Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thổ Mộc Hương

09:05 18/05/2017

Inula helenium L.

Tên khác: Hoàng hoa thái.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,50 - l,50m. Thân rễ to. Thân mọc đứng có lông mềm, phân nhánh ở gần ngọn. Lá mọc so le, không cuống, mép khía răng nhỏ không đều; lá ở gốc to, hình bầu dục hoặc hình trứng rộng, dài đến 30 - 40 cm, gốc có tai ôm thân, mặt trên có ít lông, mặt dưới có lông màu xám nhạt; lá ở giữa và gần ngọn thân nhỏ hơn, dài 10 - 20 cm.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành đầu; lá bắc xếp thành 4- 6 hàng, lá bắc ngoài rộng, lá bắc trong nhỏ hẹp; hoa màu vàng, hoa ở ngoài thường là hoa cái hình lưỡi hoặc tất cả đều là hoa lưỡng tính; tràng hoa cái có 2 - 4 răng; tràng hoa lưỡng tính có 5 thùy, nhị 5, bầu có lông.

Quả bế hình trụ, có vân dọc màu nâu.

Phân bố, sinh thái

Hiện nay, chưa có con số chính xác về số loài của chi Inula L. trên toàn thế giới. Thường từ 40 đến 90 loài, trong đó ở vùng Trung Á và Nam Âu được coi là nơi tập trung nhiều loài nhất: 18-25 loài (VVongsatit Chuakul et al, 2001). Ở Việt Nam, có 3 - 4 loài (Nguyễn Tiến Bân 1997).

Thổ mộc hương phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm thuộc Trung Á và Nam Âu. Cây cũng thấy mọc tự nhiên ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Thổ mộc hương còn được trồng ở một số địa phương thuộc Trung Quốc, Moldavia và Ucraina. Ở Việt Nam, trước năm 1973, Viện Dược liệu đã nhập hạt giống của Trung Quốc về trồng ở Trại thuốc Sa Pa. Vài năm gần đây, trong quá trình điều tra dược liệu ở tỉnh Lào Cai và Hà Giang, các nhà khoa học của Viện Dược liệu đã phát hiện thấy thổ mộc hương mọc hoàn toàn tự nhiên ở các điểm sau:

- Tỉnh Hà Giang: vùng núi Ông Páo và Hố Than - xã Thái An núi Bát Đại Sơn - xã Bát Đại thuộc huyện Quản Bạ, ở độ cao khoảng 1400 - 1500m.

- Tỉnh Lào Cai: vùng chân núi Đá Đen - xã Bản Khoang, chân núi Ngũ Chỉ Sơn, xã Tả Giàng Phình thuộc huyện Sa Pa (những điểm này cách xa Trại thuốc Sa Pa) và ở núi Là Thẩn, xã Dền Sáng thuộc huyện Bát Xát; ở độ cao 1600- 1800m.

Thổ mộc hương là cây ưa sáng, thường mọc đơn độc hay tập trung vài cá thể lẫn trong các loài cỏ hay cây bụi thấp ở bờ nương rẫy hay ven rừng núi đá nơi tiếp xúc với nương rẫy. Đất ở nơi có thổ mộc hương mọc thường có màu nâu đen tơi xốp và giàu chất mùn. Thổ mộc hương sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có khí hậu ẩm mất về mùa hè, lạnh về mùa đông. Ở các điểm có thổ mộc hương ở Việt Nam có nhiệt độ trung bình năm từ 14 đến 17°C; nhiệt độ tối cao tuyệt đối về mùa hè là 32°c và tối thấp tuyệt đối về mùa dông là 0°c, độ ẩm không khí trung bình trên 85%; lượng mưa 2400 - 2800 mm/năm.

Hàng năm, vào khoảng giữa mùa xuân có thể thấy cây con mọc từ hạt, ỏ gốc của nhũng cây bị lụi vào mùa đông năm trước. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè, chỉ sau 3 tháng đã đạt tới độ cao từ 1 đến 2,2m; ít phân cành hoặc có cành ở gần ngọn. Cây có hoa vào giữa hay cuối mùa thu, hoa ở cành xuất hiện trước hoa ở ngọn, thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Hạt có túm lông ngắn, đẻ phát tán.

Cây trồng được bằng hạt hoặc bằng rễ. Hạt dược bảo quản tốt sau một năm vẫn giữ được tỷ lệ nảy mầm cao từ 93 đến 97%. Nhưng sau 4 năm hạt sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 50% (Wongsatit Chuakul et al, 2001).

Bộ phận dùng

Rễ, thu vào tháng 10, phơi hay sấy khô của cây thổ mộc hương từ 2 năm tuổi trở lên.

Thành phần hóa học

Thổ mộc hương chứa tinh dầu với hàm lượng 1 - 3%. Thành phần chính của tinh dầu gồm alantolacton, isoalantolacton, đihydroalantolacton, acid alantolic, alantol, proazulen. Rẻ chứa 44% inulin [(C6H10O5)ii], pseudoinulin và inulenin. Rễ tươi có ít alantol ở dạng chất dầu lỏng có mùi hồ tiêu. Ngoài ra, còn có damarodienyl acetat, phytomelan, friedelin và p - sitosterol.

Tác dụng dược lý

1 .Tác dụng trên tiêu hóa: Dịch chiết thổ mộc hương có tác dụng kích thích mạnh sự tiết các dịch tiêu hóa, đặc biệt là kích thích sự tiết mật, giúp cho ăn ngon miệng. Hoạt chất có tác dụng kích thích tiết mật là alantolacton và các dần chất.

2. Tác dụng kháng khuẩn: Alantolacton và isoalantolacton có tác dụng ức chế in vitro các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Shigella dysenteriae và Mycobacterium tuberculosis. Dùng phương pháp khuyếch tán trên môi trường thạch, các khoanh giấy được tẩm vào dung dịch thuốc với dung môi là dimethylsulfoxid (DMSO) cũng thu được kết quả tương tự, nhưng không thấy thuốc có tác dụng trên các vi khuẩn Proteus tnirabilis, Escherichia coli, Salmonella typhimurium. Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae và Enterococcus faecalis.

Đã xác định nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis của một số sesquiterpen lacton của thổ mộc hương. MIC (ug/ml) của alantolacton là 32, của isoalantolacton cũng là 32, còn của 11 aH, 13 - dihyđroisoalantolacton > 128, tức là có tác dụng yếu hơn.

3. Tác dụng kháng nấm: Alantolacton và isoalantolacton với nồng độ 10 ug/ml có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển của các nấm Microsporum cookei, Trichophyton mentagrophytes và Trichothecium roseum.

4. Tác dụng trên động vật đơn bào: Thổ mộc hương, cụ thể là các sesquiterpen lacton, nhất là isoalantolacton có tác dụng diệt amip Entamoeba histolytica và trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis.

5. Tác dụng trên giun sán: Các sesquiterpen lacton có tác dụng như santonin đối với ký sinh trùng đường ruột. Alantolacton có tác dụng mạnh hơn santonin, còn isoalantolacton và dihydroalantolacton có tác dụng dược lý và độc tính giống như santonin. Nhưng các sesquiterpeu lacton này thường có lẫn tạp chất khi chiết nên thường gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là nôn mửa.

Đã nghiên cứu tác dụng của thổ mộc hương trên giun xoắn Trichinella spiralis giai đoạn ở ruột. Giun xoắn sống ở ruột non (giai đoạn ở ruột). Giun cái đẻ ra ấu trùng, ấu trùng theo đường bạch huyết rồi tới tim phải, sau đó đi khắp cơ thể và thường dừng lại ở cơ vân thành bào nang. Cho chuột lang nhiễm giun xoắn. Ở lô cho uống helenin 100 mg/kg, liền 30 ngày, số ấu trùng ít hơn lô đối chứng 7,5%; lô dùng 300 mg/kg, liền 10 ngày, số ấu trùng (trong phân) giảm 62,5%; với liều 2500 mg/kg gây độc cho chuột, ấu trùng cũng chỉ giảm 11%. Cơ chế tác dụng là do thuốc tác động trên cơ của giun và làm tăng nhu động ruột của vật chủ.

chiết bằng cách sắc rễ củ thổ mộc hương có tác dụng diệt sán lá gan ở thỏ đã được gây nhiễm loại sán lá gan Clonorchỉs chinensis. Thuốc gây giãn phồng nội tạng của sán và làm sán thoái hóa, teo và hoại tử.

Cũng đã nghiên cứu tác dụng của alantolacton trên sán Hymenolepis nana sống ỏ ruột non. Trong thí nghiệm in vitro, thuốc có tác dụng diệt sán rất mạnh. Tuy nhiên, gây nhiễm sán này ở ruột non của chuột nhắt trắng rồi cho uống alantolacton, thì tác dụng rất kém. Đó là do thuốc hấp thu nhiều và nhanh ở dạ dày trước khi xuống đến ruột non là nơi cư trú của sán.

5. Tác dụng trên côn trùng: Các dẫn chất sesquiterpen Iacton có tác dụng chống sâu bệnh hại cây trồng và rất độc với muỗi Aedes atropalpus.

6. Tác dụng kìm tế bào và tác dụng chống viêm: Cao khô thổ mộc hương chiết bằng cồn 40% vói liều 50 - 200 ug/ml ức chế hoàn toàn sự phát triển của nguyên bào lympho khi nuôi cấy in vitro. Cao chiết từ rễ, thân, lá và hạt thổ mộc hương có tác dụng chống viêm cấp (ức chế sự rỉ dịch viêm) và mạn tính (ức chế quá trình tăng sinh tế bào). Trên mô hình gây rỉ dịch viêm (phù chân chuột) do caragenin, cao chiết cồn có tác dụng mạnh hơn cao chiết nước.

7. Tác dụng trên glucose huyết: Thí nghiệm trên thỏ, cho uống hoặc tiêm dưới da alantolacton với liều lớn sẽ làm glucose huyết tăng cao, còn với liều trung bình, alantolacton làm giảm glucose huyết và ức chế được sự tăng glucose huyết sau khi ăn.

8. Tác dụng cầm máu: Tiêm dưới da alantolacton liều 3 mg/kg cho chó hoặc thỏ, làm tăng khả năng kết tụ và dính bám tiểu cầu, cũng như rút ngắn thời gian Howell là thời gian đông của huyết tương đã được chống đông bằng natri oxalat, sau đó cho calci vào lại. Thời gian Howell được tính từ khi thêm calci vào cho dến lúc huyết tương đông lại.

9. Độc tính của thổ mộc hương: Các sesquiterpen lacton, ở liều lớn, có tác dụng ức chế hô hấp mạnh, liều quá cao sẽ gây chết trong thí nghiệm trên chuột nhắt trắng. Trong số các sesquiterpen lacton, alantolacton thường có hoạt tính sinh học mạnh, cũng là chất có độc tính cao nhất, isoalantolacton có độc tính thấp hơn và dihydroisoallantolacton có độc tính còn thấp hơn nữa.

Người dùng quá liều rễ thổ mộc hương có thể bi đau các chi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban đỏ dưới da .

Tính vị, công năng

Rễ thổ mộc hương có vị cay, đắng, tính ấm vào 3 kinh phế, can, tỳ, có tác dụng kiện tỳ, hòa vi điều khí giải uất, chỉ thống, an thai.

Công dụng

Thổ mộc hương được dùng chữa rối loạn tiêu hóa chán ăn, bụng đầy chướng, viêm đau da dày man tính lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, viêm gan mạn, vàng da đau hai bên thần kinh liên sườn, sưng tấy bầm tím. Thuốc long đờm trong viêm phế quản, và giảm hen, giảm ho ở người bị lao. Còn dùng, chữa khí hư, bạch đới, bệnh xanh lướt, động thai.

Ngày 3 - 9 g sắc uống. Có thể tán thành bột mịn mỗi lần uống một thìa cà phê với nước, hoặc lấy 1-2 thìa cà phê hãm uống. Còn chế cồn thuốc, mỗi lần 20 - 30 giọt, uống với nước, ngày 2-3 lần.

Cây thổ mộc hương còn được trồng làm cảnh, vì có hoa to, đẹp. Còn rễ làm thơm bánh kẹo, đồ uống có cồn. Lá non có thể được dùng làm rau ăn.

Bài thuốc có thổ mộc hương

1. Chữa đau bụng, di lỵ:

Thổ mộc hương, hoàng liên, lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, chế thành viên bằng hạt hồ tiêu. Ngày uống 3g, chia 2-3 lần.

2. Chữa viêm loét dạ dày - tá tràng:

Rễ thổ mộc hương, rễ cây Symphytum officinale L., rễ cây thục quỳ (Althaea ofßcinalis L.), rễ cỏ tranh, mỗi vị 15g; quả tiểu hồi, quả đại hồi, hoa cúc camomille, hoa đông quỳ (Malva sylvestris L), mỗi vị 10g. Tất cả phơi, sấy khô trộn đều tán bột. Ngày dùng 3 lần trước khi ăn, mồi lần 1 - 2 thìa cà phê, hãm nước sôi uống.

3. Chữa viêm gan, vàng da:

Rễ thổ mộc hương, rẽ bồ công anh thấp, lá cây cỏ ba lá (Trifolium ßbrinum), hoa cúc kim tiền, toàn cây ngài đắng (absinthe), toàn cây bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus L.), lượng bằng nhau. Các vị phơi sấy khô, trộn đều tán thành bột. Ngày dùng 3 lần trước khi ăn, mỗi lần 1 thìa canh bột sắc uống, uống nhiêu ngày.

4. Chữa viêm phế quản mạn tính:

Rễ thổ mộc hương, toàn cây ghi trắng (Viscum album L.), mỗi vị 100g; toàn cây cỏ xạ hương (Thymus serpyỉlum), lá tía tô đất (Melissa officinalis  L.,), toàn cây long nha thảo (Agrimonia eupatorio L.), mỗi vị 50g; hạt mùi 30g. Tất cả phơi sấy khô, trộn đều, nghiền thành bột với ít hạt mùi. Ngày dùng 30 - 40g sắc, chia làm 3 lần, uống trước khi ăn.

Ba bài thuốc trên có trong sách "Thuốc thảo mộc và y học dân gian" xuất bản ở Bungari (1992), trong số 24 bài thuốc có thổ mộc hương để chữa bệnh đường tiêu hóa, bệnh gan mật và hô hấp là chính.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC