Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sơn

09:05 12/05/2017

Rhus succedanea L.

Tên đồng nghĩa: Toxicodendron succedanea (L.) Mold.

Tên nước ngoài: Crab's claw, japan wax tree, red lac sumach, wild varnish tree (Anh); sumac faux-vernis, sumac vénéneux, arbre à laque, laquier (Pháp).

Họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae).

Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao đến 10 m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 7 - 13 lá chét mọc đối, hình bầu dục, phiến mỏng nhẵn, gốc thuôn lệch, đầu thuôn nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy đơn, ngắn hơn lá, nhẵn hoặc hơi có lông; đài hợp 5 răng, hình bầu dục; tràng 5 cánh, dài hơn đài gắp 2-3 lần; nhị 5 dài bằng cánh hoa, chỉ nhị mảnh. Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt, màu vàng nhạt, nhẵn bóng.

Mùa hoa quả: tháng 5-8.

Phân bố, sinh thái

Chi Rhus L. có 2 loài ở Việt Nam, trong đó sơn là loài cây nổi tiếng, bởi nhựa của thân và dầu hạt dùng để chế tạo "sơn ta" sơn đồ mỹ nghệ, đồ gỗ bảo quản được lâu bền.

Cây sơn có vùng phân bố từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ đến Việt Nam, Lào và một số nước khác ở khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, hiện đang tồn tại hai quần thể sơn mọc hoang dại và được trồng. Cây tập trung nhiều ở vùng trung du thuộc tỉnh Phú Thọ, ít hơn ở Tuyên Quang và Hà Tây. Sơn mọc hoang dại ở nhiều tỉnh thuộc vùng núi và trung du, ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, thường thấy ở đồi cây bụi hay trong các quần hệ rừng thứ sinh. Độ cao phân bố khoảng lOOOm.

Sơn thuộc loại cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn cao. Cây sinh trưởng phát triển tốt trên đất feralit vàng-đỏ ở vùng núi. Cây sơn trồng có thể sinh trưởng tốt trên cả những loại đất đồi đã bị rửa trôi nhiều lần.

Tuy nhiên, do bị trích vỏ thân để lấy nhựa thường xuyên nên cây sơn trồng thường có kích thước nhỏ hơn cây mọc tự nhiên. Sơn ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Cách trồng

Cây sơn được trồng nhiều ở các vùng đồi Phú Thọ, Nghĩa Lộ, Yên Bái... Cây ưa đất đỏ, đỏ vàng, đỏ nâu, tơi xốp, ít sét, nhiều mùn.

Có thể nhân giống sơn bằng hạt hoặc giâm cành, giâm rễ. Hạt lấy từ cây sơn có 6 tuổi trở lên, vỏ dày, tán rộng, nhiều lá, ít quả. về mùa thu, hái quả chín, phơi khô, tách lấy hạt. Có thể gieo ngay hoặc bảo quản nơi khô ráo đến năm sau. Muốn hạt mọc nhanh và đều, cần ngâm hạt trong acid sulfuric đậm đặc khoảng một giờ, vớt ra, rửa sạch rồi đem gieo hoặc giữ ở 4 - 5°c (trong tủ lạnh) sau một tháng trước khi gieo. Có thể gieo thẳng hoặc gieo ươm. Cây con trông vào mùa xuân. Nếu nhân giống bằng phương pháp vô tính thì lấy cành giâm vào giữa mùa xuân hoặc mùa thu lấy đoạn rễ vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân rồi xử lý hom giống với IBA.

Sơn có thể cao đến 4 - 5 m, khoảng cách giữa các cây từ 3 đến 5 m là vừa. Khi trồng, đào hố, bón lót một ít phân nếu có điều kiện. Sơn trồng trên đất tốt sau khi bén rễ không cần chăm bón nhiều. Tuy nhiên, sau mỗi lần chích nhựa (vào tháng 6 - 7), nên làm cỏ, xới xáo, bón thêm phân.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, vỏ và quả.

Thành phần hóa học

Vỏ quả giữa của cây sơn chứa chất "sáp”. Chất này chiếm 45 - 50% thịt quả và không phải thực sự là sáp, có điểm chảy 50 — 54°, tỷ trọng ở 15°: 0,975 - 1,000, chỉ số acid 6 - 20, chỉ số xà phòng 209 - 27, chỉ số iođ 5 - 17, các chất không xà phòng hóa 0,5 - 1,7%. Các acid béo là acid palmitic 77%, acid stearic 5%, acid dibasic 6%, acid oleic 12%, acid linoleic vết. Ngoài ra, có acid dibasic HOOC-(CH2)n-COOH (acid C16 - c26, chủ yếu là c20 và c22) acid elagic.

Nhân (39,5%) chứa các chất với đặc điểm D15 0, 9257, nD20 1,471, chỉ số acid 1,4, chỉ số xà phòng 191,8, chỉ số iod 119,2, chất không xà phòng hóa 1,8%. Dầu béo gồm các glycerìd của acid palmitic 25,4%, acid oleic 46,8% và acid linoleic 27,8%. 

(The Wealth of India IX, 1972).

Trong quá trình hạt chín, hàm lượng acid palmitic và acid stearic tăng lên và ổn định. Trái lại acid linoleic và acid Iinolenic lại giảm (Xu Jinsen và cs, 1990; CA. 113, 74.899 y).

Sơn cho nhựa mủ, trong đó lacol 75 - 85% và lacase. Lacol chịu ảnh hưởng của men lacase, nên dễ bị oxy hóa ở ngoài không khí thành chất đen bóng bền vững (Georges Brooks, 1934).

Lá và quả chứa tinh dầu. Lá chứa tanin 20%, corilagin, acid shikimic, rhoifolin, apigenin-7- rhamnoglucosiđ (The wealth of India IX, 1972). Ngoài ra, còn có các biflavanoid, robustaflavon, hinokiflavon, amentoflavon, agathisflavon, Volaensiflavon, moreloflavon rhusflavanon, sucedaneaílavon, GB-la, và GB-2a. Các biflavanoid dồu có tính kháng virus. (Lin Yuk Meei và cs, 1995; CA. 126, 166 466 b).

Rễ sơn chứa acid rhusinic.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng độc với tế bào: Hinokiflavon và các biílavonoid khác có tác dụng độc với tế bào. Liều làm chết 50% tế bào ung thư KB của hoạt chất hinokiflavon là 2 ng/ml.

2. Tác dụng trên ung thư bạch cầu: Cao khô chiết cồn từ lá sơn có tác dụng ức chế sự phát triển khi dùng hệ bạch cầu tăng sinh do virus Friend cấy cho chuột nhắt trắng.

3. Tác dụng kháng virus: Dùng virus gây bệnh Ranikhet. Nồng độ cao khô chiết cồn của lá sơn là 0,05 mg/ml trong môi trường nuôi có virus rồi tiêm vào lớp đơn của nguyên bào sợi trong phôi gà. Kết quả cho thấy cao có tác dụng ức chế có ý nghĩa sự phát triển của virus so với lô đối chứng.

4. Độc tính:

- Cao khô chiết bằng cồn từ lá sơn được tiêm trong màng bụng cho chuột nhắt trắng với liều 250 mg/kg. Thuốc dung nạp tốt.

- Acid rhusinic là một chất cường tim và có tác dụng giống giao cảm. Thuốc rất độc, LD50 thử trên thỏ là 6,7 mg/kg (tiêm tĩnh mạch).

Tính vị, công năng

Nhựa khô của cây sơn (sơn khô) hoặc can tất, có vị cay, hơi mặn, tính ấm, vào kinh tâm, can và đại tràng, có tác dụng phá tán, ứ huyết, dùng khi ứ huyết hữu hình tích thành hòn cục hoặc ứ huyết bế kinh, thông kinh nguyệt, tiêu tích báng, trừ giun đũa.

Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính bình, hơi hàn, có độc, có tác dụng bình suyễn, giải độc, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống, chỉ huyết.

Dịch lá và nhựa cây sơn có tính chất làm rộp da, gây dị ứng, làm cho da mặt đỏ bừng, ngứa ngáy, sưng húp, rồi dẫn đến lở loét.

Công dụng

Nếu uống sơn tươi sẽ bị tổn thương dạ dày, ruột. Vì vậy, thường dùng sơn khô đã chế biến như đốt cháy, hoặc tẩm sơn ưốt vào giấy bản rồi đốt và tán bột; để dùng làm thuốc chữa phụ nữ bế kinh đau bụng, và trị giun. Liều dùng: 1 - 4g dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Ở Trung Quốc, vỏ rễ và vỏ thân được dùng để trị hen khan (háo suyễn), viêm gan mạn tính, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương và dùng ngoài chữa gãy xương, các vết thương chảy máu. Ở Ân Độ, quả sơn trị lao phổi..

Chú ý:

1/ Các bộ phận của cây sơn đều có độc, dùng phải thận trọng, đặc biệt là dễ gây lở sơn ở một số người với biểu hiện là mặt đỏ bừng, ngứa ngáy, sưng húp sau đó sẽ sinh lở loét.

2/ Đề phòng lở sơn: khi tiếp xúc với sơn, người ta thường lấy giấy đã tẩm sơn ướt, đốt cháy, tán nhỏ, hoà với nưóc rồi uống. Dung clorpromazin cũng có tác dụng phòng ngừa lở sơn.

3/ Điều trị lở sơn theo kinh nghiệm nhân dân

- Dùng rau dền, lá khế hoặc quả khế, giã nát, xát nhẹ và đắp vào chỗ sưng lở.

- Nấu lá cây bòn bọt Glochidion eriocarpum Champ, với nước, rồi xông và rửa.

- Lấy vỏ núc nác nấu thành cao, uống và bôi lên chỗ lở sơn.

Bài thuốc có sơn

Theo Tuệ tĩnh (Nam dược thần hiệu), sơn được dùng trong những trường hợp sau:

1. Chữa phụ nữ bế kinh đau bụng:

Sơn khô đốt ra tro, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu.

2. Chữa bế kinh có báng máu đau nhức, tích tụ u hòn:

Sơn khô, nghệ vàng, nghệ đen, hương phụ (chế với giấm), liều lượng bằng nhau, tán nhỏ làm viên hoàn bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 50 viên với rượu

3. Chữa giun đũa, giun kim:

Sơn khô đốt cháy, tán nhỏ, làm viên bằng hat đâu xanh. Uống mỗi lần 10 viên, ngày 3 lần.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC