Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thàu Táu

09:05 15/05/2017

Thàu Táu có tên đồng nghĩa: Aporosa microcaìyx Hassk.

Tên khác: Mần tấu.

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô Tả

Cây nhỡ hay cây to, cao 5 - 12m. Cành có lông, sau nhẵn, màu xám nhạt. Lá mọc so le, hình mác, gốc và đầu thuôn, phiến dai, nhẩn, dài 6 - 1 lcm, rộng 3,5 - 6cm, mặt trên màu lục, mặt dưới rất nhạt và có lông ở các gân, sau nhẵn, mép uốn lượn khía răng, nhất là ở gần đầu lá, gân cong men theo mép lá, gân phụ thành mạng lưới; cuống lá dài 1 - 2cm, có lông; lá kèm sớm rụng.

Cụm hoa đực mọc ở kẽ lá gồm 3-9 bông dày, dài 2 - 3cm, xoắn vặn; lá bắc có lông, hoa tụ họp 6 - 9 ở một mấu, lá đài 3, nhị 2-3; cụm hoa cái ở kẽ lá thành chùy tròn gồm khoảng 15 hoa, có vảy ở gốc, lá bắc có lông, lá đài 4, nhọn, bầu thuôn về phía đầu, có lông, 2 ô. Quả hình trứng, thuôn ở hai đầu, dài 1 - 2cm, rộng 0,6 - 0,7cm, hơi có lông; hạt 1-2, hình trứng, hơi dẹt, màu xám. Mùa quả: tháng 7-8.

Phân bố, sinh thái

Chi Aporosa Blume gồm các loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam có 10 loài. Thàu táu phân bố rộng rãi ở khắp các nước Đông Nam Á, như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào. Cây cũng có ở Ấn Độ và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, thàu táu phân bố ở tất cả các tỉnh vùng trung du, núi thấp và vùng núi có độ cao khoảng 1000m (ở các tỉnh phía nam). Cây đặc biệt ưa sáng, chịu được nóng và khô hạn, thường mọc rải rác hoặc có khi gần như ưu thế trong các quần hệ cây bụi trên đất sau nương rẫy, ở đồi và rừng thứ sinh.

Thàu táu phân cành nhiều, lá dày, vỏ thân thường nứt nẻ, cộng với bộ rễ rất phát triển, đã giúp cho cây thích nghi cao với điều kiện khô hạn, ở các vùng đồi khô cằn của vùng trung du. Thàu táu ra chồi và lá non trong mùa mưa ẩm; hoa quả nhiều hàng năm, hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Cây gieo giống tự nhiên bằng hạt, tái sinh khoẻ sau khi bị chặt. Thàu táu được coi là cây tiên phong trong quá trình diễn thế thứ sinh,từ quần xã cây bụi trên đất trống trở thành rừng cây gỗ trong tương lai.

Bộ phận dùng

Toàn cây trừ rễ.

Tác dụng dược lý

Trong một nghiên cứu sàng lọc về dược lý ở Ấn Độ, toàn cây thàu táu bỏ rễ đươc chiết bằng cồn 50% rồi cô dưới áp lực giảm cho đến dạng cao khô.

1. Cao khô thàu táu với liều 25 mg/kg có tác dụng hạ huyết áp ở chó gây mê bằng pentobarbiton natri (30 mg/kg, tiêm tĩnh mạch).

2. Thử trên chuột nhắt trắng, dùng tiêm phúc mạc cao khô thàu táu có liều chết trung bình LDJ0 = 500mg/kg.

Công dụng

Vỏ cây thàu táu, bỏ vỏ đen bên ngoài, sắc đặc hoặc ngâm rượu, ngậm 10-15 phút rồi nhổ đi dể chữa viêm và sưng lợi, sâu răng. Ngày 3-4 lần. Lá tươi giã nát đắp để cầm máu vết thương hoặc chữa ung nhọt, viêm tấy, áp xe. Rễ cây 10 - 16g sắc uống chữa bệnh hậu sản, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC