao mềm l-4g.

Chú thích:

Ngoài cây sì to nói trên, tại vùng cao lạnh ẩm thấp nước ta còn thấy mọc hoang cây nữ lang-Vaỉeríana hardwickii Wall cùng họ. Đây là một loại cỏ cao 1- l,5m, thân nhẵn, có lông ở đổt, và đôi khi ờ phía dưới gốc. Lá ờ gốc thường héo rụng, trước khi cây ra quả, lá trên thân thường kép lông chim với 3-5 lá chét, nguyên hay khía răng, không cuống, lá chét ở đỉnh lớn hơn cả. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành ximdạng ngù, quả bệ' dẹt. Hoa quả từ tháng 10 đến tháng 2, thường gặp mọc ven đường ở Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tây Nguyên. Thân rễ dài 5cm, đường kính 6-12mm, nâu, với những rãnh ngang, và những bướu nổi ở  quanh, đôi khi có những rễ con mọc lên, vết bẻ nâu lục nhạt, mùi có khi mạnh hơn mùi thân rễ Valeriana officinalis. Hiện cũng chưa thấy nghiên cứu khai thác ở nước ta. Tại Ân Độ cây này được sử dụng làm chất thơm ( Hình 615).

Ta có thể nghiên cứu dùng làm thụốc như cây sì to.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC