Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thanh Táo

10:05 13/05/2017

Thanh Táo có tên đồng nghĩa: Justicia gendarussa L. f., J. nigricans Lour.

Tên khác: Thuốc trặc, tần cửu, tu huýt, bơ chầm phòn (Thái).

Tên nước ngoài: Guérit petite colique, natchouli (Pháp).

Họ: Ô rô (Acanthaceae).

Mô Tả

Cây nhỏ, cao 1 - 1,5 m. Cành nhẵn, màu lục hoặc tím sầm, hơi phình ở những mấu. Lá mọc đối, hình mác hẹp, dài 4 - 20 cm, rộng 0,6 - 8 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, gân lá đôi khi màu tía, hai mặt nhẵn thường bị nấm ăn hại thành những khoanh tròn màu vàng hoặc nâu đen; cuống ngắn.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành bông hẹp; lá bắc hình chỉ; hoa màu trắng, có đốm tía; đài 5 răng nhọn, hàn liền ở gốc; tràng có ống ngắn, chia 2 môi, môi trên nhọn, môi dưới xẻ 3 thùy nông; nhị 2, đính ở họng tràng, bao phấn 2 ô, ô dưới có cựa. Quả nang nhẵn, hình đinh. Mùa hoa quả: tháng 2-6.

Phân bố, sinh thái

Năm 1932, Nees đã tách một số đại diện, trong đó có loài thanh táo thuộc chi Justicia L. thành chi Gendarussa. Nhưng gần đây, nhiều nhà phân loại thực vật đã đưa chúng trở lại chi Justicia L. (Willis, 1973; Brummitt, 1992). Thanh táo vốn có nguồn gốc hoang dại và trồng trọt từ Trung Quốc, sau phát triển ở Pakistan, srilanca, các nước ở bán đảo Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, Indonesia (Java), Philippin, Ấn Độ... Ở Việt Nam, thanh táo mọc hoang ở dọc các bờ khe suối ngoài cửa rừng. Đôi khi ở ven rừng ẩm thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình... Cây còn được trồng làm hàng rào cảnh ờ các tỉnh đồng bằng, trung du và trong các vườn hoa.

Thanh táo là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thổ hơi chịu bóng. Cây chịu dược ngập úng tạm thời trong vòng 1 - 3 ngày; đất có thể hơi chua. Mặc dù vậy, môi trường để cây sinh trưởng tốt nhất vẫn là đất pha cát, còn màu mỡ và có ph trung tính. Thanh táo ra hoa quả hàng năm. Cây mọc chỗ sáng có nhiều hoa quả hơn cây bị che bóng; tái sinh tự nhiên chủ yếu lừ hạt và khả năngmọc chồi từ các đoạn thân cành đã bị cắt rời. 'Thanh táo còn có khả năng phân cành theo kiểu lưỡng phân rất khỏe. Do đó, người ta thường cắt tỉa nhiều lần trong mùa sinh trưởng để cây tạo nên những hàng rào dày đặc theo ý muốn.

Cách trồng

Thanh táo không kén đất, thích nghi rộng, được trồng khắp nơi để làm cảnh, làm thuốc. Cây được nhân giống bằng giâm cành. Vào mùa xuân, chọn cành bánh tẻ, cành non, chặt ra từng đoạn 20 - 30 cm làm giống. Đất trồng thanh táo cần rạch hàng hay đào hốc nơi định trồng, sau đó đạt hom giống. Có thể đặt nghiêng (đối với hom giống là cành) và đạt thẳng đứng (hom giống là phần ngọn). Đặt xong, lấp đất, giận thật chặt, tưới ẩm. Thỉnh thoảng làm cỏ, xới xáo, tưới thêm ít nước phân chuồng, nước giải pha loãng. Nếu trổng làm đường viền, chậu cảnh, cần cắt tỉa tạo dáng. Cây xanh tốt quanh năm, ít bị sâu bệnh:

Bộ phận dùng

Cành, lá, rễ, thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

Thanh táo có justicin, tinh dầu (Trung dược từ hải II, 1996).

Tác dụng dược lý

Vỏ cây thanh táo có tác dụng gây nôn. Lá chứa một alcaloid có tính độc nhẹ. Nước sắc hoặc cao rượu từ rễ gây liệt nhẹ ở chuột cống trắng với liều 1 - 2g/kg thể trọng; với liều 10-20 g/kg, có tác dụng hạ nhiệt và ức chế, gây tiêu chảy nặng và cuối cùng làm chuột chết.

Tính vị, công năng

Thanh táo có vị hơi chua, dắng, tính mát, yào hai kinh can và thận, có tác dụng khu phong, trừ thấp, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Công dụng

Vỏ rễ và vỏ thân thanh táo được dùng làm thuốc chữa đau xương, đau khớp, chân tay tê bại, các vết sưng đau, vàng da, ho, sốt, mụn nhọt, rôm sẩy. Ngày 6 - 12 g, có thể đến 20 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài, lá thanh táo giã đắp hoặc nấu nước tắm rửa với liều lượng không hạn chế. Cả cây thanh táo phơi khô, tán bột, có tác dụng trừ sâu, mọt, nhậy.

Chú ý: Uống thanh táo tươi thường bị nôn, cần thận trọng. Trong y học Trung Quốc, rề thanh táo sắc và hãm là thuốc lợi tiểu, hạ nhiệt và giảm dau, chữa lao phổi, thấp khớp, đái khó, mụn nhọt, tiêu chảy. Lá trị sốt, dau lưng, vô kinh, sưng tấy, ho, eczema, đau nửa đầu. Trong y học dân gian Ấn Độ, thanh táo được coi là có tác dụng hạ sốt, gây nôn, điều kinh, làm ra mồ hôi, điều trị vô kinh và rối loạn chức năng dạ dày.

Lá còn được dùng làm thuốc chống sốt rét chu kỳ, hổi phạc chức năng và diệt sâu bợ. Lá tươi giã đắp chữa tê phù và thấp khớp. Lá và mầm non làm ra mổ hôi, và nước hãm lá chữa nhức đầu, liệt nửa người và mặt. Dịch ép lá có tác dụng cầm máu bên trong cơ thể, dùng nhỏ tai trị đau tai, và nhỏ mũi trị đau nửa đầu, cũng dùng chữa cơn đau bụng ở trẻ em. Rễ trị thấp khớp, tiểu tiện khó, sốt, mụn nhọt, vàng da và tiêu chảy.

Vỏ cây là thuốc gây nôn. Ở Philippin, cao lá hoặc mầm non thanh táo được dùng làm thuốc gây nôn, trị ho và hen, lá tuơi dùng tại chỗ chữa phù trong bệnh tê phù và thấp khớp, lá nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi đẻ. Ở Malaysia, lá đắp chữa nhức đầu, và nấu nước tắm, rửa sau khi đẻ, rễ chữa chứng tưa và ho. Lá còn có trong các chế phẩm trị lậu, vô kinh và sốt rét. Ở Indonesia, lá trị nhức đầu, thấp khớp và các chứng đau. Ở Thái Lan, rễ trị tiểu tiện khó, tiêu chảy và rắn cắn; vỏ cây tri sốt, ho, lỵ amíp, vết thương và dị ứng.

Bài thuốc có thanh táo

1. Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm: Rễ thanh táo, miết giáp, địa cốt bì, sài hồ, mỗi vị 10 g; đương quy, tri mẫu, mỗi vị 5 g; thanh cao, ô mai, mồi vị 4 g. sắc uống trong ngày.

2. Chữa phong thấp, chân tay tê bại: Rễ thanh táo, dây chiều, rễ hoàng lực, rễ gai tầm xoọng, mỗi vị 20 g; củ cốt khí, rẻ thiên niên kiện, mỗi vị 10 g. Sắc uống ngày một thang.

3. Chữa vết lờ, vết thương chảy máu, nhọt lờ thối loét, khó liền miệng: Lá thanh táo, lá mỏ quạ, lượng bằng nhau, rửa với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt. Thay thuốc hàng ngày. Kết hợp uống nước sắc bạch chỉ nam, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị một nắm và ăn rau muống hàng ngày.

4. Chữa bong gân, sai khớp:

a. Thanh táo 20 g, lá diễn tươi 50 g; cốt toái bổ, xuyên tiêu, trạch lan, mỗi vị 20 g. sắc uống, lúc còn ấm, ngày một thang.

b. Lá thanh táo, lá ngải cứu, lá diễn dùng iươi, lượng bằng nhau. Giã nhỏ đắp ngày 2 lần.

5. Thuốc bó gãy xương: Lá thanh táo, vỏ cây gạo, mỗi vị 30 g, gà con 1 con, cơm nếp vừa dủ, giã nát, thêm ít rượu, đắp bó, nẹp bằng thân cây mía dò.

6. Chữa sản phụ ra máu sẫm, choáng váng, mắt mờ: Thanh táo, mần tưói, cỏ mần irầu, mỗi vị 20 - 30g Sắc uống trong ngày.

7. Chữa bệnh viêm tinh hoàn: Rễ thanh táo, rẽ sưng, rễ bấn trắng, rễ vậy đỏ mỗi vị một nắm. sắc uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC