Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sơn Thù Du

10:05 12/05/2017

Cornus officinalis Sieb. et Zucc.

Tên đồng nghĩa: Macrocarpium officinale (Sieb. et Zucc.) Nakai

Tên khác: Sơn thù, thù nhục.

Tên nước ngoài: Cornel wood, Japanese cornel, dog wood, blood twig (Anh).

Họ: Sơn thù (Cornaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao khoảng 4m. Thân cành nhẵn, màu xám nâu. Lá mọc đối, hình trứng, dài 5 - 12cm, rộng 3 - 4,5cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mép nguyên; cuống lá ngắn.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim tán trước khi cây ra lá; hoa nhỏ màu vàng; đài 4 răng; tràng 4 cánh; nhị 4; bầu hạ.

Quả hạch, hình trái xoan, dài 1,5 - 2cm, khi chín màu đỏ tươi, chứa một hạt.

Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8 - 10.

Phân bố, sinh thái

Sơn thù du hiện chưa tìm thấy ở Việt Nam, song ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn (huyện Sa Pa - Lào Cai), Ba Vì (Hà Tây) hoặc Chư Yang Sin (Đắc Lắc) có 6 loài khác cùng chi Cornus L đã được phát hiện, như c. controversa Hemsl. ở Sa Pa; c. hongkongensis Hemsl. Ở Sa Pa và núi Ba Vì; c. gigantea (Hand. - Maz.) Tard. ở Sa Pa; c. oblonga Wall, ở Ba Vì và Chư Yang Sin...

Sơn thù du có ở tỉnh Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Triết Giang và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Cây mọc ở rừng thưa hay ở các loại rừng thứ sinh cùng với những cây bụi và cây gỗ nhỏ khác. Sơn thù du ra hoa quả nhiều từ cuối mùa hè đến hết mùa thu. Khi quả già người ta thu hái về chế biến thành vị thuốc "Sơn thù du" và xuất sang Việt Nam.

Bộ phận dùng

Quả, thu hái lúc vỏ ngoài chuyển sang màu đỏ, nhúng vào nước sôi ít phút, lấy thịt bỏ hạt, rồi làm khô.

Thành phần hóa học

Quả sơn thù du chứa moronisid, 7 - o - methylmoronisid, svverosid, loganin. Ngoài ra, còn có acid ursolic, acid gaỉic, acid amin, vitamin A, saponin 13%.

Lá có longicerosid. (Trung dược chí III, 1993, Trung thảo dược học I, 1993).

Tác dụng dược lý

Cao quả sơn thù du có tác dụng kháng khuẩn đối với các trực khuẩn thương hàn và lỵ. Cho chuột nhắt trắng uống, thuốc có tác dụng làm ngừng đi ngoài. Thịt quả có thể dùng làm thuốc trị lỵ, có tác dụng làm tăng khả năng dung nạp glucose trong thử nghiệm dung nạp glucose. Cao ether từ hạt sơn thù du có tác dụng hạ đường máu trên động vật gây đái tháo đường thực nghiệm. Phân đoạn tan trong ether từ quả khô sơn thù du có tác dụng chống viêm trong những mô hình viêm cấp tính (phù chân chuột cống trắng gây bằng caragenin) và mạn tính (u hạt, sưng chân chuột gây bằng chất bổ trợ). Phân đoạn này có tác dụng hạ nhiệt và có LDJ0 trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 2g/kg và tiêm phúc mạc là 642 mg/kg.

Cao sơn thù du có tác dụng chống loạn nhịp tim, tác dụng này có liên quan đến sự kéo dài điện thế hoạt động, sự tăng điện thế nghỉ, và giảm tính tự phát của nút xoang. Thành phần có hoạt tính chống loạn nhịp là phân đoạn acid hữu cơ toàn phần và một chất vi lượng. Sơn thù du có trong thành phần của bài thuốc làm sáng mắt gồm 9 vị, được áp dụng điều trị cho 265 bệnh nhân gồm 60 bệnh nhân viêm hắc võng mạc trung tâm giai đoạn đầu và 205 bệnh nhân giai đoạn sau. Bệnh nhân uống mỗi ngày 25 - 40g dược liệu dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên. Sau thời gian điều trị thích hợp, thuốc đã có tác dụng làm tăng thị lực 1/10 đến 5/10 ở 60% bệnh nhân, 6/10 đến 10/10 ở 19,2% bệnh nhân và không làm tăng ở 20,8% bệnh nhân.

Tính vị, công năng

Sơn thù du có vị chua, tính bình, vào phần khí của hai kinh can, thận, có tác dụng bổ can, thận, sáp tinh, làm cho tinh khí bền, thông khiếu, cầm không ra mồ hôi.

Công dụng

Sơn thù du được dùng trị phong hàn, tê thấp, đau đầu, đau lưng, mỏi gối, tai ù, thận suy, tiểu tiện nhiều lần, di tinh, rối loạn kinh nguyệt, mồ hôi trộm. Ngày 6 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Người hoả thịnh và có bệnh thấp nhiệt không nên dùng.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, sơn thù du được dùng làm thuốc bổ, điều trị nhiễm độc do lao, đau vùng chậu thắt lưng, đa niệu, ù tai. Liều dùng mỗi ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc.

Bài thuốc có sơn thù du

1. Chữa suy nhược cơ thể:

Sơn thù du 12g; thục địa 16g; hoài sơn 12g; trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử chế, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.

2. Chữa suy nhược thần kinh, đau lưng, di tinh, ù tai:

Sơn thù du 8g; thục địa, hoài sơn, kỷ tử, thỏ ty tử, lộc giác giao, ngưu tất, mỗi vị 12g; quy bản, táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

3. Chữa thận hư, ù tai:

Sơn thù du, thạch xương bồ, địa hoàng, cam cúc hoa, hoàng bá, ngũ vị tử, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang, hoặc ngâm rượu uống. Uống trong 15 ngày, nghỉ 10 ngày, rồi uống tiếp 3 đến 5 đợt.

4. Chữa tăng huyết áp:

Sơn thù du 8g; thục địa 16g; hoài sơn 12g; trạch tả, đan bì, phục linh, đương quy, bạch thược, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

5. Chữa tăng huyết áp ở người có bệnh thận:

Sơn thù du lOg; phục linh, sinh địa, hoài sơn, thạch hộc, mỗi vị 12g; kỷ tử, cúc hoa, trạch tả, mỗi vị lOg; mẫu đơn bì 6g. sắc uống ngày một thang.

6. Chữa bệnh tim đồng thời với bệnh thận:

Sơn thù du 60gị sinh địa 120g; hoài sơn 60g; mẫu đơn bì, phục linh, trạch tả, mạch môn, mỗi vị 45g; ngũ vị tử 30g. Tán bột, làm viên 2,5g. Mỗi lần uống 4 viên, ngày 2 lần.

7. Chữa thiếu máu:

Sơn thù du 12g; thục địa 40g; hà thủ ô, ba kích, thỏ ty tử, cỏ nhọ nồi, thiên môn, nhục thung dung, mỗi vị 20g; kỷ tử 12g. sắc uống ngày một thang.

8. Chữa đái tháo đường:

a. Sơn thù du 25g; thiên môn 30g; nhân sâm, sinh địa, kỷ tử, mỗi vị 15g. Bốn vị dược liệu được sắc nhiều lần và cô thành cao đặc 100%. Riêng nhân sâm cũng sắc nhiều lần và cô thành cao 50%. Tất cả trộn lẫn. Mỗi lần uống lOml cao, ngày 2 - 3 lần trưóc bữa ăn.

b. Sơn thù du lOg; hoài sơn 15g; phục linh 12g; trạch tả, sinh địa, mỗi vị lOg; mẫu đơn bì 6g, quế 3g. Sắc uống ngày một thang.

9. Điều trị dự phòng cơn hen phế quản:

Sơn thù du 8g; thục địa 16g; kỷ tử, phụ tử chế, mỗi vị 12g; hoài sơn, phục linh, mỗi vị 8g; cam thảo, nhục quế, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang. Hoặc làm hoàn uống mỗi ngày 20g chia 2 lần.

10. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng:

Sơn thù du 8g; sinh địa, hoài sơn, sài hồ, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12g; phục linh, trạch tả, đan bì, đương quy, chi tử, mỗi vị 8g. sắc uống ngày môt thang.

11. Chữa xơ gan:

Sơn thù du 8g; bạch mao căn 20g; thục địa hoài sơn, bạch truật, địa cốt bì, mỗi vị 12g; trạch tả đan bì phục linh, đương quy, mỗi vị 8g. sắc uống ngày môt thang.

12. Chữa viêm cầu thận mạn tính:

Sơn thù du 8g; xa tiền tử 16g; thuc đia, hoài sơn kỷ tử, ngưu tất, mỗi vị 12g; cúc hoa lOg; trạch tả, đan bì, phục linh, mỗi vị 8g. sắc uổng ngày một thang.

13. Chữa viêm bàng quang mạn tính:

Sơn thù du 8g; thục địa, hoài sơn, hoàng bá, mỗi vi 12g; trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

14. Chữa bí tiểu tiện:

Sơn thù du 8g; thục địa, hoài sơn, ngưu tất,-xa tiền tử, mỗi vị 12g; phục linh, trạch tả, đan bì, phụ tử chế, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. sắc uống ngày một thang.

15. Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng:

Sơn thù du 8g; đảng sâm, sơn dược, thục địa, đỗ trọng, kỷ tử, mỗi vị 12g; đương quy 8g, trinh thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

16. Chữa kinh nguyệt không đều:

Sơn thù du 8g; đảng sâm 16g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 12g; thỏ ty tử, viễn chí, mỗi vị 8g; ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

17. Chữa đau kinh:

Sơn thù du 8g; bạch thược, ba kích, hoài sơn, mỗi vị 12g; đương quy, a giao, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

18. Chữa bế kinh:

Sơn thù du 8g; thục địa, đương quy, bạch thược, kỷ tử, mỗi vị 12g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

19. Chữa rong huyết:

Sơn thù du 8g; long cốt 16g; thục địa, hoài sơn, ô tặc cốt, mẫu lệ, mỗi vị 12g; trạch tả, phục linh, đan bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

20. Chữa khí hư:

Sơn thù du 8g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 12g; đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, thỏ ty tử, khiêm thực, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g; nhục quế 4g- Sắc uống ngày một thang.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC