Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thiên Môn

10:05 13/05/2017

Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.

Tên đồng nghĩa: Asparagus lucidus Lindl.

Tên khác: Thiên môn đông, tóc tiên leo, dây tóc tiên, mè nằm, mằn săm (Tày), co sin sương (Thái), sùa sú tùng (H'Mông), dù mào siam (Dao).

Tên nước ngoài: Cochinchinense asparagus, shiny asparagus (Anh).

Họ: Thiên môn (Asparagaceae).

Mô tả

Cây bụi leo, sống lâu năm, dài 1 - 1,5 m, có khi hơn. Rễ củ mầm, hình thoi, có cuống dài, mọc thành chùm. Cành rất nhiều, hình trụ, mọc xoắn suýt vào nhau thành bụi dày, nhẵn và có gai cong, những cành nhỏ biến đổi thành lá gọi là diệp chi hình lưỡi liềm, có mặt cắt 3 góc, dài 2-3 cm, đầu nhọn. Lá tiêu giảm thành những vảy nhỏ.

Cụm hoa mọc ở kẽ các diệp chi gồm 1-2 hoa màu trắng; hoa đực có bao hoa gồm 6 mảnh, 6 nhị và nhụy lép; hoa cái có bao hoa như hoa đực, nhị ngắn hơn, bao phấn tiêu giảm, bầu thuôn có vài ngăn.

Quả mọng, hình cầu, đường kính 5-6 mm, màu lục nhạt sau chuyển vàng ngà rồi màu trắng; hạt màu đen.

Mùa hoa: tháng 3 - 5; mùa quả: tháng 6-9.

Cây có công dụng tương tự:

Thiên môn ráng (Asparagus fìlicinus Ham. ex D. Don) cùng họ. Khác với thiên môn ở chỗ thân cành không gai. Lá nhỏ và mảnh hơn, quả khi chín màu tím đen.

Phân bố, sinh thái

Nguồn gốc của thiên môn có thể ở vùng Đông Á, bao gổm Trung Quốc và Nhật Bản. Cây mọc tự nhiên và cũng được trồng ở Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Lào... Ở Việt Nam, thiên môn mọc hoang nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung và các đảo lớn như Phú Quốc, Côn Đảo. Ở các tỉnh phía bắc, cây được trồng chủ yếu để làm thuốc, đôi khi cũng gặp trong trạng thái tự nhiên ở một số nơi như đảo Cát Bà, vùng núi đá tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng (Thủy Nguyên) và Thanh Hóa (Hà Trung).

Thiên môn là cây ưa sáng, có thể hơi chịu bóng, nhất là thời kỳ cây còn nhỏ. Cây có hiện tượng nửa tàn lụi về mùa đông hoặc mùa khô (ở các tỉnh phía nam). Ở miền Bắc, vào giữa mùa xuân thường thấy các chồi măng mọc lên từ gốc. Loại chồi này sinh trưởng nhanh trong mùa hè - thu, tạo thành thân leo cuốn trùm lên các giá thể. Thiên môn có thể sống được trên nhiều loại đất, kể rà loại đất cát tương đối khô ở vùng ven biển. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; tái sinh tự nhiên từ hạt và chổi gốc sau khi đã thu hoạch rễ cũ.

Dược liệu thiên môn sử dụng ở miền Bắc chủ yếu do trồng trọt. Trong khi đó, ở một số tỉnh ven biển miền Trung, như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận... có khá nhiều thiên môn mọc hoang dại. Do không bị khai thác thường xuyên, nên ở dây bộ rễ của cây có thể gồm hàng trăm rễ củ và dài đến 50 cm.

Cách trồng

Thiên môn được trồng ở khắp nơi để làm thuốc, làm cảnh và làm hàng rào.

Cây được nhân giống bằng tách mầm. Khi thu hoạch, ở gốc cây có nhiều mầm. Các mầm này được tách thành những khóm nhỏ, mỗi khóm 3-4 mầm. Thời vụ trồng vào tháng 2-3.

Đất nào cũng trồng dược thiên môn, lốt nhất là đất cát pha, nhiều mùn, dãi nắng, thoát nước. Cây không chịu được úng ngập. Nếu trồng tập trung, cần cày sâu, bừa kỹ, để ải, lên luống cao 30 - 40 cm, rộng 70 - 80cm, sau đó bổ hốc chéo nanh sâu với khoảng cách 40 X 50 cm. Mồi hốc cần bón lót 2 - 3 kg phân chuồng mục. Trộn đều phân với đất, đặt mầm, lấy đất lèn gốc rồi tưới giữ ẩm.

Khi cây mọc, cần cắm cọc cho cây dựa. Một năm, có thể làm cỏ, xới xáo, vun gốc 3 - 4 lẩn, kết hợp với bón thúc bằng nước phân chuồng, nước giải ngâm kỹ, pha loãng, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 (là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh). Chú ý thoát nước sau mưa lớn.

Cây không có sâu bệnh hại đáng kể. Củ thu hoạch vào cuối đông hoặc đầu xuân, từ năm thứ hai trở đi.

Bộ phận dùng

Rễ củ, thu hái vào mùa khô ở những cây 2 nàm tuổi, loại bỏ rễ con, tẩm nước cho mềm, rồi đổ qua. Lúc rễ còn nóng, bóc lấy vỏ hoặc rút bỏ lõi thái mỏng, phơi hay sấv khô.

Thành phần hóa học

Thiên môn chứa hoat chất chính là saponin steroid sau khi thủv phân với acid sulfuric hoặc acid hytlrocloric thu dược các genin chính như sau:

- Sarsasapogenin có điểm nóng chảy 198 - 200°c [a]p° - 75,2 (trong cloroform), phổ tử ngoại có 2 đỉnh hấp thụ ở 272 và 312 nin. Dẫn xuất acetyl có điểm chảy 142 - 143°c, [CX]D° - 68° (trong clorofonn). Quang phổ hồng ngoại có vạch hấp thụ ở 1740 cm'1 đặc trưng cho nhóm COCII3 và 3500 cm 1 dặc trưn" cho nhóm OH ờ vị Irí c3. Đặc trưng cho nhóm sapogenin steroid là các vạch hấp thụ ở 986, 921, 900 và 860 cm'1, trong đó, vạch hấp thụ ở 921 cm'1 cao hơn nhiều so với vạch hấp thụ ở 900 cm'1. Phổ khối của sarsasapogenin có đỉnh cơ bản là 139 m/e các mảng ion phân rã với m/e 115, 273, 302, 287, 344, 347, 357 và trọng lượng phân tử là 416. - Yamogenin có điểm chảy 188 - 189°c. Dẫn xuất acetyl của vamogenin có điểm chảv 180 - 183°c, trọng lượng phân tử là 456.

- Penogenin: điểm chảv 227 - 230°c, Ị(Xp0 - 106 (trong cloroform) vạch hấp thụ ở bước sóng 900 cm'1 cao hơn vạch hấp thụ 920 cm 1 trong phổ hồng ngoại cho thấv penogenin là sapogenin steroid thuộc nhóm iso, phổ khối cho trọng lượng phân lử là 430.

- Neohecogeiũn: điểm chảy 245°c, 246ọc, [a]p° - 5°, phổ hồng ngoại cho pic đặc trưng ở bước sóng 1740 cm 1 của nhóm co, và một lượng nhỏ diosgenin.

Các hợp chất saponin sau khi thủy phân còn cho các đường glucose, rhamnose và xylose. Thành phần chính của saponin là oligoturosianosid, meihylodiosciii pscudoprolodioscin và oligofurostanosid. Ngoài ra, rễ củ thiên môn còn chứa phvtosterol mà thành phần chính là p - sitosterol và stigmasterol.

Theo các tài liệu khác, rễ củ thiên môn chứa polvsacharid, các acid amin tự do mà thành phân chính là asparagin.

Gần đây, các tác giả Trung Quốc đã phân lập được hai saponin thuộc nhóm furostan là 3 - 0 - [ơ. - L - mono - pyranosyl - (1 -> 4) - p - D - glucopyranosyl] - 26 - o - D - glucopyranosyl) -» (25 R) - íurosta - 5,20 dien - 3 p, dio.

Thân và lá thiên môn chứa flavonoid mà thành phần chính là rutin và một glycosid khác có aglycon là kaemplerol.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng khuẩn: Thí nghiệm trên ống kính, nước sắc thiên môn có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn như Bacillus anthracis, Streptococcus hemolyticus A và B, B. diphtheriae, Diplococcits pneumoniae, Staphylococcus aureus, Staphylococcus cit re us và B. subtil is.

2. Ảnh hưởng đối với tế bào ung thư: Thí nghiệm ngoài cơ thể, thiên môn có tác dụng ức chế men dihvdrogenase của tế bào bệnh bạch cầu lympho cấp tính, tế bào bệnh bạch cầu hạt mạn tính và tế bào bệnh bạch cầu đơn nhân. Thuốc còn có tác đdụng ức chế sự hô hấp của tế bào bệnh bạch cầu lympho cấp tính. Dịch chiết nước thiên môn có tác dụng kích phát sự hoạt động của interferon.

3. Tác dụng diệt ấu trùng ruồi và muỗi: Rễ thiên môn băm nhỏ ngâm vào nước chế thành dung dịch 0,5 - 1% có tác dụng diệt bọ gậy sau 72 - 96 giờ tiếp xúc, còn với nồng độ 2 - 5%, có tác dụng diệt giòi bọ đạt tỷ lệ 70 - 100% sau 3-4 ngày dùng thuốc.

4. Các tác dụng khác: Hoạt chất asparagin trong thiên môn có tác dụng lợi tiểu. Theo tài liệu nước ngoài (Perry, M. Lily) thiên môn còn có tác dụng lợi đờm, giảm ho, hạ nhiệt, lợi tiểu và bổ.

Tính vị, công năng

Thiên môn có vị ngọt, đắng, tính đại hàn, vào các kinh phế, thận, có tác dụng tư âm, nhuận táo, thanh phế, hóa đờm, sinh tân.

Công dụng

Theo y học cổ truyền, thiên môn dược dùng chữa phế ung, hư lao, ho, thổ huyết, nhiệt bệnh, tiêu khát (đái đường), tân dịch hao tổn, táo bón. Nhân dân thường dùng thiên môn làm thuốc bổ chữa ho, sốt.

Liều dùng: 6 - 12 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc hoặc cao, hoàn tán.

Ở Trung Quốc, một số tác giả đã dùng thiên môn phối hợp với các vị thuốc khác chữa ho gà cho trẻ em đạt kết quả khả quan. Có tác giả đã điều trị cho 61 bệnh nhi ho gà, kết quả đạt 75,4%, còn một số tác giả khác lại dùng thiên môn điều trị 77 bệnh nhi, đạt kết quả 88,6% trong đó, tỷ lệ bệnh khỏi hẳn đạt 38%. Ở đa số bệnh nhân sau khi dùng thuốc 1 - 4 ngày, các triệu chứng ho gà giảm rõ rệt. Ngoài ra, do thiên môn mềm, dẻo và nỏ to sau khi hút nước, nên một số thầy thuốc clã dùng để nong cổ tử cung bằng cách chọn các đoạn rề củ dài 5 - 7 cm, đường kính 3-6 mm, bề ngoài trơn tru, đem ngâm trong cồn 95°, rồi đặt vào cổ tử cung. Dược liệu làm cổ tử cung mềm mở rộng, và giảm đau.

Bài thuôc có thiên môn

1. Chữa ho gà:

Thiên môn, mạch môn mỗi vị 12 g; bách bộ 10 g; qua lâu nhân 5 g; quất hồng 5 g; sắc nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

2. Chữa ho có đờm, thổ huyết:

Thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử (lượng bằng nhau) nấu thành cao, luyện với mật làm thành viên uống. Ngày 4 - 5 g.

3. Chữa phế hư, ho, sốt nhẹ, mệt mỏi:

Thiên môn, mạch môn mỗi vị 4,5 g; nhân sâm 3 g- ngũ vị tử 1,5 g; sa sám 12 g; ngọc trúc, hạnh nhân, sơn dược mỗi vị 9 g; nữ trinh tử, phục linh, bối mẫu, thiên thảo căn, mỗi vị 6 g. Nghiền thành bột, uống với nước sắc ngó sen

. 4. Cao tam tài (thuốc bổ toàn thân):

Thiên môn 10 g, nhân sâm 4 g, thục địa 10 g. Nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

5. Chữa táo bón sau khi bị nhiệt bệnh, phân khô cứng đại tiện khó khăn:

Thiên môn 10 g; sinh địa 12 g; đương quy, huyền sâm, hạt gai đay mỗi thứ 10 g. sắc nước uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC