Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thóc Lép

11:05 13/05/2017

Desmodium gangeticum (L.) DC.

Tên khác: Cỏ cháy, bài ngài.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây thảo, dạng bụi, cao 1 - 1,5 m. Cành mọc vươn dài, cành non mảnh, hơi có cạnh và có lông, sau nhẵn. Lá chỉ có một lá chét, mọc so le, hình trái xoan hoặc hình trứng, dài 6-10 cm, rộng 3-5 cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên có lông mịn, ngắn, mặt dưới phủ nhiều lông áp sát, ở gốc lá có 2 sợi ngắn là vết tích của hai lá chét bên tiêu giảm; cuống lá dài 1-2 cin; lá kèm nhọn.

Cụm hoa là một chùy thưa mọc ở đầu ngọn hoặc kẽ lá, có lông, gồm nhiều hoa nhỏ, xếp từng đôi một; đài có 4 răng, nhẵn; tràng có cánh cờ và cánh thìa hình trái xoan ngược, cánh bên thuôn; nhị xếp thành hai bó; bầu hơi có lông.

Quả cong, có 7 - 8 ngăn, lệch, về một bên, mỗi ngăn đựng một hạt.

Mùa hoa quả: tháng 2-5.

Phân bố, sinh thái

Thóc lép là loài cổ nhiệt đới, phân bố rải rác ở vùng Đông - Nam Á, Nam Á và có thể cả ở vùng nhiệt đồi châu Phi. Ở Việt Nam, thóc lép phân bố khắp các tỉnh vùng trung du, núi thấp dưới 600 m và đôi khi thấy cả ở đồng bằng. Cây ưa sáng, chịu được hạn, thường mọc ở đồi cây bụi, bờ nương rẫy. Ở vùng đồng bằng cây mọc trong các lùm bụi quanh làng hay bãi hoang. Thóc lép ra hoa quả nhiều hàng năm; quả phủ nhiều lông ngắn, dễ vướng vào lông động vật hoặc quần áo, nhờ đó phát tán khắp nơi. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Bộ phận dùng

Rễ, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Còn dùng thân, lá.

Thành phần hóa học

Toàn cây thóc lép chứa N, N - dimethyltryptamin, 5 - methoxy - N, N - dimethyltryptamin, harman, N - methvltetrahvdroharman, hypaphorin, hordenin, N - methyltyramin, 6 - methoxy - 2 - methyl - p - carbolin, p - carbolin, cardicin, halostachin, dalbergisdin, genistin, 2' - hydroxygenistin, kieviton, diphysolon, desmocarpin, desmodin, gangetinin, gangetin.

Ngoài ra, còn có 24 - ethylcholest - 5, 22 - dien - 3ị3 - ol, 24 - ethylcholest - 5 - en - 3 p - ol, 24 - methylcholest - 5 - en - 3(3 - ol.

Hạt chứa dầu béo.

(Trung dược từ hải I, 1993).

Tác dụng dược lý

Dịch ngâm lá thóc lép 10% thí nghiệm trên thỏ có tác dụng lợi tiểu.

Thành phần gangetin chiết từ thóc lép, thí nghiêm trên chuột cống trắng đực đã trưởng thành, bằng cách tiêm dưới da hàng ngày các liều 0,5; 1,0; 1,5 và 2,0 mg/kg trong 30 ngày liên tiếp, có tác dụng làm giảm tần số giao phối của chuột một cách có ý nghĩa so với lô đối chứng, đồng thời, cũng làm giảm hoạt động của tinh trùng lấy từ mào tinh. Ngoài ra, gangetin còn làm giảm trọng lượng của tinh hoàn và các cơ quan sinh dục phụ như mào tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt và làm giảm hoạt động của men acid phosphatase của tuyến tiền liệt. Những tác dụng trên đều bị đối kháng do dùng prolactin (liều 500 |ig/kg/ngày) phối hợp với propionat testosteron (liều 200 |ig/kg/ngày). Nếu dùng prolactin hoặc testosteron riêng rẽ thì không bị đối kháng. Tham gia vào tác dụng ức chế các cơ quan sinh dục chuột đực, là bản chất kháng prolactin của gangetin và sau đó là khả năng làm giảm lượng testosteron trong huyết tương của thuốc.

Tính vị, công năng

Thóc lép có tác dụng chỉ huyết, chỉ thống tiêu ứ tán thũng, thanh nhiệt.

Công dụng

Nhân dân Việt Nam dùng rễ cây thóc lép chữa vết thương, vết loét, rắn cắn, phù thũng. Liều dùng mỗi ngày 6 - 16 g. sắc nước uống hoặc dùng cây tươi vắt lấy nước uống. Dùng ngoài, rề cây giã nát đắp không kể liều lượng.

Ở Ấn Độ, rễ thóc lép được dùng làm thuốc hạ sốt bổ đắng, lợi đờm, lợi tiểu. Ở Malaysia, nước sắc rề là thuốc an thần cho trẻ em, và chữa tiêu chảy. Rễ giã nát đắp vào lợi chữa đau răng, lá đắp chữa đau đầu. Ở Indonesia, nước sắc lá thóc lép phối hợp với lá Cleroderidrum calamitosum L. uống chữa bệnh thận.

Bài thuốc có thóc lép

1. Chữa phù thũng:

Rễ thóc lép 12 g, lá cối xay 8 g. Nước 300 ml, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa rắn cắn:

Rễ thóc lép tươi 20 g, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn.

3. Chữa vết loét: Rễ thóc lép 30 g, nước 200 ml. Đun sôi 15 phút. Để nguội rửa.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC