Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sơn Tra

14:05 04/05/2017

Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Sơn tra (Fructus Crataegi) là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.

A. Mô tả cây

Bắc sơn tra (Crataegus pinnatifida) là một cây cao 6m, cành nhỏ thường có gai. Lá dài 5-10cm, rộng 4-7cm, có 3-5 thùy, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá-dài 2-6cm. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng, 20 nhị. Quả hình cầu, đường lánh l-l,5cm, khi chúi có màu đỏ thắm  Cây nam sơn tra hay dã sơn tra (Crataegus cuneaía) cao 15m, có gai nhỏ 5-8mm. Lá dài 2-6 cm, rộng 1-4,5 cm, có 3-7 thùy, mặt dưới lúc đầu có lông, sau nhẩn. Hoa mẫu 5, họp thành tán. Cánh hoa trắng, 20 nhị. Quả hình cầu đường kính 1-1,2 doumeri (Bois) Schneid, thuộc họ Hoa hổng (Ro- saceae).

Cây này cao 10-15m, cây non có gai. Lá nguyên hình bầu dục dài 6-15cm, rộng 3-6cm, mép khía răng cưa. Hoa họp thành tán từ 3-5 hoa. Hoa mẫu 5, cánh màu trắng. Quả tròn hơi dẹt, khi chúi ngả màu vàng lục, đường kính 5-6cm, cao 4-5’ cm, vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 1-2, mùa quả tháng 9-10. cây này thường được khai thác ờ Cao Bằng, Lạng Sơn. Nhân dân ở đây cũng bán sang Trung Quốc với tên sơn tra  Cây láo mèo, còn gọi là chi tô di (Mèo) có tên khoa học Docynia indica (Mall.) Dec. cùng thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây nhỡ cao 5-6m, cây non cành có gai. Lá đa dạng, ở cây non lá mọc so le, xẻ 3-5 thùy, mép có răng cưa không đều. Ở thời kỳ cây trường thành lá hình bầu dục dài 6-lOcm, rộng 2-4 cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa họp từ 1-3 hoa, mẫu 5, cánh hoa màu trắng. Nhị 30-50. Quả hình cầu thuôn, đường kính 3-4cm, khi chín màu vàng lục, có vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng 9-10. Táo mèo mọc hoang và được trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai độ cao trên 1 .000m. Ngoài ra còn cây Docynia deìavayi (Franch.) Schneid mùa hoa tháng 3, quả tháng 6-7. Lá cây này cứng hơn cây trên, mặt dưới lá có lông cũng dày hơn. Quả cũng tương tự nhưng có cuống dài hơn. Cũng được thu mua với tên táo mèo hay sơn tra

Cây sơn tra và tác dụng chữa bệnh của nó

 B. Phân bố, thu hái và chế biến

Trước đây sơn tra hoàn toàn nhập của Trung Quốc. Những năm gần đây ta đã thu mua táo mèo và chua, chát dùng với tên sơn tra. Như chúng ta thấy hai cây này đều khác chi sơn tra thật 0Crataegus) do đó cần nghiên cứu so sánh việc sử dụng. Điều chú ý là một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc cũng nhập của ta những quả này với tên sơn tra. Nói chung quả chua chát và táo mèo của ta có đường kính lớn hơn sơn tra, khi chín sơn tra thật màu đỏ mân hay đỏ tươi. Quả sơn tra hay chua chát, táo mèo chín được hái về. thái ngang hay bổ dọc, phơi hay sấy khô.

C. Thành phần hóa học

Theo sự nghiên cứu sơn tra Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy có axit xitric, axit tactric, Vitamin c, thấy hydrat cacbon và prôtit dược tài học, 1960). Năm 1957, Viện nghiên cứu thực phẩm của Trung Quốc phân tích sơn tra thấy prôtit 0,7%; chất béo 0,2%; hydrat cacbon 22%; canxi 0,085%; photpho 0,025%; sắt 0,0021%; caroten 0,00082%; vitamin c 0,089%. Sơ bộ nghiên cứu loại sơn tra Việt Nam (Lào Cai, Hoàng Liên Sơn) thấy có 2,76% tanin, 16,4% chất đường, 2,7% axit hữu cơ (tactric, xitric tính theo H2S04). Cấc chất tan trong nướe (cao khô) là 31%, độ tro 2,25% tan hoàn toàn trong HC1 (Lê Ánh, Bộ môn dược liệu, 1961). Theo sự nghiên cứu của các nhà dược học Liên Xô cũ về quả sơn tra loài Crataegus oxyacantha L. và Crataegus sanguina Pall, ngoài chất tanin, fructoza còn có các chất cholin, axetylcholin và phytosterin. Mới đây người ta lại còn thấy các axit hữu cơ thuộc loại tritecpcn như axit oleanic, ursolic và crataegic. Trong hoa các loại sơn tra kể trên, có quexetin, quexitrin, tinh dầu và một số chất khác. Trong vỏ cây Crataegus oxyacantha người ta còn thấy 2 chất đắng crataegin và oxyacanthin.

D. Tác dụng dược lý

1. Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về quả sơn tra Việt Nam và Trung Quốc.

2. Quả sơn tra của Liên Xô cũ được Pôtguôcxki B. B. (1951) và Checnưxep (1954) nghiên cứu thấy chế phẩm của sơn tra làm tăng sự co bóp của cơ tim đổng thời làm giảm sự kích thích cơ tim. Sơn tra còn làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu ở não, tăng độ nhậy của tim đối với tác dụng của các glucoãt chữa tim (tạp chí dược lý và độc học Liên Xô, 1951 và Tạp chí y học Liên Xô, 1954).

3. Hoa và lá sơn tra Crataegus oxyacantha được nhân dân và y học châu Âu dùng từ lâu làm thuốc chữa tim, trong thí nghiệm và trên lâm sàng, thuổc chế từ hoa và lá Crataegus oxyacantha làm mạnh tim, điều hòa sự tuần hoàn, giảm sự kích thích của thần kinh

E. Công dụng và liều dùng

Hiện nay đông y và tây y dùng sơn tra với hai mục đích khác nhau. Tây y coi sơn tra (hoa, quả, lá) là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên tuần hoàn (tim và mạch máu) và giảm đau, an thần. Đông y lại coi sơn tra là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên bộ máy tiêu hóa. Theo tài liệu cơ, sơn tra có vị chua, ngọt, tính ôn vào 3 kinh tỳ vị và can,, tiêu được các thứ thịt tích trong bụng.

Tuy nhiên trong các tài liệu cổ, ghi về sơn tra còn nói thêm là sơn tra phá được khí, hành ứ ,hóa đờm rãi, giải được độc cá, lở sơn, chữa tả lỵ, trị tích khối, huyết khối, giảm đau, đồng thòi ghi chú rằng: “Ăn nhiều sơn tra thì hao khí hại răng, những người gầy còm, có chứng hư chớ ăn...”

Liều dùng trong đông y: Ngày uống 3-10g dưới dạng thuốc sắc, uống một vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Tây y dùng dưới dạng cao lỏng (ngày uống 3 đến 4 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20 đến 30 giọt) hoặc cồn thuốc (ngày uống 3-4 lần, mỗi lẩn 20 đến 30 giọt) để chữa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và giảm đau.

Đơn thuốc có sơn tra dùng trong đông y

1. Đơn thuốc chữa ăn uống không tiêu. Sơn ừa lOg, chỉ thực 6g, trần bì 5g, hoàng liên 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống tomg ngày.

2. Chữa hóc xương cá. Sơn tra 15g, sắc đặc với 200ml nước. Ngậm một lúc lâu rồi nuốt đi.

3. Chữa ghẻ lở, lở sơn: Nấu nước sơn ùa mà tắm rửa.

Chú thích:

1. Trước đây ta vẫn nhập sơn tra của Trung Quốc. Từ năm 1956 về đây, vị sơn tra của ta mới được khai thác để dùng trong nước và xuất khẩu. Cần nghiên cứu lại, do nguồn gốc khác nhau.

2. Tại Trung Quốc người ta dùng nhiều loại sơn tra khác nhau thuộc nhiều loài như Crataegus pinnatifida Bunge var. major N. E. Br., Crataegus cuneata Sieb. et Zucc., Crataegus scabrifolia (Fr.) Rehd., Crataegus Wattiana Hemee et Lace v.v... Tại châu Âu chủ yếu người ta dùng Crataegus oxyacantha L. hoặc Crataegus sanguined Pall.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC