Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sòi Tía

08:05 12/05/2017

Sapium discolor (Champ.) Muell. - Arg.

Tên khác: Sòi bạc.

Họ: Thầu đầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Cây nhỡ hoặc cây to, cao 8 - 10 m, có nhiều nhụa mủ. Cành nhẵn, màu xám nhạt. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 3 - 7 cm, rộng 2,5-3 cm, gốc tròn hoặc hơi nhọn, đầu tù hơi nhọn, màu xanh sẫm, hai mặt nhẵn; cuống lá mảnh, dài 2,5 - 3,5 cm; có hai hạch nhỏ, màu đỏ tía; lá chuyển màu đỏ trước khi rụng.

Cây đơn tính cùng gốc, cụm hoa mọc ở ngọn thành bông dày, cong, dài 5 cm; hoa đực ở dưới, hoa cái ở trên; hoa đực có đài hợp hình đấu, có răng nhỏ, nhị 2, bao phần hình mắt chim; hoa cái có đài hợp, 3 thùy hình mũi mác nhọn, bầu hình trứng.

Quả hình cầu, khi nứt chia làm 3 mảnh; hạt màu xám đen.

Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái

Chi Sapium p. Browne gồm các loài phân bố ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, có 7 loài. Loài sòi tía phân bố từ phía nam Trung Quốc đến Việt Nam, Lào và Indonesia, ở Việt Nam, sòi tía thấy có rải rác ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp (thường dưới 300 m) và trung du. Cây ưa sáng, mọc nhanh và có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả ở vùng đất đồi cằn cỗi, trơ sỏi đá. Sòi tía có bộ rê phát triển nên chịu hạn tốt. Cây thưòng mọc ở rừng thứ sinh, đất sau nương rẫy và ở đồi cây bụi; ra hoa quả nhiều hàng năm, cây mọc từ hạt ở đất còn màu mỡ, sau 5-6 năm, bắt đầu có hoa quả, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và gốc sau khi bị chặt.

Sòi tía là cây gỗ không có ý nghĩa kinh tế lớn, do gỗ mềm dễ mục nát. Tuy nhiên, nó lại là loại cây gỗ tiên phong trên đất nghèo kiệt ở vùng đồi cây bụi và trên đất sau nương rẫy.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học

Sòi tía chứa taraxerol, acid elagic (Trung dược từ hải I, 1993).

Tính vị, công năng

Rễ sòi tía có vị đắng chát, tính hàn, hơi độc, có tác dụng trục ứ, tả hạ, trục thủy, tiêu sưng, làm tăng nhu động ruột.

Công dụng

Vỏ rễ sòi tía được dùng trị táo bón, tiêu chảy, viêm thận, phù thũng, xơ gan cổ trướng, đái ít. Ngày 3 - 10g, có thể đến 15g, sắc uống.

Dùng ngoài, rễ và lá chữa đòn ngã tổn thương, viêm nhiễm ngoài da như lở ngứa, eczema, zona, mụn nhọt. Lá còn dùng chữa rắn độc cắn, áp xe vú, hen.

Trong nhân dân, lá sòi tía nấu với nước để nhuộm đen vải và tơ lựa.

Chú ý:

Người có thai hoặc suy nhược không nên dùng sòi tía.

Bài thuốc có Sòi tía

1. Chữa đòn ngã bị thương, sai khớp, bong gân, sưng tấy, mụn nhọt lở loét ngoài da:

Rễ sòi tía, chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng 10 - 15g, nấu nước uống với rượu. Kết hợp, lấy lá tươi dùng riêng hoặc phối hợp với lá bồ cu vẽ giã nát đắp.

2. Chữa rắn cắn:

Vỏ rễ hoặc lá sòi tía tươi dùng riêng hoặc phối hợp với lá bồ cu vẽ, phèn đen, thồm lồm, giã nát, thêm ít nước, gạn uống và bã đắp.

3. Chữa hen suyễn:

Lá sòi tía non 30g, băm trộn với phổi mèo làm chả ăn.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC