Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tê Giác

10:05 25/05/2017

Tê Giác có tên khác: Tê giác một sừng, tây ngu.

Tên nước ngoài: One - horned rhinoceros (Anh), rhinoceros (Pháp).

Họ: Tê giác (Rhinocerotidae).

Mô tả

Thú cỡ lớn, nặng khoảng 2000 kg, dáng nặng nề, cục mịch, nhưng chạy nhanh. Thân dài 3 m, cao 1,5 - 1,7 m. Mình to, đầu thuôn, tai vểnh, mắt nhỏ, khứu giác rất nhạy. Sừng mọc ngay ở mũi, gắn vào lớp da dày, hơi xiên vẻ phía sau (thường chỉ có ở con đực). Chân ngắn, to, có 3 ngón, có móng guốc. Da dày, cứng, chia nhiều mảnh do các nếp gấp sâu tạo thành, trông như áo giáp, lông thưa màu xám sẫm.

Loài tê giác hai sừng (Dicerorhinus sumatrensis Fischer) cũng được sử dụng.

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, tê giác là loài đặc hữu của châu Á và châu Phi với số lượng không nhiều như các loài thú khác. Ở Việt Nam, trước đây, tê giác một sừng có ở Lai Châu, Sơn La, vùng Trung Bộ và Nam Bộ. Trong thòi kỳ thuộc Pháp, việc săn lùng tê giác rất ráo riết. Theo tài liệu cũ, từ năm 1930-đến 1990, trong cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, các thợ săn dã bắn được khoảng 30 con. Hiện nay, chỉ còn lác đác ò Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, nhưng cực kỳ hiếm gặp. Tê giác hai sừng cũng thấy có (theo tài liệu trước năm 1900), nay không còn. Các nhà khoa học đã có sáng kiến phục kích kiên trì bằng cách đặt camera ở chỗ biết chắc là có, nên đã thu được hình ảnh tê giác đang sinh sống ở rừng Nam Cát Tiên.

Tê giác sống đơn độc trong rừng già, rừng sâu, những vùng hiểm trở có nhiều song mây và tre nứa, các trảng cỏ, cạnh nguồn nưổc sông, suối, nhất là những vùng sình lầy vì nó thích đầm mình trong bùn. Thức ăn chính của tồ giác là lá cây, quả non, các loại cỏ, măng, củ rễ. Tê giác đực và cái chỉ cặp đôi vào mùa sinh đẻ. Khoảng 3-4 năm mới đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con.

Bộ phận dùng

Sừng tê giác thu hoạch bằng cách tách lớp da dày khỏi xương mũi, rồi cạo sạch màng và gai cứng ở phần đế. Dược liệu có hình chuỳ tròn, hoặc hơi có cạnh, đầu múp tầy hoặc nhọn và hơi xiên, dài 20 - 25 cm, mặt ngoài màu đen, nhạt dần về phía dưới. Đế sừng có răng cưa nhỏ gọi là ''mã nha biên", lồi lõm không đều. Quanh mã nha ở phần giữa có những vân dọc và gai cứng thẳng chưa gọt hết gọi là " cương mao Đầu sừng nhỏ, nhẵn bóng, mặt truớc sừng có một rãnh dọc, dài 12 - 16 cm, dưới dó có một u lồi gọi là "địa cương" dài khoảng 8 cm , cao 4 cm. Đế sừng to, hình tròn dài, phía trước hẹp, phía sau rộng hình mai rùa, dài 16-24 cm, rộng 12 - 16 cm, màu xám đen hoặc nâu đen, nhạt dần ra phía ngoài thành nâu xám hoặc vàng xám, đáy lõm sâu khoảng 0,4 - 0,8 cm, có nhiều chấm tròn dày đặc gọi là " sa đê chất sừng cứng rắn và nặng, thớ dọc đều, không có thớ vặn, chỉ có thể chẻ dọc. Phiến chẻ có màu trắng xám, điểm lấm tấm như hạt vừng hoặc có những dường chỉ nhỏ ngắn. Loại sừng tốt có màu đen bóng, không nứt, sa đê tròn to, mùi thơm nhẹ (Theo Dược điển dông y Trung Quốc).

Sừng tê giác rất hiếm và đắt, nên thưòng bị giả mạo bằng sừng trâu (thuỷ ngưu giác), sừng sơn dương.

Thành phần hoá học

Sừng tê giác chứa keratin, calci carbonat, calci photsphat, acid amin. Có tài liệu cho rằng nước chiết của sừng tê giác cho phản ứng alcaloid. chưa rõ hoạt chất tác dụng.

Tính vị, công năng

Sừng tê giác có vị hơi mặn, đắng và chua, tính hàn, không độc, vào 3 kinh tâm, can, vị, có tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, giải độc, giảm đau, cầm máu và đặc biệt gần đây, nó được coi như một loại thuốc kích thích sinh dục cực mạnh.

Công dụng

Sừng tê giác có giá trị chữa bệnh cao, chuyên trị sốt cao, mê sảng, phát cuồng, co giật, đau đầu dữ dội, thổ huyết, chảy máu cam, vàng da, hậu bối, ung nhọt, liệt dương. Liều dùng hàng ngày là 0,5 - 1 g, có khi đến 3 - 4 g. Dạng dùng thông thường là mài sừng vào nước nóng đến khi được một dung dịch trắng như sữa để uống. Hoặc chẻ sừng cho nhỏ và chặt vụn, rồi nghiền rây thành bột mịn mà dùng (tê giác phấn).

Sừng tê giác dốt cháy, tán nhỏ, uống mỗi lần 4 g chữa ngộ độc thuốc hoặc phối hợp với trầm hương, hạt cau khô và hạt củ cải, nghiền vói nước rồi chắt uống chữa thổ tả, trướng bụng (Nam dược thần hiệu).

Theo tài liệu nước ngoài, da ở bẹn và nách tê giác cạo sạch lông, bỏ màng và mỡ, đem phơi nắng (ban ngày) và sấy lửa (ban đêm) dử 100 ngày. Tẩm rượu một tháng, rồi phơi hay sấy khô. Khi dùng, ngâm da trong nước tro trong 7 ngày đêm, lấy ra rửa sạch, hấp cách thuỷ cho chín nhừ rồi thái mỏng, ăn hàng ngày. Thuốc tăng cường sức chống đỡ của cơ thể để phòng ngừa bệnh tật.

Chú ý : Không dùng sừng tê giác trong những trường hợp không phải sốt cao, phụ nữ có thai. 

Ghi chú : Là loài động vật đẻ ít, khó nuôi, lại bị săn bắt ráo riết, nên số lượng tê giác trên thế giới đã giảm sút rõ rệt. Năm 1970, có 65.000 con, năm 1980, còn 14.800 con và năm 1988, chỉ còn khoảng 3.000 con. Nó đã trở thành đối tượng cực kỳ quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và đượcghi vào sách đỏ của nhiều quốc gia. Nhiều biện pháp bảo vệ đã được quy định rất nghiêm ngặt và triệt để. Các nhà khoa học còn nghiên cứu chỉ bắt tê giác rồi cưa lấy sừng, sau đó lại thả ra.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC