Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thiên Đầu Thống

10:05 15/05/2017

Thiên Đầu Thống có tên khác :Cây ong bầu, trường xuyên hoa.

Tên nước ngoài :Clammy cherry, indian cheưy, sebestan (Anh).

Họ :Vòi voi (Boưaginaceae).

Mô Tả

Cây nhỡ hoặc cây to, cao 8 - 10m. Thân cành hình trụ, lúc đầu có lông hung sau nhẵn, màu trắng nhạt, vỏ xỏ rãnh. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 3,5 - 10cm, rộng 5 - 8cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép uốn lượn, khía răng thưa, gân gốc 3, lá non có lông mềm màu hung, lá già có lông ở mặt dưới; lá đôi khi có những mụn nhỏ do một loài sâu bọ ký sinh; cuống lá dài 1 - 2 cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim dài 4cm, hoa nhỏ màu trắng; đài nhẵn, 5-6 răng không đều; tràng có ống dài bằng đài, 5-6 cánh; nhị dính ở gốc cánh hoa, chỉ nhị có lông ở gốc; bầu hình trứng. Quả hạch, hình trứng, nhẵn, khi chín màu vàng hồng, chứa lớp cơm ăn được. Mùa hoa quả: tháng 4-9.

Phân bố, sinh thái

Chi Cordìa L. có khoảng hơn 250 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới ở trên thế giới, nhất là châu Á; một số loài còn thấy cả ở vùng phía đông Địa Trung Hải, riêng Malaysia có đến 6 loài được coi là những cây bản địa (N. o. Aguilar, 2001). Ở Việt Nam, ước tính có 6 - 9 loài (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Thiên đầu thống phân bố khá phổ biến từ Bắc Ân Đô dến Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Australia và New Calidonia. Ở Việt Nam, cây cũng thấy rải rác khắp các tỉnh miền núi, trung du và đôi khi ở đồng bằng. Thiên đầu thống ưa sáng, thường mọc ở rùng thứ sinh hoặc ở vùng đồi, thậm chí liền kề với rừng ngập mặn ven biển. Tại một vài nơi ở các nước Đông Nam Á khác, thiên đầu thống được trồng ở độ cao I500m, sinh trưởng phát triển tốt hơn ở vùng thấp. Cây có biên độ sinh thái tương đối rộng, có khả năng chịu được nắng nóng về mùa hè (ở các tỉnh phía nam) và nhiệt độ thấp về mùa đông (ở Trung Quốc). Lượng mưa ở những vùng có thiên đầu thống mọc tự nhiên là 500 - 3000 mm/năm. Cây có thể sinh trưởng được trên nhiều loại đất, song thích nghi nhất là loại đất thịt nhẹ, pha cát. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Một kilôgam hạt gồm từ 4200 đến 6700 hạt. Cây trồng được bằng hạt hoặc giâm cành.

Bộ phận dùng

Lá, vỏ thân, quả và hạt.

Công dụng

Lá thiên dầu thống được dùng chữa bệnh thiên đầu thống. Ngày 6 - 16g lá khô dưới dạng thuốc sắc uống. Đồng thời, dùng lá tươi giã nát đắp lên bên thái dương. Quả và vỏ cây là thuốc nhuận tràng và bổ, trị kém ăn và sốt. Dùng ngoài, lá giã nát đắp chữa viêm tấy. Ở Indonesia, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia, hầu hết các bộ phận của cây thiên đầu thống được dùng làm thuốc. Nước sắc vỏ thân uống trị khó tiêu, lỵ, tiêu chảy, sốt, nhức đầu, đau dạ dày, làm thuốc bổ, và dùng cho phụ nữ sau khi đẻ. vỏ thân dấp nước dùng ngoài có tác dụng làm mưng mủ khi đắp lên nhọt, chỗ sưng tấy và khối u, và dưới dạng thuốc súc miệng hoặc thuốc bột bôi trị loét miệng. Xát vỏ thân vào răng làm chắc răng. Ở Mianma, vỏ thân trị viêm xổ, và quả làm mát. Dịch ép lá có tác dụng làm mát và đắp trị nhức nửa đầu và sưng tấy. Hạt tán bột hoặc quả tươi trị ban da và bệnh lậu. Quả chứa chất nhầy có tác dụng trị ho và các bệnh ở ngực, tử cung và niệu dạo. Dùng liều lớn làm thuốc nhuận tràng và trị bệnh về mật. Ở Ân Độ, quả được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm săn, làm dịu, long đờm, trị giun và có trong thành phần một bài thuốc trị hen. Hạt dùng ngoài trị nấm da. Nước sắc vỏ cây uống trị khó tiêu, cảm, sốt, viêm xổ, và ho. Ở Nepai, nhân dân giã vỏ các cây trộn lẫn thiên dầu thống, ổi và Callỉcarpa arborea, lấy dịch ốp và uống mỗi lần hai thìa cà phê, ngày 3 lần để trị khó tiêu.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC