Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thanh Ngưu Đởm

10:05 13/05/2017

Thanh Ngưu Đởm có tên khác: Sơn từ cô, cửu ngưu đởm.

Họ: Tiết (Menispermaceae).

Mô Tả

Dây leo thường xanh, sống lâu năm. Rễ phình lên từng đoạn thành củ tròn, vỏ ngoài màu vàng bẩn, mặt cắt màu trắng nhờ. Thân dài hàng mét, màu lục nhạt, có lông ngắn, sau nhẩn. Lá mọc so le, hình mũi mác, đài 5 - 15cm, rộng 2 - 5cm, hai tai phía gốc choãi ra, đầu nhọn, hai mặt nhẵn; cuống lá dài 2 - 4cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm nhiều hoa nhỏ đơn tính, khác gốc, màu trắng; cụm hoa đực có cuống dài, cụm hoa cái có cuống ngắn hơn. Quả hình cầu, khi chín màu hồng đỏ. Mùa hoa: tháng 3 - 5; mùa quả: tháng 10 - 11.

Phân bố, sinh thái

Thanh ngưu đởm là loài tương đối hiếm ở Việt Nam. Cây phân bố ở vùng núi cao như Sa Pa (Xà Xén thuộc xã Sa Pả); Bát Xát (xã Dền Sáng); Mường Khương - tỉnh Lào Cai; Phong Thổ - Lai Châu và núi Ba Vì - Hà Tây. Cây cũng phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc. Thanh ngưu đởm là loại cây ưa sáng, thường leo lên các loại cây cỏ khác ở ven rừng, bờ nương rẫy thuộc vùng núi đá. Cây ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ trung bình năm từ 15 đến 18°c, về mùa đông có thể xuống thấp đến 0°c thường rụng lá, đến giữa mùa xuân mọc lá non, sau đó ra hoa quả ngay. Chưa thấy được cây con mọc từ hạt; nhưng nếu bị chặt phá, phần còn lại của cây vẫn có khả năng tái sinh.

Bộ phận dùng

Lá, hoa, rễ, củ. Rễ thu hái quanh năm, chủ yếu vào mùa thu đông, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Khi dùng thái miếng hoặc giã tươi đắp ngoài. Lá hái khi cần. Hoa lấy vào tháng 4-5.

Thành phần hóa học

Rỗ thanh ngưu đỏm có các alcaloid tinosporin, columbin và palmatin.

Tính vị, công năng

Thanh ngưu đởm có vị đắng ngọt, the, tính lạnh, hơi độc, vào các kinh tâm, phế và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

Thanh ngưu đởm được dùng trị yết hầu sưng đau, ho nhiệt mất tiếng, tiêu chảy, lỵ, sàu bọ độc và rắn độc cắn, phụ nữ đẻ khó, sót rau. Ngày 3 - 6g dưới dạng thuốc sắc uống. Dùng ngoài, rễ giã nát đắp hoặc mài với giấm bôi, trị đinh nhọt sưng tấy, tràng nhạc mụn lờ. Chữa mặt tàn nhang xám đen, dùng củ tán bột đêm xoa, sáng rửa sạch, làm nhiều lần. Chữa sưng chân răng viêm lợi, rễ nấu nước súc miệng rồi nhổ di. Chữa nhọt ở vú và bộ phận sinh dục, miệng lở chảy máu, lá giã nhỏ, hòa vối mật ong bôi.

Bài thuốc có thanh ngưu đởm

Chữa dái ra máu, dúi buốt: Hoa thanh ngưu đởm, hoa sinh địa, mồi vị 12g sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC