Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thiến Thảo

11:05 13/05/2017

Rubia cordifolia L.

Tên đồng nghĩa: Rubia akene Nak.

Tên khác: Tây thảo, mao sáng, hùng si sẻng (Tày), dù mi nhùa (H' Mông), kim tuyến thảo.

Tên nước ngoài: Indian madder, dyer's madder (Anh).

Họ: Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Cây thảo, mọc leo, sống lâu năm. Cành mọc uốn éo, có 4 cạnh, phình lên ở các mấu, phủ nhiều gai rất nhỏ, quặp xuống. Lá mọc vòng 4, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 1,5 - 2,5 cm, rộng 0,6 - 1,5 cm, gốc tròn, đẩu thuôn nhọn, mặt trên nháp màu lục, mặt dưới rất nhạt có lông, mép có gai rất nhỏ, gân lá hình cung; cuống lá dài 1-3 cm; lá kèm rất phát triển.

Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá gần ngọn, dài 3 - 20 cm; hoa nhỏ màu vàng nhạt; đài cụt, có ống ngắn; tràng 5 cánh thuôn, có lông ở mặt trong, có ống ngắn; nhị 5, thò ra ngoài tràng, chỉ nhị dài bằng bao phấn; bầu 2 ô.

Quả nạc, hình cầu, khi chín màu đen lam.

Mùa hoa quả: tháng 9-11.

Phân bố, sinh thái

Rubia L. là một chi tương đối lớn gồm nhiều đại diện là dạng dây leo, có rễ mập, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới. Ở Ân Độ có 15 loài; ở Việt Nam chỉ có duy nhất một loài là cây thiến thảo.

Thiến thảo phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi và có thể cả Australia. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và ít gặp ở các tỉnh phía nam.

Thiến thảo là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng núi đá vôi, bờ nương rẫy; độ cao từ 500 đến 1500 m. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; sau một năm có thể có chiều đài tới 2 m, leo trùm lên những cây bụi khác. Thiến thảo ra hoa quả hàng năm; tái sinh tự nhién chủ yếu từ hạt. Cây chịu được sự chặt phá thường xuyên, phần gốc và rễ củ dưới mặt đất có khả năng tái sinh khoẻ.

Bộ phận dùng

Rẽ, thu hái vào mùa thu - đông, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Còn dùng thân và lá.

Thành phần hóa học

* Rể thiến thảo chứa các anthraquinon và anthraquinon glucosid như:

1,3 dihydroxy - 2 methoxy - methyl aiithraqiúnon; 1 methoxv - 2 - methoxymethyl - 3 hydroxy anthraquinon; 4 hydroxy - 2 - carboxy anthraquinon; 1 - 4 - dihydroxv - 2 - hydroxymethyl anthraquinon; 1 hydroxy - 2 hydroxymethyl anthraquinon (Vidal - Tessier A. M; Delaveau p, CA - 108, 1988, 109550 d).

Wang. SK; Hua. H. M tìm thấy trong rễ các chất 2 - methyl -1-3-6 trihydroxy; 1 hydroxy; và 1, 2, 4 trihydroxy; 9-10 anthraquinon. Ngoài ra còn 2 methyl - 1 - 3 - 6 - trihydroxy - 9 - 10 anthraquinon - 3 - o - p - D - glucosid; 1 - 3 dihyđroxy - 2 hydroxymethyl - 9 - 10 - anthraquinon - 3 - o - p - D xylonvl (1 -> 6) p - D - glucosid; và 2 methyl - 1 - 3 - 6 trihydroxy - 9 - 10 - anthraquinon - 3- 0- Ị3-D- xylosyl -(1 —>2)-P-0-D-(6'-0- acetyl) - glucosid. (CA. 118, 1993 - 165181 c).

* Koyama Junko, Ogura, Tamaki đã tách từ dịch chiết methanol của cây 2 naphth quinon I và II (CA, 118, 1993, 35854 p).

* Itokawa Hidegi; Ibraheim, Zeidanz đã tách từ rễ thiến thảo 4 chất naphtohydroquinon và hai chất naphtohyđroquinondimer, 1 chất và một số chất hydroquinon khác và cho rằng chúng có tác dụng ức chế u và tác dụng độc với tế bào (cytotoxic) (CA. 120 - 1994 - 265794 q).

* Chung Mei. Inf; You Sheng, Iye đã chiết trong cây thiến thảo mọc ở Đài Loan mollugin, một waphthohydroquinon và 2 methyl -1-3-6 trihydroxyl - 9 - 10 anthraquinon, xanthopurpuriu - 3 - o - p - D - glucosid và xanthopurpurin là những thành phần trong rễ thiến thảo có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu (CA. 120 - 1994 - 289698 n).

* Qiao Y. F. Wang. SK đã phân tích một số thành phần có tính kháng khuẩn trong rễ thiến thảo và xác định được 9 chất là alizarin - 1 - hvdroxy - 2 methyl - 9-10 anthraquinon; 1 - 3 - 6 - trihydroxy - 2 methyl - 9-10 anthraquinon; 1-3-6 trihydroxv - 2 methyl - 9 -10 anthraquinon - 3- 0-(6'- O- acetvl) - a - L rhamnosyl (1 -» 2) p - D - glucosid (III); 1 _ 3 _ 5 trihydroxv. 2 methyl - 9 - 10’- anthraquinon - 3 - o - a - L. Rhamnoyl (1 -» 2) - p - D - glucosid; 1-3-6 trihyđroxy - 2 inethyl - 9 - 10 - anthraquinon - 3 - o - (6' - o - acetyl) p - D - glucosid (IV); 2 carbomethoxy - 3 - prenvl - 1 - 4 - naphthohvdroquinon - di - p - D - glucosid (V); Rubimalin; p sitosterol và daucosterol trong số các chất trên (III) (V) và rubimalin có hoạt tính kháng khuẩn.

Tripathi Y. B; Sharnia, Mukta đã chiết được chất rubiadin, một đihydroxv anthraquinon, từ dịch chiết cồn rễ thiến thảo và chứng minh chất nàv có tính chất chống oxy hóa cao hơn EDTA, tris, manitol, vitamin E và p. benzoquinon. (CA. 127, 1997, 288126 p). Chen, Bzhu; Chen Sibao đã phân tích bột thiến thảo thấy chứa 0,24 - 0,11% anthraquinon, 0,038 - 1,59% 2 methyl - 1 - 6 - dihydroxyanthraquinon p - o - (6’ - o - acetyl) - a - L. Rhamno pyranosyl (1 -» 2) - ị3 - D - glucosiđ; 0,010 - 0,058% 2 methyl -1-6 dihydroxv - anthraquinon - 3- O- a- L- Rhamnopyranosyl - (1 -> 2) - p - D - glucopyranosid và 0 - 0,12% acid ruberythric (CA. 118, 1993, 35959b).

* Các hợp chất loại arboran triterpenosid: Itokawa Hidejii Quias Ya Fang đã xác định cấu trúc 6 chất triterpenoid loại ạrboran là rubiarbonol A (VI) B (VII) c (VIII) D (IX) E (X) và F (XI). (CA, 113, 1990, 208332 a).

* Hợp chất Iridoid glucosid

Acid 6 methoxỵ geniposidic (XII) là 1 chất iridoid mới được tách và phân lập từ rễ (xem hình trang sau). Wang Suvian; Hua Iluiming cũng tách và xác định từ rễ chất acid 5 methoxv - geniposidic (CA. 113’ 1991, 25980 a).

* Các acid naphthoic:

Hua: H. M. Wang s. X đã tách và xác định 4 hợp chất naphthoic acid ester. Trong đó có chất rubilacton cấu trúc được xác định là 3' carbomethoxy - 4' hydroxy naphthol (1', 2 2, 3) pyran 6 on. Các chất khác là 3' - carbomethoxy - 4' hydroxy naphthol. (1' 2' - 2, 3) furan; dihydromollugin và 3' carbomethoxy - 2 - (3' hydroxy) isopdertyl -1 - 4 - naphtho hydroquinon 1 - o - p - D - glucosid (CA. 117, 1992, 4482 e).

* Các hợp chất cyclichexapeptid:

Gần đây, nhiều tác giả đã nghiên cứu và xác định cấu trúc hexapeptid vòng một số các hợp chất có tác dụng chống ung thư có trong thiến thảo.

(Takeya, Koichi; Yamamiya Tetsus, Phytochemistry 1993, 33 (3) 613, 15; CA. 119, 1993, 216748 y).

* Các acid hữu cơ:

Rubifolic, acetat oleanolic, rubicoumaric, acid ruberythric (Trung dược từ hải II, 1224).

Endo Mie: Satata Keiko khảo sát các chất màu trong các callus của thiến thảo thấy có 4 chất anthraquinon glycosid và 3 chất anthraquinon aglycon.

Sau khi thủy phân các anthraquinon glycosid đã xác định được alizarin, purpurin, purpuroxanthin và 2 methyl - 1 - 3 - 6 trihydro anthraquinon. Thành phần chính là purpurin và purpuroxanthin. Cả 2 glucosid này đều có phần đường là glucose và xylose (CA. 127, 1997, 31579 r).

Sato, Kyoto; Goda Yukihiro quan sát dịch chiết của rễ thiến thảo và dịch chiết các mô nuôi cấy của cây nhận thấy chất mulogin chỉ có trong dịch chiết từ rễ cây và hàm lượng các chất anthraquinon mujistin và pseudopurpurin trong dịch chiết các mô nuôi cây lớn hơn trong dịch chiết của rễ cây (CA. 118, 1993, 230204 đ).

Hạt thiến thảo chứa nhiều acid amin (CA. 126, 1997, 155108 k).

Và thân có những nguyên tố vi lượng như Al, Fe, Zn, Cr, Mg, Ca, Mn, Pb, Ni, Cu, Mo (Trung dược từ hải II. 1227).

Tác dụng dược lý

Rễ thiến thảo có hoạt tính kháng tụ cầu vàng. Cao cồn 50° phần trên mặt đất của cây thiến thảo có hoạt tính hạ đường máu ở chuột cống trắng và ức chế sự tăng trưởng của carcinom dạng biểu bì mũi họng người trong nuôi cấy mô; liều tối đa uống dược dung nạp là 1 g/kg thể trọng trên động vật. Điều trị với cao chiết bằng cồn từ thiến thảo trước khi gây tổn thương gan bằng paracetamol cho động vật thí nghiệm làm giảm hoạt độ các enzym GOT và GPT trong huvết thanh so với đối chứng. Như vậy thiến thảo có tác dụng bảo vệ gan chống tổn thương gan gây bởi paracetamol.

Bốn glycosid hexapeptidic có hai vòng được phân lập từ thiến thảo có hoạt tính chống ung thư mạnh đối với p - 388. Cao thiến thảo có trong thành phần của chế phẩm thuốc Septilin. Trong 1.210 bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn được điều trị với Septilin, có 610 ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, 105 ca chảy dịch tai mạn tính, 175 ca viêm họng mạn tính, 120 ca nhiễm khuẩn ngoài da, 15 ca eczema da và 185 ca vết thương bị khâu. Liều dùng là 2 viên, ngày 2 lần, trong 15-20 ngày; liều cho trẻ em bằng nửa liều người lớn. Septilin có hiệu quả trong phần lớn các trường hợp, không có tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng, dù diều trị dài hạn. Cho bệnh nhân bị bệnh mao mạch do đái tháo đường uống rễ thiến thảo với vỏ cây ban (Bauhinia varíe gata) và rửa vết loét với nước sắc thiên thảo cho kết quả tốt trên vết loét mới hình thành ở chân. Thiến thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn bệnh lậu Neisseria gonorrhea.

Tính vị, công năng

Rễ thiến thảo có vị đắng, tính lạnh, làm mát máu, cầm máu, lợi tiểu, điều hòa huyết mạch, làm tan máu ứ và giảm đau.

Công dụng

Rễ thiến thảo chữa thổ huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, vàng da, tê thấp, bị thương ứ máu. Ngày dùng 5 - 10 g dưới dạng thuốc bột, hoặc chế thành cao nước mềm với liều 1 - 2 g mỗi ngày.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, rễ thiến thảo được coi là có tác dụng trừ nhiệt ở máu, cầm máu, trừ huyết ứ, kích thích hành kinh, chữa thổ huyết, chảy máu, chảy máu bất thường tử cung, chảy máu do chấn thương, vô kinh với ứ trệ máu, đau khớp, sưng đau do chấn thương. Ngày 6 - 9 g. Một chế phẩm thuốc chữa rắn cắn của Trung Quốc gồm thiến thảo và 10 dược liệu khác được thử nghiệm trên chuột nhắt trắng trước khi cho liều chết nọc rắn mang bành đã có tác dụng bảo vệ làm tăng tỷ lệ chuột sống sót so với đối chứng.

Trong y học cổ truyền Ân Độ, rễ thiến thảo được coi là có tác dụng bổ, làm săn, trị lỵ, sát trùng, trị thấp khớp, và là một thành phần trong nhiều bài thuốc cổ truyền Ân Độ. Rễ được bào chế thành bột nhão đắp trị loét, viêm và bệnh ngoài da. Có nhận xét là sau khi cho bệnh nhân uống nước sắc rễ, nước tiểu và xương nhuốm màu đỏ. Nước sắc lá và thân được dùng làm thuốc trị giun. Cao thiến thảo có trong thành phần của chế phẩm thuốc Septilin, dùng diều trị viêm nhiẽm mũi - xoang. Thiến thảo có trong thành phần chế phẩm thuốc chống dộc hại gan Liverin của Ấn Đô cùng với 5 dược liệu khác. Trong thử nghiệm trên chuột cống trắng gây nhiễm độc gan bằng carbon tetraclorid so sánh với silymarin, Liverin có hoạt tính bằng hơn 70% so với silymarin, làm cho hoạt độ các men SGOT và SGPT bị tăng lên bởi carbon tetraclorid trở về mức bình thường. Rễ thiến thảo được dùng phối hợp với dược liệu khác trị vết loét chân ở bệnh nhân bi bệnh mao mạch do đái tháo đường.

Trong y học dân gian Rwanda, thiến thảo dược dùng trị bệnh lậu (cả cây trừ rễ) và trị tiêu chảy (rễ). Ở Triều Tiên, rễ thiến thảo chữa tê thấp, vàng da, kinh nguyệt không đều, chứng chảy máu. Ở Philippin, nước sắc rễ thiến thảo chữa bệnh đường tiết niệu.

Bài thuốc có thiến thảo

1. Chữa thổ huyết:

Rễ thiến thảo 20 g tán nhỏ, chia uống mỗi lần 5 g với nước lạnh. Hoặc thêm sinh địa, mạch môn, rễ cỏ tranh, đương quy, sắc rồi hòa thêm a giao vào đun loãng mà uống.

2. Chữa thổ huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu mũi, rong kinh:

Rễ thiến thảo, rễ đại kế, rễ tiểu kế, lá trắc bá (sao đen), lá sen, rễ cỏ tranh, quả dành dành (sao), mỗi vị 20 g. Sắc uống ngày một thang, trong 3-5 ngày. Có thể dùng dạng rượu ngâm.

3. Chữa ho ra máu:

Rễ thiến thảo, ngấy tía, rễ mạch môn, mỗi vị 20 g; hoa cứt lợn, rễ lưu ký nô, mỗi vị 10 g. sắc uống trong ngày.

4. Chữa trẻ em còi xương, còng lưng:

Rễ thiến thảo 8 g, vỏ chanh khô 1 g, hồi hương 0,1 g. Sắc rồi chế thêm mật ong, uống.

5. Chữa tóc bạc sớm:

Thiến thảo tươi 600g, sinh địa tươi 2 kg. sắc lấy nước, cô thành cao, mỗi ngàv uống một thìa canh với rượu. Kiêng ăn củ cải và các thức cay. Dùng thời gian dài, tóc sẽ đen lại.

6. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng:

Rễ thiến thảo 8 g, đảng sám 16 g; bạch truật, phục linh, mỗi vị 12 g; a giao 8 g, cam thảo 6 g, hoàng kỳ 2g. Sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC