Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sừng Dê

11:05 12/05/2017

Strophanthus divarìcatus (Lour.) Hook. et Arn.

Tên đồng nghĩa: Strophanthus divergens Grah

Tên khác: Sừng bò, dây vòi voi, dương giác ảo, thuốc bắn leo, coos bẻ (Tày).

Họ: Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Cây bụi nhỏ, cao 2 - 3 m hay hơn. Thân, cành mảnh, vươn dài, vỏ ngoài màu nâu lục nhạt khi non, sau nâu đen có nhiều nốt sần nhỏ. Lá mọc đối, hình mác thuôn, dài 5-9 cm, rộng 2,5 - 5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẩn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt; cuống lá dài 3-8 mm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim, 1-3 hoa màu vàng pha nâu đỏ; đài hình chuông, 5 răng hẹp; tràng 5 cánh hình phễu, đầu cánh kéo dài thành hình sợi rất đặc sắc; nhị 5; bầu 2 ô.

Quả gồm 2 đại, choãi ngang, nhẵn; hạt nhiều dẹt, màu nâu, có túm lông dài ở một đầu.

Toàn cây chứa nhựa mủ trắng.

Mùa hoa: tháng 5 - 7; mùa quả: tháng 10 - 11.

Cây được dùng thay thế:

Sừng trâu (Strophanthus scandens (L.) Roem. et Schult, S. caudatus Kurz, cây có đáng lớn hơn, hoa màu đỏ.

Phân bố, sinh thái

Chi Strophanthus DC. gồm các loài là cây bụi hay dây leo gỗ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi; mội vài loài sống trên các đảo ở Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, chi này có 4 - 5 loài, trong đó 4 loài được dùng làm thuốc, đáng lưu ý nhất là loài sừng dê. Cây phân bố rải rác ở các tỉnh dọc theo bờ biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Sừng dê cũng thấy có ở các đảo lớn như Cát Bà, Phú Quốc và Côn Đảo. Ngoài ra, ở một số tỉnh nằm sâu trong đất liền như Hải Dương (vùng Chí Linh), Hoà Bình..., đôi khi cũng thấy cây sừng dê, nhưng ít. Các tỉnh thuộc Khu 4 cũ là nơi có cây mọc tương đối tập trung nhất như Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trên thế giới, sừng dê mọc ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Ẩn Độ.

Sừng dê là loại cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt, thường mọc lẫn với các loại câỵ bụi và dây leo khác ở đồi, bờ nương rẫy hoặc các rú bụi quanh làng. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, cả ở đất cát khô của vùng ven biển cũng như đất ở vùng đồi bị rửa trôi mạnh, trơ sỏi đá. Sừng dê ra hoa kết quả nhiều hàng năm. Quả già tự mở thành 2 mảnh, hạt có túm lông phát tán nhờ gió. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, chịu được chặt phá nhiều lần, phần thán và gốc còn lại tiếp tục tái sinh cây chồi.

Sừng dê rụng lá vào mùa đông; lá mọc vào giữa mùa xuân, và lúc này, cây cũng bắt đầu có nụ và hoa.

Sừng dê là một cây thuốc quý ở Việt Nam. Trong những nãm trước 1990, Viện Dược liệu đã nhiều lần thu mua được hạt với số lượng lớn ở tĩnh Hà Tĩnh, để sản xuất thuốc trợ tim. Do nhu cầu mở mang vùng canh tác, một số vùng vốn trước kia có nhiều sừng dê (Nghi Xuân, Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh) nay đã bị phá. Các cây sừng dê hiện thấy, phần lớn là cây tái sinh chồi.

Cách trồng

Sừng dê được trồng chủ yếu bằng hạt. Hạt chín thu vào tháng 9-10, gieo vào tháng 2-3, đến tháng 8-9 hoặc tháng 2-3 năm sau, đánh cây con đi trồng.

Đất trồng sừng dê không cần kén chọn. Có thể trồng thành vườn, thành ruộng hoặc trồng dọc bờ mương, đường đi. Khi trồng, đào hố sâu 30 - 40 cm, rộng 20 - 30 cm, cách nhau 2 - 3 m, bón lót một ít phân chuồng nếu có điều kiện. Trồng xong, lấp đất đến cổ rễ, tưới giữ ẩm cho đến khi bén rễ. Cây không cần chăm sóc, ít sâu bệnh.

Bộ phận dùng

Hạt thu hái ở quả già, bỏ chòm lông, rồi phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Hạt sừng dê chứa glycosid tim 9 - 11% trong đ' có divaricosiđ 1%, divostrosid 0,4% T-caudos'd 0,22%, vF-caudostrosicl 0,02%, sinosid Oy* sinostrosid 0,08%, sarmutosid 0,02%, D-strophantin I D-strophantin-III.

Các aglycon là sarmentogenin, sarmuto°enin sinogenin.

(Trung thảo dược học II, 1976).

Toàn cây chứa decosid, divaricosid, divostrosid, sarnovid, sarmutogenin glucosyloleandrosid, sarmutogenin, glucosvloleandrosid, musarosid, sarmentogenin, gỉucosyloleaadrosid, sarmutogenin, glucosyldíginosid, sarmentogenin glucosyldiginosid, lakundiosid, sarmentolosid, sarhamaolosid.

Ngoài ra, có sarmentogenin, dambonitol. Bằng nuôi cấy mô cây sừng dê, Kinvaguchi Kii Chiro và cs, 1993 đã thu dược 10 cardenolid trong đó nhận dạng được 2 chất 17 pH - divostrosid và 17 pH - divaricosid bằng các phương pháp quang phổ (CA. 120: 73,513 a).

Ngoài glycosid tim, hạt sừng dê còn có 37% chất béo.

Viện Dược liệu (1963) đã chiết xuất từ hạt sừng dê một bột kết tinh trắng gồm 3 chất, chủ yếu là divaricosid. Hỗn hợp này được gọi là D. strophantin hay divarin.

Tác dụng dược lý

D. Strophantin dã được nghiên cứu in vitro trên tim thỏ non cô lập và in vivo trên mèo, và được chứng minh có những tác dụng dược lý đặc trưng của glycosid trợ tim nhóm Strophanthus: tăng lực co cơ tim, làm giảm nhịp tim, có mức độ tích luỹ trung bình, liều cao gây ngừng tim ở thời kỳ tâm thu. Mức độ tích luỹ của D. strophantin sau 24 giờ trung bình gần 50%, cao hơn ouabain và gần bằng K. strophantin. Nghiên cứu so sánh sự hấp thụ của D. strophantin qua đường uống và đường tĩnh mạch trên mèo cho thấy liều tối thiểu gây ngừng tim mèo ở tâm thu khi cho uống gấp 3 - 4 lần liều tiêm truyền tĩnh mạch gây ngừng tim mèo (tương đương 3-4 đơn vị mèo), như vậy hệ số hấp thụ khi uống bằng khoảng 30% so với tiêm tĩnh mạch.

Đã nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng sinh học D. strophantin trên mèo và chim bồ câu. Hoạt tính sinh học của D. strophantin, định lượng trên mèo, bằng gần 60% so với hoạt tính của ouabain khan; lg D. strophantin chứa trung bình 4.500 - 5.000 đơn vị mèo và 2.400 - 2.700 đơn vị chim bồ câu. Trong những nghiên cứu về cơ chế tác dụng của D. strophantin, thấy thuốc này có tác dụng ức chế ATPase màng tế bào cơ tim (là men vận chuyển Na+, K+) có phần mạnh hơn ouabain và digitoxin, là những glycosid trợ tim đã được nghiên cứu nhiều về tác dụng ức chế men vận chuyển Na K D. strophantin làm tăng hàm lượng Ca2* và giảm hàm lượng Mg2+trong cơ tim cũng giống như các glycosid trợ tim kinh điển khác.

D. strophantin được pha chế thành thuốc tiêm tĩnh mạch và đóng ống 2 ml = 0,25 mg D. strophantin, và được thử lâm sàng trên bệnh nhân suy tim sung huyết. Trong thử nghiệm lâm sàng, không thấy có những tác dụng không mong muốn bất thường, trừ một ít tác dụng phụ nhẹ như: cảm giác nóng và buốt trong 15 - 30 phút ở nơi tiêm.

D. strophantin làm hết nhanh các triệu chứng khó thở 5 phút sau khi tiêm tĩnh mạch. Sau 5 phút, thuốc làm chậm nhịp tim tương đối rõ rệt, mức chậm tối đa sau nửa giờ đến một giờ, và kéo dài trong 2-3 giờ, điều này làm hết nhanh đánh trống ngực. Do tác dụng nhanh, nên có thể dùng D. strophantin thay thế ouabain trong các trường hợp cấp cứu. D. strophantin có tác dụng lợi tiểu mạnh ngay trong ngày đầu điều tri, tác dụng kéo dài nhiều ngày trong khi điều trị. Tác dụng lợi tiểu của D.strophantin mạnh hơn ouabain và digitoxin.

Nhiễm độc thuốc kiểu Digitalis : Trong nhóm 20 bệnh nhân suy tim dược điều trị với D.strophantin, 6 bệnh nhân đã có những triệu chứng độc nhẹ và không nguy hiểm. Những triệu chứng độc này hết nhanh sau khi giảm liều tới mức liều điều trị duy trì phù hợp.

D.strophantin cũng được bào chế dạng viên nén chứa 0,25 mg. D. strophantin dùng uống, và được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân suy tim sung huyết, có so sánh với digoxin. D.strophantin tỏ ra có hiệu quả điều tri tốt, nhất là khi dùng phối hợp với thuốc lợi tiểu, tuy rằng tác dụng có phần kém hơn so với digoxin.

Công dụng

D.strophantin có thể được dùng để điều trị suy tim có hiệu quả và an toàn, với liều tiêm tĩnh mạch 0,25 - 0,50 mg, ngày một lần; hoặc với liều uống 0,50 mg, ngày 1-2 lần. Khi dùng thuốc tiêm tĩnh mạch, nên pha loãng với dung dịch glucose đẳng trương.

D.strophantin có thể được dùng phối hợp với các thuốc lợi tiểu như íurosemid hoặc hyđroclorothiazid để điều trị các giai đoạn I, II và III của suy tim. Khi xảy ra các triệu chứng độc như buồn nôn, nôn, đau bụng, nhịp tim chậm hoặc ngoại tâm thu thất trên điện tâm đồ, phải ngừng dùng thuốc và tiến hành bổ sung kali cho bệnh nhân, và thực hiện liệu pháp điều trị ng độc như đối với digoxin.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC