Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thảo Qủa

11:05 13/05/2017

Thảo Qủa có tên đồng nghĩa:Amomum medium Lour., A. tsao  ko Crévost et Lemarié

Tên khác :Đò ho, thảo đậu khấu, mác hấu (Tày).

Tên Nước ngoài :Bengal cardamom, Nepal cardamom (Anh); cardamone tsao - ko (Pháp).

Họ :Gừng (Zingiberaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 2 - 3 m. Thân rễ to khỏe, màu hồng, mọc bò, thắt khúc hình bầu, đường kính 2,5 - 4 cm, có vảy mỏng, mùi thơm. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình dải dài 50 - 70 cm, rộng 10 - 15 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; bẹ lá có khía dọc.

Cụm hoa là một bóng dài 13 -20 cm, mọc từ gốc thân; hoa rất nhiều mọc sít nhau, cuống cụm hoa và hoa có màu đỏ nhạt. Quả hình trứng, đường kính 2 - 2,5 cm, khi chín màu đỏ sẫm, chứa nhiều hạt có áo ép vào nhau, rất thơm.

Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 10 - 12. Trong thiên nhiên, nhiều cây cùng họ Gừng dược nhân dân địa phuơng dùng làm thảo quả, nhưng hoa quả lại mọc ở ngọn thuộc chi Alpinia. Chú ý tránh nhầm lẫn.

Phân bố, sinh thái

Thảo quả có nguồn gốc ở vùng cận Hũnalaya, phân bố ở Đông - Bắc Ân Độ, Nepan, Tây - Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Lai Châu của Việt Nam là điểm phân bố cuối cùng về phía nam của cây thảo quả trên bản đổ thế giới. Ở Việt Nam, theo đồng bào người H'Mông yà Dao ở huyện Bát Xát và Sa Pa tỉnh Lào Cai, thảo quả vốn mọc tự nhiên ở các vùng rừng nguyên sinh thuộc núi Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, cây cũng được trổng từ lâu đời, vì quả của nó được coi là một sản vật quý, có thể đùng để trao đổi hàng hóa và bán được nhiều tiền. Hiện nay, cây được trổng nhiều ở huyộn Bát Xát (các xã: Phin Ngang, Ý Tý, Chung Lèng H6); Sa Pa (Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phin) và một phần nhỏ ở huyện Mường Khương và Bắc Hà của tinh Lào Cai. ở Lai Châu, cây trổng ở một vài điểm của huyện Phong Thổ và Sìn Hổ (cũng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn). Ở Hà Giang, cây trồng rải rác ở một số nơi còn rừng nguyên sinh thuộc huyện Quản Bạ và Vị Xuyên. Trong tất cả các địa phương trên, huyện Bát Xát và SaPa (Lào Cai) là nơi trồng nhiều thào quả nhất ở Việt Nam. Ở Trung Quốc, cây cũng được trồng ở tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Qua nhiều dợt điều tra ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang, chưa thấy thảo quả mọc tự nhiên. Đôi khi, có thể gặp cây trong trạng thái bị bỏ hoang dại hóa, do hậu quả của việc khai thác rừng, cây không đủ độ tàn che dể sinh trưởng, phát triển và cho thu hoạch.

Thảo quả là cây đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm, chỉ trồng được dưới tán rừng còn nguyên sinh, ở độ cao 1600 - 2200 m, nơi thưòng xuyên có mây mù, ẩm ưót và nhiệt độ trung bình nãm từ 12,8°c (ỏ vùng Đèo Hoàng Liên Sơn) đến 15,3°c (ở SaPa và Sìn Hồ). Lượng mưa đến 3552 mm/năm và độ ẩm không khí trong rừng từ 90% đến bão hòa. Những vùng có trổng thảo quả ở Hoàng Liên Sơn là loại hình rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi cao (1500 - 2200 m). Rừng có kết cấu 3 tầng rõ rệt, tầng vượt tán là những cây gỗ cao 30 m hoặc hơn; tầng lập tán cũng gồm cấc cây gỗlỉớn cao trung bình 20 m. Cả hai tầng cây gỗ này đã tạo ra diện mạo rừng kín, có độ che bóng 70 - 90%. Tầng cỏ quyết dưới tán rừng là những cây đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm. Để có chỗ trồng thảo quả, người ta phải phát bỏ tầng thứ ba này. Đất ỏ đây thuộc loại íeralit mùn trên núi, có màu nâu đen, rất giàu chất mùn và giữ nước tốt.

Thảo quả là cây thường xanh quanh năm. Mùa hoa bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5; mùa quả từ tháng 5 đến tháng 9 hoặc tháng 10. Cụm hoa thảo quả mọc ra từ gốc những nhánh cây có trên 1 năm tuổi. Các nhánh mọc lên từ mùa xuân năm nay, đến cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè năm sau mới có hoa quả. Tất cả các nhánh đã có hoa quả, về sau không ra hoa nữa mà chỉ đẻ các nhánh con; số nhánh mới sinh hàng năm tăng lên theo cấp số nhân. Vì thế, sau 5-10 năm trồng, từ một cây thảo quả con lúc đầu, đã tạo nên một khóm lớn, gồm trên 100 nhánh, chiếm giữ một diện tích khoảng 4 hoặc 6 m2.

Hoa thảo quả nở từ dưới lên trên; thụ phấn nhò côn trùng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Tỷ lệ ra qúả phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Trong thời kỳ hoa nở rộ (kéo dài khoảng nửa tháng đến 20 ngày), nếu gặp mưa thường xuyên thì năm đó cây ít quả. Cụ thể trong vụ thảo quả năm 2001 do mưa muộn, đồng bào ở SaPa cho rằng sẽ có một vụ thu hoạch bội thu. Kết quả thống kê các chùm quả vào đầu tháng 7/2001 ở vùng rừng Suối Lạnh (Bàn Khoang) cho thấy phần ỉớn cây có từ 20 đến 45 quả/ chùm. Cả biệt có những chùm có gần 60 quả. Thảo quả tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Để tạo cho cây sinh trưởng tốt và ra nhiều hoa quả, hàng năm vào trước mùa hoa, người ta thường tiên hành chặt bỏ những nhánh cây già, phát quang những cây cỏ quyét và làm vệ sinh xung quanh gốc.  Thảo quả là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Vài năm trở lại dây, diện tích trồng thảo quả ở các dịa phương, có phần tăng lên. Tuy nh

iên, điều kiện cơ bản dể có thể trồng được thảo quả là nơi đó phải có rừng nguyên sinh vói độ cao trên 1500 m. Trước năm 1975, thảo quả được trồng ngay tại núi Hàm Rồng (thị trấn SaPa). Những năm gần đây, do nạn phá rừng chưa được ngăn chặn, nên đồng bào phải tìm kiếm những vùng rừng xa và hiểm trở hơn ở dãy Hoàng Liên Sơn để trồng thảo quả. Có thể nói việc sở hữu (mặc dù chưa được coi là chính thức) những vùng rừng rộng lớn để trồng thảo quả, là một mô hình có thể chấp nhận được, trong chiến lược bảo vệ rừng núi cao hiện nay ở Việt Nam.

ch trồng

Thảo quả được trồng dưới bóng cây, có ẩm trong vườn rừng, tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang. Cây có thể nhân giống bằng hạt và bằng nhánh con. Hạt thu vào tháng 10 - 11 từ quả chín của cây 5 năm tuổi trở lên rồi gieo ngay trong vườn ươm. Có thể gieo muộn hơn, vào tháng 1-2, nhưng cách này không thông dụng. Vườn ươm cần có giàn che tránh nắng. Cây con được 1-2 năm thì đánh đi trổng.

Quả thu hoạch từ cây trồng bằng hạt vào năm thứ 3 trở di, đến năm thứ mười năng suất tăng dần và sau đó giảm dần vì cây mọc quá dày. Nếu trồng bằng các nhánh con thì tách từ cây mẹ sau khi thu quả được một tháng. Cây trồng bằng cách này sớm ra quả nhưng chu kỳ kinh tế ngắn và năng suất thấp hơn cây ưồng từ hạt. Nông dân thường sử dụng cả hai cách để nhân giống. Ban đầu trồng bằng hạt, khi cây mọc dày, tỉa mầm ra đem trồng thêm diện tích mới. Cây con hoặc củ mầm thường trồng nông với khoảng cách 2 X 2,5 hoặc 3 X 3 m. Khi mới trồng, cần tưới ẩm cho cây mau mọc. Ở cây lớn, thân rễ bò lan trên mặt, chỉ có rễ ăn sâu xuống đất. Hàng năm, cần tỉa bớt cây già 1 - 2 lần. Trung bình, một hecta có thể cho 120 - 160 kg quả khô.

Bộ phận dùng

Hạt. Thu hái quả vào mùa đông, phơi hay sấy líhô. Khi dùng, đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt. Các hạt dính vào nhau thành một khối có hình dáng của quả. Hạt khô hình khối đa giác, không đồng đều. Mặt ngoài màu đỏ nâu hay nâu xám, có lớp áo hạt màu trắng ngà.

Tác dụng dược lý

Trên động vật thí nghiệm, tiêm nọc rắn hổ mang với liều thích hợp, thấy thảo quả và một số vị thuốc khác (như bổ cu vẽ, cà gai leo...) mà nhân dàn ta thường dùng có tác dụng chữa rắn độc cắn. Thuốc nâng cao tỷ lệ sống của động vật đã tiêm nọc rắn hoặc kéo dài thòi gian cầm cự của động vật so với lô đối chứng (Lê Khánh Trai). Thành phần cineol có trong tinh dầu thảo quả dùng cho chuột cống trắng bằng đường phun xông có tác đụng gây cảm ứng hệ thống cytochrom P450 ở gan.

Tính vị, công năng

Thảo quả có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng táo thấp, khử hàn, trừ đờin, triệt ngược, tiêu thực, hóa tích, kiện tỳ, giải độc.

Công dụng

Trong thực phẩm, thảo quả được dùng làm gia vị, làm chất thơm cho bánh kẹo. Trong y học cổ truyền, thảo quả là thuốc chữa bụng đau, đầy trướng, nấc cụt, nôn oẹ, tiêu chảy, sốt rét lách to, dòm ẩm tích tụ, hôi miệng.

Liều dùng: 3-6 g/ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc có thảo quả

1. Chữa bụng đau, đẩy trướng, tỳ hư tiết tả: Thảo quả phối hợp sa nhân, thần khúc, mạch nha cam thảo, gừng, táo (lượng bằng nhau), sắc nưóc uống.

2. Chữa sốt rét cơn: Thảo quả 6 g, hạt cau 6 g, thưòng sơn (đồ vói giấm phơi khô, bỏ gân cuống) 6 g. sắc nưốc uống. Hoặc dùng bài thuốc "Thường sơn ẩm" trong đó có thường sơn, thảo quả, hạt cau, tri mẫu, bối mẫu, gừng táo Khi sốt ít, rét nhiều, dùng bài thuốc sau: thảo quả 10 g, kha tử 10 g, sinh khương 7 miếng, táo đen 2 quả nước 600 ml sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

3. Chữa hôi miệng: Thảo quả giã giập, ngậm nuốt nước.

4. Chữa tỳ vị nóng lạnh bất hòa, xích bạch ỷ, sôi, đại tiện ra máu: Thảo quả, địa du, chỉ xác, cam thảo (lượng bằng nhau), tán nhỏ, mỗi lần dùng 6 g, thêm gùng, sắc nước uống.

Tác dụng dược lý

Trên động vật thí nghiệm, tiêm nọc rắn hổ mang với liều thích hợp, thấy thảo quả và một số vị thuốc khác (như bổ cu vẽ, cà gai leo...) mà nhân dàn ta thường dùng có tác dụng chữa rắn độc cắn. Thuốc nâng cao tỷ lệ sống của động vật đã tiêm nọc rắn hoặc kéo dài thòi gian cầm cự của động vật so với lô đối chứng (Lê Khánh Trai). Thành phần cineol có trong tinh dầu thảo quả dùng cho chuột cống trắng bằng đường phun xông có tác dụng gây cảm ứng hệ thống cytochrom P450 ở gan.

Tính vị, công năng

Thảo quả có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng táo thấp, khử hàn, trừ đờin, triệt ngược, tiêu thực, hóa tích, kiện tỳ, giải độc.

Công dụng

Trong thực phẩm, thảo quả được dùng làm gia vị, làm chất thơm cho bánh kẹo. Trong y học cổ truyền, thảo quả là thuốc chữa bụng đau, đầy trướng, nấc cụt, nôn oẹ, tiêu chảy, sốt rét lách to, dòm ẩm tích tụ, hôi miệng. Liều dùng: 3-6 g/ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc có thảo quả

1. Chữa bụng đau, đẩy trướng, tỳ hư tiết tả: Thảo quả phối hợp sa nhân, thần khúc, mạch nha cam thảo, gừng, táo (lượng bằng nhau), sắc nưóc uống.

2. Chữa sốt rét cơn: Thảo quả 6 g, hạt cau 6 g, thưòng sơn (đồ vói giấm phơi khô, bỏ gân cuống) 6 g. sắc nưốc uống. Hoặc dùng bài thuốc "Thưòng sơn ẩm" trong đó có thường sơn, thảo quả, hạt cau, tri mẫu, bối mẫu, gừng táo Khi sốt ít, rét nhiều, dùng bài thuốc sau: thảo quả 10 g, kha tử 10 g, sinh khương 7 miếng, táo đen 2 quả nước 600 ml sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

3. Chữa hôi miệng: Thảo quả giã giập, ngậm nuốt nước.

4. Chữa tỳ vị nóng lạnh bất hòa, xích bạch ỉỵ, sôi, đại tiện ra máu: Thảo quả, địa du, chỉ xác, cam thảo (lượng bằng nhau), tán nhỏ, mỗi lần dùng 6 g, thêm gùng, sắc nước uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC